Iran tiết lộ căn cứ tên lửa và máy bay không người lái bí mật dưới lòng đất
Iran đã tiết lộ căn cứ ngầm bí mật của quân đội nước này với những tên lửa mới và máy bay không người lái hiện đại trong bối cảnh những căng thẳng vẫn âm ỉ ở vùng Vịnh.
Một máy bay không người lái tại một căn cứ dưới lòng đất ở Iran. Ảnh: Reuters
Theo kênh truyền hình PressTV của Iran, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang nước này, Thiếu tướng Mohammad Baqeri ngày 28/5 đã đến thăm một trong những căn cứ bí mật dưới lòng đất, nơi có một phi đội máy bay không người lái khổng lồ tối tân của Iran.
Trong chuyến thăm, ông Baqeri đã nhận được báo cáo trực tiếp về khả năng của Quân đội Iran trong việc phát triển các loại máy bay không người lái chiến đấu tầm xa.
Quân đội Iran cũng lần đầu tiên công bố hai thành tựu quân sự mới trong chuyến thăm của Tướng Baqeri tới căn cứ bí mật, được gọi là căn cứ máy bay không người lái chiến lược 313.
Thành tựu đầu tiên là tên lửa hành trình Heidar 1, có tầm bắn 200 km và tốc độ tối đa 1.000 km/giờ. Heidar 1 là tên lửa hành trình đầu tiên có khả năng phóng từ máy bay không người lái. Quân đội Iran cũng tiết lộ máy bay không người lái hành trình Heidar 2, có thể tích hợp trên trực thăng.
Video đang HOT
Phát biểu trước một số chỉ huy quân sự và các nhà hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất máy bay không người lái, ông Baqeri cho biết Iran sẽ không bao giờ đánh giá thấp các mối đe dọa và luôn cảnh giác.
Ông Baqeri nhấn mạnh tầm quan trọng của máy bay không người lái trong tác chiến hiện đại và cho biết quân đội Iran có đề cao vai trò sử dụng các phương pháp và thiết bị mới trong những cuộc xung đột trong tương lai.
Quân đội Iran trình làng máy bay không người lái hành trình chiến lược Heidar 2 ngày 28/5. Ảnh: IRNA
Chỉ huy quân sự cấp cao của Iran lưu ý rằng máy bay không người lái ngày càng trở nên quan trọng hơn trong số các thiết bị và phương pháp tác chiến trong nhiều hoạt động phòng thủ, tấn công, cả trên bộ, trên biển và trên không, cũng như trong lĩnh vực trinh sát, giám sát, tác chiến điện tử, vận chuyển hàng hóa và hàng chục hoạt động khác.
Theo hãng tin Reuters, đài truyền hình nhà nước Iran cũng tiết lộ có 100 máy bay không người lái ở căn cứ trong dãy núi Zagros, bao gồm cả máy bay không người lái Ababil-5, được trang bị tên lửa không đối đất Qaem-9 do Iran sản xuất.
Thiếu tướng Abdolrahim Mousavi, một chỉ huy quân đội Iran nêu rõ: “Không nghi ngờ gì nữa, các máy bay không người lái của lực lượng vũ trang Iran là lực lượng mạnh nhất trong khu vực”.
Việc tiết lộ căn cứ bí mật trên của Iran được đưa ra một ngày sau khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran bắt giữ hai tàu chở dầu của Hy Lạp ở vùng Vịnh, nhằm trả đũa việc Mỹ tịch thu dầu của Iran từ một tàu chở dầu ngoài khơi bờ biển Hy Lạp.
Các nhà chức trách Hy Lạp tháng trước đã bắt giữ tàu Pegas mang cờ Iran, với 19 thành viên thủy thủ đoàn người Nga trên tàu, do các lệnh trừng phạt của EU châu Âu. Mỹ sau đó đã tịch thu hàng hóa dầu của Iran được giữ trên tàu và có kế hoạch chuyển đến Mỹ bằng một tàu khác.
Tàu Pegas sau đó đã được thả, nhưng vụ bắt giữ đã làm gia tăng căng thẳng vào thời điểm nhạy cảm, khi Iran và các cường quốc trên thế giới đang tìm cách hồi sinh một thỏa thuận hạt nhân mà cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ bỏ và áp đặt lại các lệnh trừng phạt đối với Tehran.
Chính phủ Yemen cáo buộc Houthi nhiều lần vi phạm thỏa thuận ngừng bắn
Ngày 20/4, Bộ Quốc phòng Yemen cho biết lực lượng Houthi đã tiếp tục vi phạm thỏa thuận ngừng bắn do Liên hợp quốc (LHQ) bảo trợ khi thực hiện các cuộc tấn công mới nhằm vào quân đội chính phủ ở bên ngoài thành phố Marib, miền Trung Yemen.
Các tay súng thuộc lực lượng Houthi tại thủ đô Sanna, Yemen tháng 1/2017. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Yemen thông báo các lực lượng vũ trang đang đẩy lùi một cuộc tấn công quy mô lớn do lực lượng Houthi phát động ở mặt trận phía Nam tỉnh Marib.
Người dân và truyền thông địa phương địa phương các tay súng Houthi đã sử dụng pháo hạng nặng để tấn công quân chính phủ và lực lượng thuộc các bộ lạc đồng minh, dẫn đến các cuộc giao tranh ác liệt. Nhiều tiếng nổ lớn làm rung chuyển các khu vực của thành phố.
Theo thỏa thuận ngừng bắn kéo dài hai tháng do Liên hợp quốc (LHQ) làm trung gian, có hiệu lực từ ngày 2/4, Chính phủ Yemen và lực lượng Houthi đã nhất trí ngừng các hành động thù địch trên tất cả các mặt trận trên khắp đất nước, bao gồm cả Marib, và cho phép các tàu chở nhiên liệu ra vào cảng Hodeidah. Hai chuyến bay hàng tuần từ sân bay Sanaa đến Cairo (Ai Cập) và Amman (Jordan) cũng được phép nối lại. Bên cạnh đó, Liên quân Arab do Saudi Arabia đứng đầu đã tạm dừng các hoạt động quân sự ở Yemen, bao gồm các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của Houthi.
Tuy nhiên, các quan chức quân sự Yemen cho hay phe Houthi đã lợi dụng thỏa thuận ngừng bắn để điều động vũ khí hạng nặng và binh sĩ ở bên ngoài thành phố Marib, đồng thời tiến hành các cuộc tấn công vào thành phố này. Houthi đã thực hiện nhiều cuộc tấn công bằng tên lửa, đạn cối và máy bay không người lái nhằm các khu vực đông dân cư, bao gồm cả Marib và Taiz, đồng thời tấn công quân đội chính phủ. Theo Chính phủ Yemen, Houthi đã vi phạm thỏa thuận ngừng bắn hàng trăm lần kể từ đầu tháng 4/2022.
Chỉ riêng trong ngày 18/4, Houthi đã vi phạm thỏa thuận ngừng bắn 118 lần ở Taiz, Hodeidah, Abyan và Hajjah bằng cách điều động lực lượng, thiết lập các địa điểm mới và đào nhiều hào, đồng thời tấn công quân chính phủ bằng máy bay không người lái.
Các tổ chức nhân quyền Yemen cũng đã báo cáo về nhiều vụ vi phạm thỏa thuận ngừng bắn của Houthi trên khắp đất nước. Mạng lưới Nhân Quyền và Tự do Yemen cho biết các tay súng Houthi đã sát hại 16 thường dân, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, bắt cóc thêm 46 người ở một số tỉnh, phá hủy 9 trang trại và đột kích vào 9 tổ chức từ thiện kể từ ngày 2/4 tới nay.
Phát biểu trong lễ tuyên thệ nhận chức trước Quốc hội Yemen ngày 20/4, Chủ tịch Hội đồng Lãnh đạo Tổng thống Yemen, ông Rashad Al-Alimi cáo buộc lực lượng Houthi đã tấn công các thành phố của Yemen trong thời gian đình chiến, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế gia tăng áp lực buộc lực lượng này chấp nhận các nỗ lực hòa bình nhằm chấm dứt chiến tranh.
Phương Tây chật vật ngăn chặn chip đến Nga Việc xác định chính xác điểm đến cuối cùng của những con chip và ngăn chặn trước khi chúng xuất hiện trong hàng loạt vũ khí của Nga đang là thách thức không dễ dàng đối với nhiều công ty công nghệ và cơ quan quản lý. Khi nhà sản xuất chip Marvell Technology Group ở Thung lũng Silicon (Mỹ) biết rằng một...