Iran sẽ rút đơn kiện Nga trong thương vụ cung cấp hệ thống S-300
I ran sẽ rút đơn kiện Nga khi nào Moscow thực hiện một phần hợp đồng trong thương vụ cung cấp cho Tehran hệ thống tên lửa phòng không S-300.
Ria Novosti ngày 9/11 đưa tin, Iran sẽ rút đơn kiện Nga khi nào Moscow thực hiện một phần hợp đồng trong thương vụ cung cấp cho Tehran các hệ thống tên lửa phòng không S-300.
Thông tin này vừa được ông Sergei Chemezov, Giám đốc Tập đoàn Rostekh xác nhận tại triển lãm hàng không quốc tế “Dubai Airshow-2015″ vào hôm thứ Hai.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga. Ảnh Ria Novosti.
Video đang HOT
Theo nguồn tin trên, Moscow sẽ ký với Tehran hợp đồng mới cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không S-300 sớm nhất vào đầu năm 2016.
Nguồn tin cho biết thêm nhà thầu chính của dự án là Công ty Almaz Antey hiện đang lo ngại về khả năng đảm bảo việc sản xuất và chuyển giao các hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran sau khi ký kết hợp đồng trong thời gian 18 tháng.
Hiện vẫn chưa có thông tin chính thức về việc Iran sẽ lựa chọn phiên bản nào của S-300: S-300VM hay S-300PMU-1, phiên bản đã ngừng sản xuất nhưng có thể được chế tạo riêng cho Iran.
Nguyễn Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Mỹ viện trợ thêm 17,7 triệu USD cho Ukraine
Ngày 20-4, Mỹ công bố, sẽ cung cấp cho Ukraine thêm khoản viện trợ nhân đạo trị giá 17,7 triê%3u USD đê mua sắm lương thực, nước uống và xây dựng nhà cửa...
Tuyên bố trên được đưa ra sau cuộc điện đàm diễn ra trong ngày giữa Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.
"Phó Tổng thống Biden đã thông báo với Tổng thống Poroshenko rằng Mỹ sẽ cung cấp cho chính phủ Ukraine thêm 17,7 triệu USD để hỗ trợ nhân đạo cho những người dễ bị ảnh hưởng của cuộc xung đột, bao gồm hỗ trợ về nơi ăn, ở, y tế và vệ sinh, phiếu thực phẩm và nước uống", Nhà Trắng cho biết trong một thông cáo báo chí.
Lính Mỹ bắt đầu huấn luyện cho Lực lượng vệ binh quốc gia Ukraine
Trong cuộc điện đàm, Phó tổng thống Biden còn hoan nghênh việc Ukraine bổ nhiệm ông Artem Sytnyk làm người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng của nước này và khuyến khích Kiev thực hiện các biện pháp chống độc quyền và cải cách tư pháp.
Tháng 4-2014, Ukraine bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự tại khu vực miền đông nam nhằm đàn áp những người ủng hộ độc lập địa phương vốn đã từ chối công nhận một chính phủ lên nắm quyền sau cuộc đảo chính lật đổ chính phủ của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych hồi tháng 2 cùng năm.
Một năm sau đó, vào tháng 2-2015, Kiev và lực lượng ly khai đã ký kết thỏa thuận Minsk, do các nhà lãnh đạo Nga, Pháp, Đức và Ukraine soạn thảo và áp đặt một lệnh ngừng bắn ở khu vực miền đông Ukraine.
Phương Tây đã cáo buộc Moscow can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine và làm leo thang bạo lực tại nước này bằng việc cung cấp viện trợ quân sự cho lực lượng ly khai Donbas, nhưng chính phủ Nga đã nhiều lần bác bỏ bất kỳ sự can dự nào vào cuộc khủng hoảng tại Ukraine và đã nỗ lực hoà giải cuộc xung đột này.
Theo_An ninh thủ đô
Tổng thống Ai Cập chính thức bác bỏ việc IS bắn hạ máy bay Tổng thống Ai Cập đã chính thức bác bỏ tuyên bố của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) rằng IS đã bắn hạ chiếc máy bay của Hãng hàng không Kogalymavia (Nga) trên bán đảo Sinai. Những khả năng dẫn đến vụ rơi máy bay Nga - Airbus 321 Theo TTXVN, Tổng thống Ai Cập Abdul Fattah al-Sisi đã bác...