Iran sẵn sàng thảo luận về liên minh khu vực để thiết lập hòa bình
Người phát ngôn của Chính phủ Iran Ali Rabiee ngày 30/9 tuyên bố, nước này sẵn sàng thảo luận về một liên minh khu vực để thiết lập hòa bình.
Tuyên bố trên ám chỉ đề xuất gần đây của Tổng thống Iran Hassan Rouhani, người đã hối thúc các nước trong khu vực cùng phối hợp và giải quyết các vấn đề của họ mà không có sự can thiệp của các thế lực ngoài khu vực.
Phát biểu họp báo, ông Rabiee nêu rõ, đề xuất của Iran về “Liên minh Hy vọng” không bao hàm sự hiện diện của các thế lực bên ngoài và kế hoạch của Iran là tất cả, không loại trừ bất cứ nước nào trong khu vực để thiết lập nền an ninh toàn diện. Liên minh Hy vọng không chống lại bất cứ nước nào và nhằm mục đích duy trì hòa bình giữa các nước trong khu vực.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu tại phiên thảo luận toàn thể của Khóa họp 74 Đại hội đồng LHQ ở New York (Mỹ) ngày 25/9/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Tuần trước, Tổng thống Rouhani cho hay sáng kiến liên minh của Iran nhằm đảm bảo an ninh cho Eo biển Hormuz, cũng như thiết lập hòa bình và hợp tác khu vực. Ông nêu rõ: “Những nước đến từ bên ngoài khu vực này sẽ không bao giờ mang lại hòa bình và an ninh”.
Nhà lãnh đạo Iran đưa ra đề xuất trên trong bối cảnh Mỹ đang cố gắng tập hợp một liên minh riêng do nước này đừng đầu nhằm bảo vệ Eo biển Hormuz cũng như các vùng biển khác tại vùng Vịnh Persian. Cho tới nay, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Saudi Arabia, Anh, Australia và Bahrain đã tuyên bố tham gia liên minh này. Trong khi đó, một số nước như Pháp, Đức, Nhật Bản, Na Uy và Hàn Quốc, Iraq đã từ chối lời mời của Mỹ.
*Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi đã hối thúc các nước châu Âu ký thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, còn gọi là Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện ( JCPOA), duy trì các cam kết của họ liên quan tới thỏa thuận lịch sử.
Phát biểu họp báo thường kỳ, ông Mousavi nhấn mạnh, các nước châu Âu không thể tách cam kết của họ khỏi sức ép của Mỹ và “họ đã trói buộc các cam kết của mình với những yêu sách của Mỹ”. Phát biểu này ngụ ý việc các nước châu Âu không làm gì để đảm bảo các lợi ích kinh tế của Iran trong khuôn khổ JCPOA trước những sức ép trừng phạt của Mỹ.
Tháng 5/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương rút Mỹ khỏi JCPOA, đồng thời tái áp đặt và ngày càng siết chặt trừng phạt Iran. Cũng kể từ đó, Iran bắt đầu vượt quá các giới hạn cam kết về khả năng hạt nhân để trả đũa Mỹ. Căng thẳng càng leo thang sau các vụ tấn công ngày 14/9 vừa qua vào các cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia, mà Washington và Riyadh đổ lỗi do Tehran thực hiện. Tuy nhiên, cho đến nay Iran bác bỏ mọi liên quan, tuyên bố nếu không nhận được những lợi ích kinh tế theo những điều khoản cam kết trong JCPOA vào tháng 11 tới, nước này sẽ tiếp tục giảm những cam kết của mình.
Theo Minh Châu (TTXVN)
EU kêu gọi Iran 'đảo ngược' quyết định liên quan thỏa thuận hạt nhân lịch sử
Liên minh châu Âu (EU) ngày 5/9 kêu gọi Iran thay đổi quyết định mới đây nhất liên quan đến các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) mà Tehran đã ký với nhóm P5 1 năm 2015.
Kỹ thuật viên làm việc trong một cơ sở làm giàu urani ở Isfahan, Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Lời kêu gọi trên được đưa ra sau khi Iran tuyên bố dỡ bỏ mọi hạn chế về nghiên cứu và phát triển hạt nhân.
Phát biểu tại họp báo ngắn ở Brussels (Bỉ), người phát ngôn Ủy ban châu Âu (EC) Carlos Martin Ruiz de Gordejuela cho rằng quyết định trên của Tehran "mâu thuẫn" với JCPOA, đồng thời kêu gọi "Iran đảo ngược các bước đi này và không gia tăng các biện pháp mới gây nguy hại cho thỏa thuận hạt nhân".
Trước khi đi đến quyết định trên, Iran đã giảm bớt 2 cam kết trong thỏa thuận (về hạn chế trữ lượng urani và mức làm giàu urani) nhằm đáp lại các lệnh trừng phạt của Mỹ kể từ khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi JCPOA.
Các nước còn lại, gồm Anh, Pháp, Đức, Nga, và Trung Quốc vẫn tìm cách duy trì thỏa thuận. Các cường quốc châu Âu đang nỗ lực giảm căng thẳng Mỹ - Iran, song Washington và Tehran lại đang thực hiện các chiến lược ngày càng cứng rắn hơn.
Tuy nhiên, trong phát biểu tối 5/9, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết Tehran sẽ tiếp tục hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), và khẳng định chương trình hạt nhân của Iran vẫn luôn phục vụ mục đích hòa bình.
Theo Bích Liên (TTXVN)
Iran thúc giục châu Âu cứu vãn JCPOA Phát biểu với báo giới tại New York (Mỹ) ngày 18-7, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho biết, Tehran có thể ngay lập tức phê chuẩn Nghị định thư bổ sung cho phép thanh tra sâu rộng hơn chương trình hạt nhân của nước này nếu Washington dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt về kinh tế. Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad...