“Iran sẽ hủy diệt Israel”
Đáp lại những bóng gió về ý định không kích các cơ sở hạt nhân của Iran từ phía Israel, Tehran đe dọa sẽ hủy diệt đất nước Do Thái này.
Ngày 9-11, Phó Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Iran, Chuẩn tướng Masoud Jazayeri, cảnh báo rằng mọi cuộc tấn công từ phía Tel Aviv sẽ dẫn tới sự “hủy diệt” chính Israel.
Trả lời phỏng vấn trên kênh Al-Alam của Iran, ông Jazayeri cho rằng cơ sở hạt nhân Domona của Israel là mục tiêu tấn công khả thi nhất, song cũng nhấn mạnh “kế hoạch phản công của Iran không chỉ bó hẹp ở Trung Đông”.
Chuẩn tướng Masoud Jazayeri đáp trả Bộ trưởng Quốc phòng Israel cũng mạnh mẽ không kém
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak tính toán nếu tấn công Iran, Israel sẽ chỉ tổn thất sinh mạng của 500 thường dân, thay vì 50.000 hay 5.000 người như cảnh báo của giới phân tích, dưới làn tên lửa từ Tehran.
Tuy mạnh miệng đe dọa nhưng cho đến nay Israel vẫn im hơi lặng tiếng về bản báo cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) về chương trình hạt nhân Iran được công bố ngày 8-11. Theo một quan chức thuộc văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tel Aviv “đang nghiên cứu báo cáo”.
Còn Đài phát thanh quân đội Israel đưa tin ông Netanyahu đã lệnh cho các bộ trưởng không được bình luận về vấn đề này.
Video đang HOT
Trong khi đó, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad ngày 9-11 khẳng định nước này sẽ không lùi bước trên con đường hạt nhân. Cho rằng báo cáo của IAEA “thiên vị, không chuyên nghiệp và có động cơ chính trị”, ông Ahmadinejad khẳng định: “Iran không cần bom hạt nhân, và sẽ không lùi dù chỉ một bước nhỏ trên con đường đã chọn”.
Còn Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia và Chính sách Đối ngoại của Quốc hội Iran – Alaeddin Boroujerdi – nhận định báo cáo của IAEA là “vô nghĩa” đối với Iran.
Cùng ngày 9-11, Pháp tuyên bố muốn triệu tập các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sau khi IAEA công bố báo cáo. Bộ Ngoại giao Pháp cũng kêu gọi quốc tế áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có nếu Iran tiếp tục bất chấp luật pháp quốc tế liên quan chương trình hạt nhân của nước này.
Theo Người Lao Động
Các cơ sở hạt nhân của Iran
Chương trình hạt nhân của Iran được khởi xướng từ những năm 50 thế kỷ trước. Quốc gia Hồi giáo này hiện có gần 20 cơ sở hạt nhân trên toàn lãnh thổ.
Một sơ đồ cho thấy sự phân bố của các cơ sở hạt nhân chính tại Iran, với mật độ tập trung khá dày ở phía tây nam nước này. Điểm màu đỏ là các lò phản ứng phục vụ nghiên cứu, điểm màu vàng là các mỏ uranium, còn lại là các cơ sở hạt nhân. Đồ họa: 1155/New Scientist Global Security
Toàn cảnh nhà máy tách nước nặng ở Arak, phía tây của Iran. Nước nặng là loại nước chứa tỷ lệ đồng vị deuterium cao hơn thông thường, và được sử dụng để điều tiết phản ứng chuỗi hạt nhân trong một lò phản ứng. Nước nặng còn được dùng để sản xuất plutonium dùng trong bom hạt nhân. Viện Khoa học và An ninh Quốc tế của Mỹ phát hiện ra sự tồn tại của nhà máy này vào tháng 12/2002. Iran đang xây dựng một lò phản ứng tại đây. Ảnh: Rferl
Một phần của nhà máy điện hạt nhân Bushehr, ở thành phố cùng tên thuộc vùng tây nam Iran và giáp vịnh Ba Tư. Kế hoạch xây dựng nhà máy này được Iran bắt đầu vào năm 1974 với sự giúp đỡ của Đức. Tuy nhiên, quá trình xây dựng bị ngừng trệ vì cuộc cách mạng Hồi giáo 5 năm sau đó, và chỉ được nối lại trong những năm 90 thế kỷ trước khi Iran đạt được một thỏa thuận với Nga. Chi phí xây dựng nhà máy có hai lò phản ứng nước cao áp này ước tính khoảng 1 tỷ USD. Ảnh: Globalsecurity
Bức không ảnh cho thấy toàn bộ nhà máy khai thác uranium ở Gachin, tây nam Iran. Tháng 12/2010, Iran tuyên bố nước này đã đưa quặng uranium lần đầu tiên được sản xuất nội địa tới một nhà máy để sẵn sàng quá trình làm giàu uranium. Quặng uranium còn được gọi bằng tên lóng là "bánh trứng" (yellowcake) vì màu vàng đặc trưng của nó. Cựu Giám đốc Tổ chức Năng lượng và Hạt nhân Iran Ali Akbar Salehi khi đó cho hay số quặng uranium này được chuyển đi từ mỏ uranium Gachin, với điểm đến là một cơ sở chuyển hóa ở thành phố Isfahan. Công việc khai thác quặng uranium ở mỏ Gachin được bắt đầu từ năm 2004. Ảnh: Armscontrolwonk
Một góc nhà máy chuyển hóa uranium Isfahan. Iran đang xây dựng nhà máy này nhằm biến "bánh trứng" thành 3 dạng khác, gồm: khí hexafluoride dùng trong các máy nén khí ly tâm, uranium oxide dùng trong các phản ứng nhiên liệu, và metal. Metal là chất có thể dùng làm lõi của các quả bom hạt nhân. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) quan tâm tới việc sử dụng metal, vì các lò phản ứng của Iran không dùng chất này làm nguyên liệu. Ảnh: AP
Quá trình sản xuất quặng uranium tại các nhà máy khai thác của Iran. Ảnh: INA, Flonnet, Crethiplethi, Uprootedpalestinians
Iran nối lại hoạt động làm giàu uranium ở nhà máy Natanz từ tháng 7/2004, sau khi tạm ngừng để đàm phán với các cường quốc châu Âu về chương trình hạt nhân. Tháng 9/2007, Iran tuyên bố đã lắp đặt 3.000 máy ly tâm, loại máy dùng để làm giàu uranium. Năm ngoái, Iran nói với IAEA rằng nhà máy Natanz sẽ là nơi đặt các thiết bị làm giàu uranium mới và quá trình xây dựng bắt đầu từ khoảng tháng 9/2011. Nhà máy làm giàu uranium Natanz chính là tâm điểm trong tranh cãi giữa Iran và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về chương trình hạt nhân của nước này. Liên Hợp Quốc tỏ ra quan ngại vì công nghệ được sử dụng cho việc sản xuất nhiên liệu cho điện hạt nhân có thể được sử dụng để làm giàu uranium tới một mức lớn hơn nhiều, đủ để có vũ khí hạt nhân. Ảnh: AP
Ngoài các cơ sở hạt nhân công khai, Iran còn có những địa điểm được cho là có hoạt động hạt nhân bí mật mà một khu vực thuộc tổ hợp quân sự Parchi, cách thủ đô Tehran 30 km về phía đông nam, là một trong số này. Tổ hợp này là một trung tâm đạn dược hàng đầu của Iran dành cho việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất các loại đạn, tên lửa và chất nổ có sức công phá cao. Một cuộc thanh sát hạn chế do IAEA tiến hành năm 2005 đã không tìm ra bằng chứng nào cho thấy hoạt động vũ khí hạt nhân tại Parchin. Tuy nhiên, theo những thông tin rò rỉ từ bản báo cáo của IAEA, tổ chức này tin rằng khu vực Parchin cũng được sử dụng để thử các loại chất nổ có thể được dùng trong các vũ khí hạt nhân. Ảnh: Abc News, Google
Iran tiết lộ sự tồn tại của cơ sở làm giàu uranium Fordo vào tháng 9/2009. Cơ sở này đang được xây dựng ở một địa điểm cách thành phố Qom khoảng 30 km về phía bắc, và được cho là nằm trong một quả núi từng là bãi thử tên lửa của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran. Iran cho hay dự án nhà máy làm giàu uranium Fordo bắt đầu năm 2007 nhưng IAEA tin rằng nó được diễn ra trước đó một năm. Cũng theo IAEA, cơ sở này sẽ bắt đầu làm giàu uranium vào năm 2011, với khoảng 3.000 máy ly tâm. Iran gửi cho IAEA một văn bản có nội dung rằng nước này dự định xây dựng một nhà máy làm giàu uranium tới 5%, tức là không đủ để dùng cho một vũ khí hạt nhân. Ảnh: GeoEye
Theo VNExpress
Israel không sợ thương vong lớn nếu đánh Iran Người đứng đầu ngành quốc phòng Israel tin rằng nước này có thể tấn công quân sự nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, với số thường dân thiệt mạng vì đòn trả đũa từ đối phương sẽ ít hơn 500 người. Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak. Ảnh: AP Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak một lần nữa...