Iran tố Mỹ “quấy rối”
Iran đã chỉ trích Hải quân Mỹ vì các ‘hành động bất hợp pháp và khiêu khích’ gần bờ biển của Tehran, bao gồm cả việc vi phạm vào không phận nước này.
Hình minh họa Hàng không mẫu hạm USS John F. Kennedy của Mỹ
Các cáo buộc trước đó và cả lần này đều được gửi hồ sơ cho lãnh đạo của Liên Hợp Quốc và Hội đồng Bảo an LHQ.
Hai lá thư này được gửi tới Tổng thư ký Ban Ki-moon và HĐBA LHQ được Iran chuyển đi từ hôm thứ Sáu tuần qua.
Video đang HOT
Đại sứ của Iran tại LHQ Mohammad Khazaee dẫn ra một số vụ việc ‘ quấy rối’ của Mỹ, trong đó có các chuyến bay không được phép quanh khu vực ven biển gần Bushehr vào tháng Mười. Tại khu vực này, Iran có một nhà máy điện do Nga xây dựng.
Ông Khazaee cũng nói rằng một máy bay do thám của Mỹ cũng đi vào không phận của Iran vào ngày 1/11 vừa qua, bất chấp đã được cảnh báo qua sóng radio.
Tehran thúc giục Tổng thư ký Ban cảnh báo Mỹ không được ‘tiếp tục các hành động vi phạm luật quốc tế và cảnh báo về các hậu quả bất lợi đối với bất kỳ hành động nguy hiểm và khiêu khích nào mà chính quyền Hoa Kỳ có thể phải chịu trách nhiệm”.
Nhà Trắng không đưa ra bất kỳ bình luận nào đối với các cáo buộc trên.
Hôm 1/11 vừa qua, hai máy bay chiến đấu của Iran đã bắn vào một máy bay do thám Predator của Mỹ. Chiếc máy bay do thám không người lái này khi đó đang thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin tại vùng Vịnh, sau đó đã trở về căn cứ của Mỹ an toàn sau cuộc đụng độ.
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc lại nói rằng máy bay của họ lúc đó đang bay ở không phận quốc tế, và rằng chiếc máy bay vẫn ở vùng biển quốc tế khi đang bay. Tehran đã phản đối lập luận trên và nói rằng máy bay Mỹ đã vi phạm không phận của họ.
Năm ngoái, Iran đã từng bắt được máy bay do thám không người lái Sentinel của Mỹ trong lãnh thổ Iran.
Sau khi Iran dọa phong tỏa eo biển Hormuz ở vùng Vịnh nhằm đáp trả các lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây vào ngành dầu lửa nước này, Mỹ đã điều các tàu chiến và hàng không mẫu hạm tới vùng Vịnh. Các cuộc tập trận quân sự cũng được tiến hành nhiều hơn trong khu vực này.
Theo PL
Vị đắng của thua thắng
Hằng năm, Đại hội đồng LHQ đều bầu 5 thành viên không thường trực của HĐBA LHQ cho nhiệm kỳ 2 năm.
Năm nay, Đại hội đồng LHQ bầu Argentina, Úc, Rwanda, Hàn Quốc và Luxemburg thay thế cho Colombia, Ấn Độ, Nam Phi, Đức và Bồ Đào Nha. Lâu nay, rất hiếm khi việc bầu chọn diễn ra nhanh chóng và không vấp phải phản đối.
Năm nay cũng thế. Ở vòng đầu, Argentina, Úc cùng Rwanda đạt hơn hai phần ba phiếu bầu và trúng cử ngay. Trong khi đó, Hàn Quốc và Luxemburg phải đến vòng hai mới trúng cử. Thua đau nhất là Phần Lan khi không vượt qua Rwanda vốn nhiều tai tiếng và bị phương Tây phê phán mạnh mẽ vì không tuân thủ các quy định của LHQ về cấm vận vũ khí đối với lực lượng nổi dậy. Ngoài ra, xung đột đẫm máu vẫn đang xảy ra tại Rwanda.
Dư luận chẳng bình phẩm nhiều về việc bầu Argentina, Úc và Hàn Quốc, nhưng lại có rất nhiều lời ra tiếng vào về việc Rwanda và Luxemburg đắc cử. Tuy nhiên, một trong những lý do giúp Luxemburg vượt qua Phần Lan vì công quốc này chưa bao giờ là thành viên không thường trực của HĐBA LHQ. Ngược lại, dù không ai phủ nhận uy tín quốc tế của Phần Lan nhưng nước này từng hai lần giữ vai trò thành viên không thường trực của HĐBA LHQ. Trong khi đó, dù nhận được hậu thuẫn sâu rộng của châu Phi và các nước đang phát triển ở nhiều châu lục, nhưng Rwanda, khi là thành viên HĐBA LHQ, sẽ gặp nhiều khó khăn do sự chống đối từ các thành viên khác thuộc phương Tây. Vì thế, chính phủ Rwanda sẽ đối mặt những khó khăn cả trong đối nội lẫn đối ngoại mà bình thường thì chẳng gặp phải. Thắng và thua ở cuộc bầu chọn trên đều có mặt trái của nó.
Theo TNO
Rwanda vào Hội đồng Bảo an LHQ LHQ đã bầu Rwanda vào Hội đồng Bảo an - Ảnh: AFP Rwanda đã được bầu vào Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm 18.10 bất chấp những cáo buộc về việc nước này hỗ trợ quân nổi dậy ở CHDC Congo. Cuộc bỏ phiếu diễn ra một ngày sau khi một báo cáo bị rò rỉ của LHQ cáo buộc...