Iran tiết lộ lý do Mỹ từ chối đề nghị đẩy nhanh công tác thanh sát hạt nhân
Ngày 29/7, Iran cho rằng lý do Mỹ từ chối một đề nghị của Tehran về việc đẩy nhanh công tác thanh sát hạt nhân để đổi lại việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào quốc gia Hồi giáo này là bởi Washington “không muốn tìm kiếm đối thoại”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi phát biểu tại cuộc họp báo ở Tehran. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thỏa thuận đạt được hồi năm 2015 giữa Iran và Nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức), Iran phải tuân thủ một văn bản, còn được biết đến là một điều khoản bổ sung, theo đó quy định tiến hành các cuộc thanh sát toàn diện chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo 8 năm sau khi văn kiện trên được thông qua.
Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi nêu rõ: “Nếu Mỹ thực sự muốn tìm kiếm một thỏa thuận… Iran có thể biến điều khoản bổ sung trên thành luật (vào năm 2019), đồng thời (Mỹ) trình kế hoạch này trước Quốc hội và dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt bất hợp pháp. Tuy nhiên như chúng tôi dự đoán điều này đã bị Mỹ bác bỏ, bởi chúng tôi biết rằng họ không muốn đối thoại hay một thỏa thuận có thể mang lại một kết quả thỏa đáng”.
Video đang HOT
Cũng theo ông Mousavi, đề xuất trên do Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đưa ra trong chuyến thăm New York (Mỹ) vào tháng này nhằm bác bỏ thông tin cho rằng “Iran phản đối các cuộc đàm phán…(trong khi) Mỹ ủng hộ đối thoại”.
Hiện đại diện các nước còn lại trong thỏa thuận hạt nhân Iran đã họp khẩn tại Vienna (Áo) nhằm thảo luận các biện pháp cứu vãn thỏa thuận hạt nhân, còn gọi là Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA). Ông Mousavi cho biết tại cuộc gặp này, Iran đã kịch liệt phản đối việc bắt giữ một số công dân Iran tại châu Âu cũng như vụ bắt giữ tàu chở dầu của Iran ngoài khơi vùng lãnh thổ Gibraltar thuộc Anh hồi đầu tháng 7. Tuy nhiên, bất chấp những bất đồng, ông Mousavi cho biết các cuộc thảo luận đểu rất “thẳng thắn và dứt khoát”, giúp xua tan không khí nặng nề do hiểu lầm hay nghi kỵ lẫn nhau và mở đường cho việc tiếp tục tiến trình đối thoại.
Cuộc họp trên được triệu tập trong bối c ảnh căng thẳng giữa Iran và phương Tây leo thang, với các vụ bắt giữ tàu ở vùng Vịnh, cùng với việc Tehran tuyên bố ngừng thực thi một số cam kết trong thỏa thuận hạt nhân, đồng thời tiến hành làm giàu urani trên mức 3,67% quy định trong thỏa thuận. Kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào tháng 5/2018 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Tehran, các bên còn lại trong thỏa thuận đã nỗ lực cứu vãn thỏa thuận, song những biện pháp của châu Âu nhằm bảo vệ hoạt động thương mại với Iran trước các biện pháp trừng phạt của Mỹ cho đến nay chưa mang lại kết quả cụ thể nào.
Theo Phương Oanh (TTXVN)
Châu Âu chật vật về một cơ chế thương mại với I-ran
Việc I-ran thông báo dự trữ u-ra-ni được làm giàu ở cấp độ thấp của nước này đã vượt ngưỡng cho phép theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tê-hê-ran với các cường quốc đã gây lo ngại cho các nước châu Âu.
ộng thái này xuất hiện sau khi châu Âu không thể thực hiện các cam kết theo thỏa thuận. Cơ chế thương mại của châu Âu đưa ra nhằm giúp I-ran "né" lệnh trừng phạt của Mỹ chưa phát huy hiệu quả.
Một cảng biển của I-ran. Ảnh AP
Nhằm thực hiện những cam kết trong thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), các nước châu Âu đã thiết lập Công cụ hỗ trợ trao đổi thương mại (INSTEX) để bảo đảm duy trì các hoạt động thương mại với I-ran, qua đó bảo vệ lợi ích của quốc gia Hồi giáo trong bối cảnh Mỹ áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, đến nay, cơ chế này vẫn chưa chính thức đi vào hoạt động. Bộ trưởng Dầu mỏ I-ran N.Dan-ga-nê cho rằng, INSTEX sẽ thiếu hiệu quả nếu cơ chế này không cho phép Tê-hê-ran bán dầu mỏ. Liên hiệp châu Âu (EU) cũng từng đề xuất một giải pháp để kết nối cơ chế thanh toán trong INSTEX với các nguồn tài chính từ việc mua dầu thô của I-ran trong tương lai. Tuy nhiên, đến nay, INSTEX chưa thể giúp "hồi sinh" trao đổi thương mại song phương giữa I-ran và EU do thiếu các nguồn ngân quỹ trả trước để bù đắp xuất khẩu cho I-ran.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương I-ran (CBI) A.Hêm-ma-ti cho rằng, mặc dù Anh, Pháp và ức bị một số hạn chế trong khả năng mua dầu thô từ I-ran do Mỹ tiếp tục gây sức ép, song ba cường quốc châu Âu này có thể thiết lập một nguồn tín dụng dài hạn để mua dầu thô từ I-ran và sử dụng nguồn tài chính đó cho thanh toán thương mại. iều này cũng sẽ giúp cơ chế INSTEX trở nên ổn định và hoạt động hiệu quả hơn.
I-ran cũng coi cơ chế này là cớ để gây sức ép đối với các cường quốc châu Âu. Giới chức Tê-hê-ran từng cảnh báo, nếu INSTEX không thể đáp ứng yêu cầu của I-ran trong khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân, thì nước này sẽ có những bước đi quyết đoán hơn. Và thực tế, I-ran đã tuyên bố vượt qua giới hạn về dự trữ u-ra-ni làm giàu ở cấp thấp. Tê-hê-ran thông báo khởi động quá trình làm giàu u-ra-ni ở cấp độ cao khi các cường quốc châu Âu không có biện pháp bảo vệ lợi ích của nước này theo JCPOA trước các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Các quan chức ngoại giao hàng đầu EU lấy làm tiếc về quyết định của I-ran, cho rằng quyết định này làm lung lay một công cụ thiết yếu phục vụ mục đích không phổ biến vũ khí hạt nhân. EU kêu gọi I-ran đảo ngược bước đi này và kiềm chế, không đưa ra thêm các biện pháp làm suy yếu thỏa thuận hạt nhân.
Lượng dầu thô xuất khẩu của I-ran tiếp tục giảm trong tháng 6-2019 do các biện pháp trừng phạt của Mỹ, từ đó ảnh hưởng đến nguồn cung dầu trên thị trường thế giới. Trong ba tuần đầu tháng 6, I-ran xuất ra nước ngoài khoảng 300 nghìn thùng/ngày, giảm so với mức xuất khẩu 400 nghìn đến 500 nghìn thùng/ngày được ghi nhận vào tháng 5. Tuy nhiên, đây chỉ là con số lẻ so với lượng dầu xuất khẩu 2,5 triệu thùng/ngày của I-ran hồi tháng 4-2018, thời điểm trước khi Mỹ quyết định rút khỏi JCPOA và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt I-ran.
Các nước châu Âu bày tỏ lo ngại về những tuyên bố giảm tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân của I-ran. Châu Âu tái khẳng định, việc các nước phương Tây có duy trì cam kết nêu trong thỏa thuận hạt nhân hay không phụ thuộc vào sự tuân thủ đầy đủ của I-ran. Những nỗ lực của châu Âu nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân lịch sử đang trở nên ngày càng khó khăn khi cuộc đối đầu giữa Mỹ và I-ran leo thang căng thẳng, tiếp tục "ăn miếng trả miếng" lẫn nhau.
THANH HÀ
Theo nhandan
Nhóm P4+1 và Iran họp khẩn tìm cách cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Ngày 28/7, đại diện các nước còn lại trong thỏa thuận hạt nhân Iran đã họp khẩn tại Vienna (Áo) nhằm thảo luận các biện pháp cứu vãn thỏa thuận này, trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Iran và phương Tây. Theo hãng tin AP, các nhà ngoại giao 4 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ gồm...