Iran phủ nhận 19 vệ binh cách mạng tử vong vì máy nhắn tin nổ
Lực lượng Vệ binh Iran phủ nhận báo cáo 19 thành viên của họ thiệt mạng ở Syria trong loạt vụ tấn công phá hoại khiến nhiều máy nhắn tin đồng loạt phát nổ.
Nhân viên y tế đưa người bị thương do máy nhắn tin phát nổ ở Sion, miền nam Liban. Ảnh: NPR
Tờ Al-Hadath của Saudi Arabia tuyên bố rằng 19 trường hợp tử vong xảy ra ở tỉnh Deir Ezzor ở miền đông Syria và thêm 150 thành viên Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran bị thương. Tuy nhiên, Tehran đã bác bỏ báo cáo này.
Một bức ảnh chụp vào ngày 18/9/2024, tại vùng ngoại ô phía nam Beirut cho thấy phần còn lại của những chiếc máy nhắn tin phát nổ được trưng bày tại một địa điểm không xác định. Những chiếc máy nhắn tin này được Hezbollah sử dụng và vụ tấn công này bị đổ lỗi cho Israel. (Ảnh của AFP)
Tuy nhiên, ngày 18/9, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã phủ nhận báo cáo rằng loạt vụ nổ máy nhắn tin kinh hoàng hôm 17/9 ở Liban cũng đã giết chết 19 thành viên của lực lượng này ở Syria.
Hãng thông tấn Mizan của Iran dẫn tuyên bố của IRGC cho biết không có thành viên nào của họ “tử vì đạo trong vụ việc máy nhắn tin” và rằng bất kỳ báo cáo nào tuyên bố như vậy đều là “sai sự thật”.
Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Liban Firass Abiad cho biết có 12 người đã thiệt mạng ở đất nước của ông (tăng so với con số công bố ban đầu là 9 người) và từ 2.750 đến 2.800 người khác bị thương.
Ông Abiad cho biết “cuộc tấn công rất lớn” khiến khoảng 2.800 người bị thương đổ vào các bệnh viện Liban “trong vòng nửa giờ”. Loạt vụ nổ chưa từng có này cũng được báo cáo là đã giết chết và làm bị thương một số người ở Syria.
Video đang HOT
Hàng trăm thiết bị máy nhắn tin đã phát nổ đồng thời trên khắp Liban vào chiều ngày 17/9, vài giờ sau khi Israel tuyên bố sẽ mở rộng mục tiêu của cuộc chiến Gaza để bao gồm cuộc chiến chống lại đồng minh của Hamas là Hezbollah.
Israel vẫn chưa bình luận về các cuộc tấn công, cũng như nguyên nhân khiến máy nhắn tin phát nổ.
Iran, đồng minh và nhà ủng hộ chính của Hezbollah, đã cáo buộc Israel về tội “giết người hàng loạt” trong vụ nổ máy nhắn tin.
Theo tờ The New York Times, phái viên của Iran tại Liban, Mojtaba Amani, cũng nằm trong số những người bị thương trong vụ tấn công. Ông bị thương “ở tay, mặt” và mất một mắt.
Một ngày sau làn sóng nổ máy nhắn tin, một loạt các máy bộ đàm chủ yếu do các thành viên Hezbollah sử dụng, lại phát nổ hàng loạt tại Liban. Loạt vụ tấn công thứ hai này khiến ít nhất 20 người chết và khoảng 450 người bị thương.
Lần này, nhiều thiết bị khác nhau đã phát nổ, trong số đó có máy bộ đàm, điện thoại di động, máy tính xách tay và thậm chí cả một số hệ thống năng lượng mặt trời.
Hình ảnh được cho là những thiết bị bộ đàm mà thành viên Hezbollah sử dụng sau khi phát nổ. Ảnh: X
Máy bộ đàm thông thường là một thiết bị vô tuyến cầm tay, hai chiều cho phép mọi người trao đổi tin nhắn với đế máy bộ đàm hoặc những người khác cầm máy thu di động. Chúng là thiết bị tầm ngắn và cần phải ở gần đế máy để truyền tin.
Các thiết bị bị nổ ở Liban được cho là giống với mẫu IC-V82, do công ty ICOM của Nhật Bản sản xuất. Tuy nhiên, đại diện công ty này đã lên tiếng cho rằng, ICOM đã ngừng sản xuất mẫu IC-V82 từ lâu và những chiếc bộ đàm phát nổ nhiều khả năng là hàng giả.
Máy bộ đàm IC-V82 có phạm vi hoạt động lớn hơn nhiều so với máy bộ đàm thông thường và chúng thường được những người nghiệp dư sử dụng cho mục đích cá nhân thay vì phát sóng thương mại hoặc khẩn cấp.
Một số nhà quan sát đã tự hỏi liệu vụ nổ ngày 18/9 có giống với vụ nổ loạt máy nhắn tin trước đó một ngày không. Theo họ, chuỗi cung ứng có thể đã bị xâm nhập và các thiết bị được nạp 1 đến 3 gam chất nổ mạnh.
Một số thành viên Hezbollah tin rằng các vụ nổ có liên quan đến pin. Một số người đã nhanh chóng lấy pin ra khỏi máy bộ đàm và vứt chúng đi sau khi một chiếc bộ đàm phát nổ trong đám tang ở vùng ngoại ô phía nam thủ đô Beirut.
Hầu hết các thiết bị bị ảnh hưởng dường như là hệ thống liên lạc, nhưng cũng có một số báo cáo về các thiết bị khác phát nổ, như tấm pin mặt trời. Ít nhất một vụ nổ như vậy đã làm một bé gái bị thương.
Truy nguồn gốc các máy nhắn tin phát nổ hàng loạt tại Lebanon
Ngày 18/9, công ty có trụ sở tại đảo Đài Loan là Gold Apollo cho biết đã ủy quyền tên thương hiệu của mình trên các máy nhắn tin AR-924 bị phát nổ hàng loạt tại Lebanon và khẳng định một công ty khác có trụ sở tại Hungary mới là bên sản xuất mẫu máy này.
Lực lượng chức năng khiêng một người đàn ông bị thương sau khi máy nhắn tin cầm tay của người này phát nổ tại thành phố cảng phía nam Sidon, Lebanon ngày 17/9/2024. Ảnh: AP
Theo hãng tin Reuters trích dẫn tuyên bố của Chủ tịch Gold Apollo Hsu Ching-kuang với các phóng viên ngày 18/9 tại văn phòng công ty ở thành phố New Taipei, phía bắc đảo Đài Loan, các máy nhắn tin AR-924 được sản xuất bởi BAC Consulting KFT, có trụ sở tại thủ đô Budapest của Hungary.
Ông khẳng định: "Theo thỏa thuận hợp tác, chúng tôi ủy quyền cho BAC sử dụng tên thương hiệu của chúng tôi để bán sản phẩm tại các khu vực được chỉ định, nhưng việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm hoàn toàn do BAC chịu trách nhiệm". Ông cũng cho biết Gold Apollo có thỏa thuận cấp phép với BAC trong 3 năm qua, tuy nhiên không cung cấp bằng chứng về hợp đồng.
Theo các thông tin do AP thu thập được, tổng giám đốc điều hành của BAC Consulting hiện là bà Cristiana Barsony-Arcidiacono. Trên hồ sơ LinkedIn, bà cho biết đã làm cố vấn cho nhiều tổ chức khác nhau, trong đó bao gồm cả UNESCO, trong khi website của công ty không đề cập bất cứ thông tin nào tới việc sản xuất máy nhắn tin AR-924. Cả BAC và bà Cristiana Barsony-Arcidiacono đều không trả lời yêu cầu đưa ra bình luận.
Ngày 17/9, hàng loạt máy nhắn tin của các thành viên lực lượng Hezbollah phát nổ tại Lebanon, chủ yếu là ở vùng ngoại ô phía nam thủ đô Beirut là Dahiyeh và Thung lũng Bekaa ở phía đông - nơi được coi là thành trì của lực lượng này. Các vụ nổ khiến ít nhất 9 người thiệt mạng và hơn 2.800 người bị thương, trong đó có 200 người trong tình trạng nguy kịch.
Lực lượng Hezbollah cáo buộc các vụ nổ là do Israel gây ra. Nhóm này khẳng định đây là "sự vi phạm an ninh lớn nhất" kể từ khi leo thang căng thẳng với Israel. "Chúng tôi buộc Israel phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tội ác này," Hezbollah cho biết trong một tuyên bố, nhấn mạnh rằng Israel "chắc chắn sẽ phải nhận hình phạt thích đáng cho các hành động này".
Tính tới hiện tại, Israel chưa đưa ra bình luận chính thức về vụ việc. Truyền thông Israel đưa tin Thủ tướng Benjamin Netanyahu, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant và các quan chức an ninh khác đã họp tại trụ sở Bộ Quốc phòng tại căn cứ Kirya ở Tel Aviv sau các vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon.
Theo nguồn tin an ninh cấp cao của Lebanon được Reuters trích dẫn, Hezbollah đã đặt hàng 5.000 máy nhắn tin từ Gold Apollo và các máy này được đưa vào sử dụng từ đầu năm nay. Các chiến binh Hezbollah đã sử dụng máy nhắn tin như một phương tiện liên lạc công nghệ thấp để cố gắng trốn tránh việc theo dõi vị trí của Israel.
Tuy nhiên, theo nguồn tin trên thì các thiết bị này đã được cơ quan tình báo Israel sửa đổi "ở cấp độ sản xuất". Nguồn tin khẳng định: "Cơ quan tình báo Israel Mossad đã lắp đặt một bảng mạch bên trong máy nhắn tin có chứa vật liệu nổ để tiếp nhận mã. Rất khó để phát hiện ra nó bằng bất kỳ phương tiện nào.
Ngay cả với các thiết bị hoặc máy quét". Khi một tin nhắn được mã hóa được gửi tới, 3.000 máy nhắn tin đã phát nổ, đồng thời kích hoạt chất nổ.
Một nguồn tin an ninh khác tiết lộ với Reuters rằng có một lượng khoảng 3 gram chất nổ được giấu trong các máy nhắn tin mới và đã "không bị Hezbollah phát hiện" trong nhiều tháng.
Vụ nổ máy bộ đàm ở Liban: Số lượng ít nhưng có tính sát thương lớn hơn Ngày 18/9, các máy bộ đàm cầm tay, do nhóm vũ trang Hezbollah của Liban sử dụng, đã phát nổ trên khắp miền Nam nước này và vùng ngoại ô phía Nam thủ đô Beirut. Bộ đàm được sử dụng bởi thành viên lực lượng Hezbollah tại Beirut, Liban ngày 18/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN Theo các nguồn tin, ít nhất một trong những vụ...