Iran tiết lộ hệ thống phòng không tự sản xuất đầu tiên
Iran vừa tiết lộ hệ thống phòng thủ tên lửa nội địa đầu tiên tại một triển lãm quốc phòng.
Các quan chức cao cấp Iran thị sát hệ thống phòng không nội địa Bavar-373 được trưng bày tại triểm lãm quốc phòng ở Tehran.
Hệ thống phòng không nội địa Bavar-373 của Iran đã được giới thiệu trước công chúng tại một triển lãm quốc phòng tại thủ đô Tehran vào ngày 21.8. Tổng thống Hassan Rouhani và các quan chức cao cấp khác của Iran cũng tham dự sự kiện này.
Những hình ảnh đăng tải trên các trang tin tức và mạng xã hội ở Iran cho thấy ống phóng tên lửa, radar kiểm soát cũng như xe tải hạng nặng được thiết kế chở hệ thống tên lửa này được trưng bày tại triển lãm.
Bavar-373 là hệ thống phòng không đầu tiên do Iran tự thiết kế và sản xuất. Dự án này được triển khai từ năm 2010 sau khi hợp đồng mua các hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 từ Nga bị cấm do vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc liên quan tới chương trình hạt nhân của Tehran.
Năm 2015, Nga được phép nối lại hợp đồng bán hệ thống phòng không S-300 Iran, ngay trước khi cộng đồng quốc tế hủy bỏ lệnh trừng phạt đối Iran liên quan tới chương trình hạt nhân của của nước này.
Video đang HOT
“Chúng tôi không có ý định tạo ra phiên bản S-300 của Iran, mà muốn tự phát triển một hệ thống phòng không mới”, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehghan nói với tờ Times của Israel.
Hệ thống phòng không Bavar-373 của Iran được thiết kế có khả năng phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu như máy bay không người lái và tên lửa cũng như máy bay chiến đấu ở nhiều độ cao khác nhau. Hệ thống này lần đầu tiên được phóng thử nghiệm thành công vào tháng 8.2014 và dự kiến sẽ được sản xuất vào cuối năm nay.
Theo Huy Phong (Theo RT) (Dân Việt)
Kịch bản đối đầu giữa F-35 Mỹ và S-500 Nga
Các hệ thống phòng không hiện đại của Nga có thể phát hiện được tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 nhưng khó có thể điều khiển hệ thống hỏa lực tiêu diệt mục tiêu.
Tiêm kích tàng hình chiến thuật F-35 Mỹ. Ảnh: USAF
Dù các hệ thống phòng không đa tầng hiện đại của Nga hiện nay như S-400 và sắp tới là S-500 có thể đối phó hiệu quả với các chiến đấu cơ thế hệ 4 thông thường như F/A-18E/F Super Hornet hay F-16 Fighting Falcon, nhưng trên thực tế, chúng vẫn tồn tại những điểm yếu và gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt với với các tiêm kích tàng hình thế hệ 5 như F-22 Raptor và đặc biệt tiêm kích đa nhiệm F-35, theo National Interest.
Chuyên gia quốc phòng Dave Majumdar nhận định rằng, các hệ thống phòng không như S-300, S-400 hay hệ thống chuẩn bị ra mắt S-500 vốn đều được thiết kế để phát hiện và tiêu diệt các máy bay tàng hình thế hệ 5. Tuy nhiên, đây chỉ là những tính toán trên lý thuyết của các kỹ sư Nga và chưa được thử nghiệm thực tế.
Thông thường, một tiêm kích tàng hình cấp chiến thuật như F-22 và F-35 phải được thiết kế tối ưu hóa để đánh bại các sóng cao tần như sóng C, X, và Ku, vốn thường được các radar kiểm soát hỏa lực của các hệ thống phòng không sử dụng để tăng khả năng bám bắt mục tiêu.
Để có thể chống lại được radar dải tần thấp có bước sóng dài đến hàng chục mét, thiết kế của máy bay tàng hình phải đảm bảo không có bộ phận nào trên máy bay quá nhỏ để gây ra hiện tượng cộng hưởng sóng radar. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi một bộ phận trên máy bay, chẳng hạn như phần cánh đuôi, có kích thước nhỏ hơn 8 lần so với bước sóng radar.
Tuy nhiên, các tiêm kích tàng hình cỡ nhỏ không có đủ diện tích hay khối lượng để phủ ít nhất 60,96 cm lớp sơn vật liệu hấp thụ radar trên mọi bề mặt - điều hoàn toàn bất khả thi trong thực tế - hoặc các nhà thiết kế buộc phải tối ưu hóa vào dải tần mà máy bay hoạt động.
Điều này có nghĩa là khi được triển khai tấn công, F-22 và F-35 sẽ lộ diện trên các radar tần thấp, chẳng hạn như các sóng dải tần S và L hay thậm chí các sóng thấp hơn. Hay nói cách khác chúng sẽ bị các hệ thống S-400 và S-500 của Nga phát hiện khi bắt đầu xâm nhập vào phạm vi hoạt động của hệ thống radar cảnh báo.
Hệ thống phòng không tối tân S-400 Nga. Ảnh: Sputnik
Nhưng dù các radar cảnh báo sớm và các radar khác hoạt động trên dải tần thấp như VHF, UHF, L và S có thể phát hiện hay thậm chí theo dõi được một tiêm kích tàng hình chiến thuật, những hệ thống này không thể điều khiển hỏa lực bám bắt và tiêu diệt mục tiêu nhanh.
Như vậy, khi đối đầu trực diện, S-400 và S-500 của Nga sẽ không kịp khai hỏa tiêu diệt F-35 trước khi các tiêm kích của Mỹ hoàn thành việc tấn công các mục tiêu trong tầm bảo vệ vòng ngoài của của các hệ thống này.
Nga đã đầu tư vào các radar cảnh báo sớm tần thấp và cho ra mắt nhiều biến thể uy lực, tuy nhiên liệu chúng có thể kết nối với nhau và xử lý dữ liệu để theo dõi và tiêu diệt một máy bay tàng hình không?", Mike Kofman, chuyên gia nghiên cứu quân sự Nga tại Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ (CNA) hoài nghi.
Tuy nhiên khả năng tấn công chính các hệ thống S-400 và S-500 hay các mục tiêu cách chúng ở khoảng cách gần vẫn còn là một ẩn số chưa được kiểm chứng với các tiêm kích thế hệ 5 của Mỹ.
Theo Majumdar, Nga đã thử nhiều kĩ thuật khác nhau để đánh bại công nghệ tàng hình trong đó có việc phát triển một mạng lưới phòng không kết hợp chặt chẽ trang bị nhiều radar để theo dõi một máy bay từ nhiều hướng khác nhau. Tuy nhiên, hiệu quả của cá nỗ lực này vẫn còn bỏ ngỏ.
"Dù Nga vẫn chưa khắc phục được vấn đề công nghệ tàng hình, rõ ràng là công nghệ này không còn là lợi thế của Mỹ theo thời gian. Vấn đề chỉ còn là thời gian khi Nga cuối cùng cũng sẽ tìm ra một giải pháp khắc chế công nghệ tàng hình", Majumdar nhấn mạnh.
Duy Sơn
Theo VNE
Nga bố trí hệ thống phòng không S-400 ở Crimea Các lực lượng Nga ở Crimea được cho là đang sở hữu hệ thống phòng không hiện đại S-400. Hệ thống S-400. Ảnh: Sputnik. "Quân đội Nga ở Crimea được trang bị hệ thống phòng không mới nhất S-400", RIA Novosti dẫn một nguồn tin cho biết ngày 29/7. "Các hệ thống S-300 ở Crimea vẫn được duy trì nhưng quân đội Nga...