Iran, Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi các quốc gia Hồi giáo tăng cường hỗ trợ cho Palestine
Theo thông báo được Bộ Ngoại giao Iran đưa ra ngày 2/6, Quyền Ngoại trưởng Iran Ali Bagheri Kani và Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đã kêu gọi các quốc gia Hồi giáo sử dụng mọi khả năng để hỗ trợ người Palestine và ngăn chặn hành động của Israel ở Dải Gaza.
Người tị nạn Palestine tại khu vực Jabalia, phía bắc Dải Gaza, ngày 30/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trong cuộc điện đàm giữa ông Bagheri Kani và Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, hai bên đã thảo luận về những diễn biến mới nhất ở Gaza, đặc biệt là ở thành phố Rafah, cực Nam của vùng lãnh thổ này.
Ông Bagheri Kani đã chỉ trích những hành động của Israel ở Gaza, chẳng hạn như việc đóng cửa các tuyến đường bộ cũng như việc chặn các xe tải chở hàng viện trợ đến khu vực bị chiến tranh tàn phá này. Ông kêu gọi sự hợp tác lớn hơn giữa các quốc gia Hồi giáo để hỗ trợ người dân ở Gaza, đồng thời nói thêm rằng các quốc gia Hồi giáo không nên bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để hỗ trợ người Palestine.
Video đang HOT
Về phần mình, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các quốc gia Hồi giáo liên quan đến vấn đề Palestine. Ông Hakan Fidan đánh giá đề xuất của Iran về việc triệu tập cuộc họp bất thường của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo là có giá trị, đồng thời khẳng định các cuộc tham vấn thường xuyên giữa Ankara và Tehran về tình hình ở Gaza cũng như các vấn đề song phương và khu vực khác là thực sự “mang tính xây dựng”.
Trong khi đó, Cơ quan Y tế ở Gaza cùng ngày thông báo kể từ khi Israel tiến hành cuộc tấn công vào vùng lãnh thổ này hồi tháng 10 năm ngoái, đã có ít nhất 36.439 người dân Gaza thiệt mạng và 82.627 người bị thương. Trong 24 giờ tính đến chiều 2/6, các cuộc tấn công của Israel đã làm 60 người tại Gaza thiệt mạng và làm 220 người khác bị thương.
Mỹ nói về khả năng thay đổi chính sách đối ngoại của Iran dưới thời quyền Ngoại trưởng Kani
Vài ngày sau vụ tai nạn trực thăng khiến Tổng thống Ebrahim Raisi cùng một số quan chức hàng đầu khác thiệt mạng, Iran đã công bố chi tiết kế hoạch kế nhiệm và bổ nhiệm những người thay thế trong một nỗ lực nhằm tạo ra sự ổn định trong đất nước.
Quyền Ngoại trưởng Iran Ali Bagheri Kani. Ảnh: Mehr News Agency
Một trong những vị trí đáng chú ý nhất đối với các quan chức Mỹ là Ngoại trưởng mới của Iran. Tuy nhiên, sau khi tên quyền Ngoại trưởng Iran được công bố, người này được cho là một nhân vật quen thuộc với chính quyền Mỹ - ông Ali Bagheri Kani.
Theo các quan chức Mỹ, Kani mang tư tưởng đường lối cứng rắn và luôn đóng vai trò là nhà đàm phán hàng đầu cho Iran trong các cuộc đàm phán với Mỹ về mọi lĩnh vực, từ vấn đề hạt nhân đến việc các lực lượng thân nước này tấn công các tiện ích của Mỹ và đồng minh trong khu vực.
Chỉ trong tuần trước tại Oman, ông Kani là thành viên trong phái đoàn gồm các quan chức cấp cao của Iran gặp gỡ gián tiếp với các quan chức Mỹ. Do Mỹ và Iran không có quan hệ ngoại giao chính thức nên hai phái đoàn phải ngồi ở phòng riêng và chờ quan chức Oman trao đổi thông điệp qua lại.
Các quan chức Mỹ chỉ ra Kani là một minh chứng cho thấy tại sao chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden phần lớn kỳ vọng sẽ có ít thay đổi trong chính sách của Iran sau cái chết bất ngờ của Tổng thống Raisi.
Sau khi biết tin Tổng thống Raisi cùng các quan chức cấp cao khác tử nạn trong vụ rơi trực thăng, chính phủ Mỹ đều nhất trí rằng chính sách đối nội và đối ngoại của Iran có thể sẽ vẫn giữ nguyên.
Đó là bởi vì nhà lãnh đạo thực sự của Iran là Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei. Theo Jonathan Panikoff, cựu phân tích tình báo cấp cao chuyên về khu vực, mặc dù tổng thống có sức ảnh hưởng và tác động, nhưng quyền ra quyết định cuối cùng về mọi vấn đề chỉ được nắm giữ và củng cố bởi Lãnh tụ tối cao. Các quan chức Mỹ tin rằng ông Khamenei sẽ nỗ lực để đảm bảo rằng những người thay thế những người đã khuất ngồi vào vị trí lãnh đạo đất nước sẽ tuân thủ quan điểm cứng rắn của ông.
Tuy nhiên, các quan chức chính quyền cấp cao Mỹ vẫn đưa ra cảnh báo còn quá sớm để biết chắc chắn vụ tai nạn có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự biến động chung trong khu vực, bao gồm việc Iran ứng phó trước cuộc xung đột ở Gaza. Nhưng hiện tại, chính quyền Tổng thống Biden tin rằng tác động sẽ không nhiều.
Các quan chức quân sự đánh giá cái chết của Tổng thống Raisi và việc bổ nhiệm ông Kani lên giữ vai trò Ngoại trưởng cũng không mở ra bất kỳ cơ hội đột phá nào cho Mỹ trong ứng xử với Iran. Những vấn đề như chương trình hạt nhân của Iran tiếp tục là thách thức nan giải với hai bên.
Các quan chức cho rằng quan điểm của chính quyền Tổng thống Biden là việc không tiếp xúc với Iran sẽ làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm nguy hiểm, đồng thời nói thêm Mỹ sẽ tiếp tục triển khai kết hợp giữa răn đe và ngoại giao, như cuộc đàm phán tuần trước, để đối phó với Iran.
Iran trả tự do cho thủy thủ đoàn của tàu MCS Aries Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian thông báo nước này đã thả thủy thủ đoàn trên tàu chở container MCS Aries, treo cờ Bồ Đào Nha, bị chặn giữ do nghi có liên quan tới Israel. Tuy nhiên, ông Amir-Abdollahian cho biết Tehran vẫn kiểm soát con tàu này. Tàu chở container MCS Aries. Ảnh: IRNA/TTXVN Trong tuyên bố đăng trên mạng xã hội...