Iran quyết không để chính quyền Assad sụp đổ
Hôm qua, một đặc phái viên cấp cao của Iran đã đến thủ đô Damascus và tuyên bố Cộng hòa Hồi giáo sẽ giúp củng cố sự tồn tại của chính quyền Tổng thống Bashar al- Assad.
Saeed Jalili, thư ký của Hội đồng an ninh quốc gia tối cao Iran, đàm đạo với Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Tổng thống Assad cũng xuất hiện trên truyền hình lần đầu tiên sau 2 tuần, tuyên bố sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù “không ngừng nghỉ”.
Cho đến nay, Iran vẫn luôn hỗ trợ chính quyền Tổng thống Assad, người giúp Syria trở thành đồng minh đáng tin cậy nhất của Iran ở Trung Đông. Iran đã cung cấp cho chính quyền ông Assad tài chính, vũ khí và nhân lực trong cuộc chiến chống lại lực lượng nổi dậy.
Saeed Jalili, thư ký của Hội đồng an ninh quốc gia tối cao Iran, đã đến thăm Damascus để bày tỏ sự ủng hộ đó.
“Iran sẽ không bao giờ cho phép trục phản kháng – trong đó Syria là một trụ cột quan trọng – tan vỡ”, ông Jalili phát biểu. “Trục phản kháng” mà ông Jalili đề cập đến là các lực lượng chống phương Tây ở Trung Đông gồm Iran, Syria và các nhóm Hezbollah và Hamas.
Cả Iran và Syria đều cho rằng các thế lực bên ngoài đã khơi mào cho cuộc nổi dậy chống lại ông Assad với mục đích phá vỡ “trục phản kháng”. Trong chuyến thăm Syria của mình, ông Jalili nhắc lại quan điểm trên của hai quốc gia: “Điều đang xảy ra ở Syria hiện nay không phải là vấn đề nội bộ mà là cuộc xung đột giữa một bên là trục phản kháng và bên kia là các kẻ thù trong khu vực và toàn cầu”, ông nói.
Video đang HOT
Trong ngày hôm qua, Tổng thống Assad đã tái khẳng định với đặc phái viên Iran rằng chính quyền Syria quyết tâm chiến đấu.
“Nhân dân và chính quyền Syria quyết tâm quét sạch những kẻ khủng bố ra khỏi đẩt nước và chiến đấu chống lại chúng không ngừng nghỉ”, ông Assad phát biểu.
Đặc phái viên Iran cũng yêu cầu quân nổi dậy thả tự do cho 48 công dân Iran hiện đang bị quân nổi dậy Syria bắt giữ. Ông Jalili hứa sẽ dùng “mọi biện pháp có thể” để giành lại tự do cho các công dân của mình. Bộ ngoại giao Iran đã gửi một bức thư đến chính quyền Obama và tuyên bố Washington, nhà bảo trợ cho “các nhóm khủng bố” ở Syria phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của các công dân Iran.
Số phận của chính quyền của Tổng thống Assad có vai trò quan trọng đối với vị thế của Iran trong tương lai. Nếu ông Assad bị lật đổ, Iran sẽ có nguy cơ bị mất tầm ảnh hưởng và một đường dây liên kết quan trọng với nhóm Hezbollah. Các chuyên gia cho rằng đó sẽ là bất lợi chiến lược đối với Iran.
“Đối với Iran, Syria là một đối tác vô cùng quan trọng trong một khu vực mà Iran khó kiếm được đồng minh”, chuyên gia Gareth Stansfield của chương trình Trung Đông và Bắc Phi của tổ chức Chatham House ở Luân Đôn nhận xét.
“Nếu ông Assad ra đi, thay thế ông ấy sẽ là chính quyền mới có thể sẽ rất ác cảm với tham vọng bành trướng của Iran”, ông Stansfield nói.
Theo Infonet
Vì sao Mỹ sẽ không can thiệp quân sự vào Syria?
Trong khi Hoa Kỳ đang chìm trong khủng hoảng kinh tế, quân đội thì mệt mỏi rệu rã sau 1 thập kỷ tiến hành các cuộc chiến tranh tốn kém ở nước ngoài và mùa bầu cử lại sắp diễn ra thì thật là ngây thơ nếu cho rằng nước này sẽ trực tiếp "thò tay" vào Syria, tác giả Aaron David Miller của tạp chí nghiên cứu chính sách ngoại giao (Foreign Policy) nhận định.
Mỹ sẽ không can thiệp quân sự vào Syria?
Chính quyền của ông Assad đang đi xuống mặc dù không nhanh như nhiều người hi vọng. Quân nổi dậy đã tấn công vào Damascus và Aleppo, thử thách khả năng kiểm soát của quân đội Syria tại 2 thành phố lớn nhất Syria này.
Lực lượng của ông Assad cũng bị tổn thất lớn sau khi vụ đánh bom ngày 18/7 khiến 4 quan chức quân đội cấp cao trong đó có Bộ trưởng quốc phòng Syria thiệt mạng. Sự bất an và nghi ngờ về ai trong chính quyền để ông Assad có thể tin cậy được cũng gây ảnh hưởng đến lực lượng thân cận của ông ta.
Trong khi đó, hành động đàn áp của chính quyền sẽ chỉ khiến lực lượng nổi dậy càng quyết tâm phản kháng và tuyển dụng thêm quân. Còn quân đội Syria ngày càng suy yếu vì bị tấn công du kích và trong cuộc chiến đó kẻ thù của họ không có chân tướng rõ ràng và thoắt ẩn thoắt hiện khắp mọi nơi.
Quá trình này chắc chắn sẽ không diễn ra nhanh chóng hay không phải không có đau đớn.
Theo quan điểm của phương Tây, chắc chắn sẽ cần một liên minh để giúp Syria chữa lành vết thương của mình, nhưng chỉ là sau khi trận chiến chống lại Assad đã ngã ngũ. Việc thành lập một lực lượng quan sát và gìn giữ ổn định quốc tế sẽ có thể ngăn chặn một nội chiến và tạo nền tảng cho sự chuyển giao chính trị.
Cũng sẽ cần phải tổ chức cuộc họp của các nhà tài trợ quốc tế để quyên góp hàng tỷ đô la giúp Syria khôi phục kinh tế và chữa lành vết thương cả về thể xác và tinh thần sau làn sóng bạo lực và khủng bố.
Đây là những bước đi mà Hoa Kỳ cùng với cộng đồng quốc tế có thể tiến hành mà không cần phải đứng về bên nào trong cuộc chiến hay tiến hành một kế hoạch nửa vời. Đây cũng là cuộc chiến thứ hai đối với Syria và nó xứng đáng được sự ủng hộ từ nhiều phía.
Dưới sức ép của các biến cố, có thể cộng đồng quốc tế sẽ can thiệp vào Syria. Sức ép đó có thể sẽ đến từ một cuộc thảm sát qui mô lớn của chính quyền khiến hàng nghìn người thiệt mạng, hay triển vọng chính quyền Assad mất kiểm soát kho vũ khí hóa học của mình. Nhưng vào lúc này, cách tiếp cận của Hoa Kỳ sẽ phải trập trung vào hỗ trợ những người tị nạn đang đổ sang các quốc gia láng giềng của Syria.
Đối với các nhà quan sát thì tình hình hiện nay ở Syria không có gì đáng ngạc nhiên. Không bao giờ chính quyền Assda chịu từ bỏ quyền lực mà không dấn thân vào một cuộc chiến khốc liệt, đau thương và một quá trình chuyển giao quyền lực lộn xộn và phức tạp. Và có ít khả năng thời kỳ Syria hậu Assad sẽ diễn ra tương đối suôn sẻ như ở Tunisia, Ai Cập hay thậm chí là Yemen.
Trong bối cảnh Hoa Kỳ đang chìm trong khủng hoảng kinh tế, quân đội thì mệt mỏi rệu rã sau 1 thập kỷ tiến hành các cuộc chiến tranh tốn kém ở nước ngoài và mùa bầu cử lại sắp diễn ra thì thật là ngây thơ nếu cho rằng Hoa Kỳ có thể khiến quá trình chuyển giao đó diễn ra êm thấm hơn.
Nếu Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp vào Syria thì sẽ khiến tình hình phức tạp hơn chứ không hề giảm đi. Chắc chắn là quân đội của Tổng thống Barack Obama có thể dùng vũ lực để hạ bệ chính quyền Assad, nhưng sau đó ông Obama sẽ đối mặt với một mớ lộn xộn khổng lồ và rơi vào tình thế buộc phải tái thiết Syria.
Sau khi hàng nghìn binh sĩ Mỹ thiệt mạng ở Iraq và Afghanistan và hàng tỷ đô la của Mỹ bị tiêu tốn, chỉ có nhà quan sát nào hoang tưởng và ngoan cố mới cho rằng các cuộc phiêu lưu của Mỹ ở những nước trên xứng đáng với "đồng tiền bát gạo" mà Mỹ bỏ ra. Và tình trạng hiện nay của 2 quốc gia trên cũng là bằng chứng làm nản lòng bất kỳ ý định nào mở rộng hoạt động quân sự tại một quốc gia khác.
Đại sứ Mỹ Ryan Crocker tại Afghanistan, một người rất thông minh đã dành cả sự nghiệp của mình để ngăn cản những chính sách thiếu khôn ngoan của chính phủ, đã đưa ra 3 bài học cho Mỹ: phải luôn nhớ các qui luật về hậu quả không thể lường trước, nhận ra những giới hạn về năng lực của Mỹ và phải hiểu rằng việc một cường quốc nước ngoài bước ra khỏi cuộc xung đột cũng có thể nguy hiểm cho đất nước đó như chính cuộc xung đột ban đầu.
Ngày nay, Syria đang trong tình trạng lộn xộn, nhưng đó là sự lộn xộn của Syria. Afghanistan và Iraq đã dạy cho người Mỹ một bài học là Mỹ không thể kiểm soát được thế giới. Giờ là lúc Mỹ tập trung vào sửa chữa chính ngôi nhà của mình, thay vì tiếp tục ảo tưởng rằng mình vẫn luôn có thể giúp sửa nhà cho ai đó khác.
Quân nổi dậy Syria được cấp tên lửa đất đối không Hôm qua, một đài truyền hình Mỹ cho biết lần đầu tiên lực lượng nổi dậy Syria đã có trong tay tên lửa đất đối không. Quân nổi dậy Syria đã có tên lửa đất đối không để chống lại các máy bay của các lực lượng Tổng thống Assad. Tối qua, đài NBC cho hay lực lượng Quân đội tự do Syria...