Iran trấn an phương Tây, nội các rạn nứt
Iran đã lên tiếng kêu gọi phương Tây không khoét sâu thêm vào cuộc khủng hoảng ngoại giao theo sau đợt tấn công vào Đại sứ quán Anh ở Tehran và nói rằng đây là “chuyện riêng” giữa Tehran và Luân Đôn.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran đã lên tiếng kêu gọi các nước phương Tây không nên “giật mình” vì chuyện xảy ra ở Đại sứ quán Anh. Nguồn: PressTV
Anh đóng cửa đại sứ quán của mình ở Tehran sau vụ xâm nhập của các sinh viên Iran và trục xuất các nhà ngoại giao của Iran khỏi Luân Đôn ngay sau đó. Việc “thù ghét” Tehran tiếp tục lan ra các nước khác bắt đầu bằng việc triệu hồi các đặc phái viên về nước như Pháp, Đức, Ý và Hà Lan.
Hãng tin Fars của Iran trích lời người phát ngôn bộ Ngoại giao nước này, Ramin Mehmanparast nói:” Chính phủ Anh đang cố lôi kéo các nước Châu Âu vào một vấn đề chỉ xảy ra giữa hai nước. Nhưng tất nhiên, chúng tôi đã nói với các nước Châu Âu rằng đừng có đem chuyện giữa hai nước Iran và Anh để gán vào mối quan hệ của họ với chúng tôi”.
Các nước phương Tây hôm thứ 5 đã đặc biệt thắt chặt các lệnh cấm vận đối với Iran bằng việc Liên minh Châu Âu mở rộng đối tượng trong danh sách đen về Iran còn các nghị sĩ Mỹ cũng đã thông qua biện pháp trừng phạt có thể làm tổn hại khá nặng về nguồn thu từ dầu lửa của Iran.
Trong khi đó, các nhà ngoại giao Iran từ Luân Đôn đã trở về nước hôm thứ 7 và được một nhóm sinh viên ra tận sân bay chào đón trong cờ hoa và hô vang khẩu hiểu “nước Anh chết đi!”.
Với sự phê phán cộng hưởng khắp nơi trên thế giới, vụ đập phá đại sứ quán đã càng khiến Iran, vốn đã bị áp đặt một số lệnh trừng phạt kinh tế giờ thêm cô lập.
Sự việc này là theo sau hệ qủa từ cáo buộc của Washington về âm mưu ám sát đại sứ Ả Rập Xêút của Iran và kết luận của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, IAEA nói rằng Iran đang theo đuổi vũ khí hạt nhân.
Video đang HOT
Mỹ và Israel thì vẫn kiên quyết cho rằng sẽ không triển khai tấn công quân sự nếu các biện pháp ngoại giao không thành công. Tuy nhiên, một số nhà lãnh đạo Israel đã lại bắt đầu có ý nghĩ tiến hành tấn công quân sự để ngăn chặn Tehran sản xuất bom nguyên tử.
Rạn nứt chính trị
Các dấu hiệu khác nhau từ Tehran về cuộc tấn công đang gây sự chú ý về những rạn nứt chính trị ngày càng rõ rệt hơn trong nội bộ lãnh đạo Iran kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2009.
Bộ Ngoại giao Iran ngay sau đó đã lập tức đứng ra xin lỗi về vụ tấn công đại sứ quán nhưng một số nhân vật theo đường lối cứng rắn thuộc đảng đối thủ của tổng thống Mahmoud Ahmadinejad lại ca ngợi hành động này và nói đó là hành động tự phát của các sinh viên bất bình với chính sách thù địch của Anh.
Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei và tổng thống Ahmadinejad vẫn giữ im lặng cho thấy dấu hiệu bất an trong nội bộ quốc hội về cuộc khủng hoảng này.
Tuy nhiên, trong một bản báo cáo hôm qua, ông Ahmadinejad nói rằng Iran sẽ không vì áp lực mà mà bị lung lạc.
“Chúng tôi sẽ duy trì những nguyên tắc và giá trị trong cuộc cách mạng của chúng tôi với tất cả quyền năng thậm chí kể cả khi toàn bộ thế giới chống lại chúng tôi”, trang web của tổng thống ghi lại.
Một đại biểu Quốc hội theo đường lối cứng rắn, Ahmad Khatami, một trong bốn trụ cột do ông Khamenei bổ nhiệm hôm thứ 6 đã đứng ra chỉ trích về cuộc tấn công đại sứ quán.
Thông tấn xã Iran, ISNA trích lời ông Ahmad Khatami nói: “Tôi nói rất rõ là tôi phản đối các cuộc tấn công vào các đại sứ quán nước ngoài cũng như là chỗ ở của nhân viên ngoại giao. Cuộc tấn công của các sinh viên sẽ dẫn đến tâm lý bất an trong cộng đồng các nhà ngoại giao nước ngoài ở Iran”.
Các nhà phân tích cho rằng việc đóng cửa các đại sứ quán đồng nghĩa với việc cắt đứt con đường thông tin sẽ càng làm cho việc giải quyết những bất đồng hạt nhân thông qua con đường ngoại giao thêm khó khăn hơn.
Một nhà phân tích Iran giấu tên bình luận: “Chấm dứt đàm phán với các cường quốc đồng nghĩa với việc đối mặt với các cuộc tấn công quân sự chống Iran. Viễn cảnh này khiến chính quyền Iran lo sợ”.
Hãng tin Reuters đưa tin, nhiều nhà phân tích nói rằng chính quyền Iran lo ngại một cuộc tấn công quân sự vào các cơ sở hạt nhân của nước này cùng với các cuộc biểu tình phản đối chính phủ giống như sau cuộc bầu cử năm 2009 sẽ cản trở việc tái tranh cử của tổng thống Ahmadinejad.
“Các lệnh trừng phạt đang gây ảnh hưởng đến cuộc sống mọi người và có thể lại đẩy họ xuống phố bày tỏ sự tức giận về tình hình kinh tế hiện nay”, nhà phân tích Hamid Farahvashi nói.
“Một số lãnh đạo bảo thủ của Iran muốn tiến hành một cuộc tấn công quân sự để phô trương sức mạnh của mình nhưng những nhà quản lý thông minh hơn thì muốn bảo tồn hệ thống của họ bằng cách hạ nhiệt căng thẳng”, ông này phân tích.
Theo Bưu Điện VN
"Iran sẽ trả đũa vụ Anh trục xuất nhà ngoại giao"
Ngày 30/11, Bộ Ngoại giao Iran tuyên bố nước Cộng hòa Hồi giáo sẽ "trả đũa" Anh vì đã trục xuất tất cả các nhà ngoại giao nước này tại London.
Người biểu tình Iran tấn công khu nhà ngoại giao của Anh
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Ramin Mehmanparast đã gọi quyết định đóng cửa sứ quán và trục xuất các nhân viên ngoại giao Iran tại London là biện pháp "tiêu cực, hấp tấp" và "chắc chắc sẽ bị trả đũa."
Chủ tịch Ủy ban chính sách đối ngoại Quốc hội Iran, ông Alaeddin Boroujerdi cùng ngày tuyên bố: "Anh sẽ phải chịu trách nhiệm về tất cả hậu quả pháp lý và ngoại giao vì quyết định đóng cửa Đại sứ quán Iran tại London và trục xuất các nhà ngoại giao Iran. Chừng nào công luận Iran còn quan ngại, chắc chắn sẽ không có vị đại sứ và nhân viên ngoại giao nào của Anh còn được ở lại Iran."
Trước đó, hãng tin Fars đưa tin Tehran đã ra lệnh cho tất cả các nhân viên ngoại giao Anh phải rời khỏi nước này "trong vòng vài giờ tới." Tuy nhiên, Iran vẫn chưa xác nhận thông tin đó.
Cùng ngày 30/11, một nguồn tin ngoại giao của Anh cho biết London sẽ ủng hộ việc cấm nhập khẩu dầu lửa của Iran và có thể đơn phương áp đặt các biện pháp trừng phạt hoặc sẽ phối hợp cùng Đức và Pháp.
Trong một diễn biến liên quan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp Bernard Valero cũng cho biết đã triệu hồi Đại sứ Pháp tại Iran để tham vấn sau vụ việc người biểu tình tấn công Đại sứ quán Anh tại đây.
Trong khi đó, Ngoai trương Nhât Ban Gemba Koichiro cho biết chinh phu nước này đang cân nhắc ap đặt cac biên phap trưng phat mơi đôi vơi Iran, vi nươc nay đa không bao vê an toan cho cac đai sư quan nươc ngoai.
Phat biêu tại Tokyo ngay 30/11, ông Koichiro chi trich cach thức Chinh phu Iran xư ly vu viêc va noi răng chinh phu nươc nay phải co nhiêm vu bao vê cac cơ sơ ngoai giao.
Ông cũng thuc giuc Iran ngăn chăn cac vu viêc tương tư tai diên, đồng thời cho biết Nhât Ban se thao luân vơi cac nươc khac đê xem xet ap đặt trưng phat mơi đôi vơi Iran./.
Theo TTXVN
Anh cảnh báo "hậu quả nghiêm trọng" trong quan hệ với Iran Thủ tướng Anh David Cameron đã cảnh báo Iran về những hậu quả nghiêm trọng sau khi những người biểu tình tràn vào sứ quán Anh và một khu vực của Anh tại thủ đô Tehran. Những người biểu tình Iran tháo cờ Anh ở sứ quán Anh. Thủ tướng Cameron miêu tả những hành động này là "thái quá và không thể...