Iran phong tỏa eo biển Hormuz, Mỹ chơi ngón đòn Ras Lanuf
Iran dọa phong tỏa eo biển Hormuz, Mỹ không sợ và sử dụng Ras Lanuf ( Libya) để duy trì nguồn cung bù đắp khoản sụt giảm xuất khẩu dầu của Iran.
Mỹ quyết “đưa xuất khẩu dầu Iran về mức 0″
Năm nhà lãnh đạo hàng đầu của Iran đã đe dọa sẽ đóng eo biển Hormuz hoặc chặn luồng đường trên Biển Đỏ (Hồng Hải) để phong tỏa các huyết mạch lưu thông dầu mỏ lớn nhất trên thế giới, nếu Mỹ siết chặt trừng phạt để “đưa xuất khẩu dầu mỏ của Iran về mức 0″.
Tại sao Tổng thống Donald Trump không bảy tỏ sự ngạc nhiên đối với quyết tâm thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Cộng hòa Hồi giáo? Mỹ đã có biện pháp để đáp trả và mở đầu cho cuộc đấu về việc đóng cửa eo biển Hormuz, một cuộc chiến khác đã bắt đầu tại Libya, tại vùng “Lưỡi liềm dầu mỏ” của đất nước này là Ras Lanuf.
Vào Chủ nhật, ngày 28 tháng 4, Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Iran là Tướng Mohammed Bagheri nói: Chúng tôi không phải là kẻ đi sau khi đóng eo biển Hormuz. Nếu dầu của Iran không được lưu thông qua eo biển này, dầu của các quốc gia khác chắc chắn cũng sẽ không thể vượt qua eo biển này.
Không hề e sợ “sự đe dọa tập thể” của giới lãnh đạo Iran, chính quyền Trump đã tuyên bố hủy bỏ các miễn trừ đặc biệt đối với lệnh trừng phạt dầu của Iran, trước đây đã cấp cho tám nhà nhập khẩu dầu lớn nhất của Iran, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc. Trong thực tế, một loạt các hình phạt mới đã đặt sẵn trên bàn của Mỹ.
Các nguồn tin của DEBKAfile, báo cáo rằng việc hủy bỏ các khoản miễn trừ sẽ cắt giảm doanh số bán dầu của Iran từ mức 1,1 triệu thùng mỗi ngày xuống còn nửa triệu. Nhưng điều đó mới chỉ là bắt đầu, vòng hình phạt tiếp theo sẽ đạt được mục đích “đưa xuất khẩu dầu mỏ của Iran về mức 0″.
Trước đó, vào ngày 27 tháng 4, Tư lệnh Bộ tư lệnh Tác chiến Trung tâm của Hoa Kỳ là Tướng Kenneth McKenzie tuyên bố: Mỹ sẽ triển khai các nguồn lực lớn cần thiết để chống lại bất kỳ hành động nguy hiểm nào của Iran, kể cả việc nước này phong tỏa eo biển Hormuz hay ngăn chặn luồng đường vận tải chở dầu ở Hồng Hải.
Video đang HOT
Mỹ đã sử dụng “Lưỡi liềm dầu mỏ Libya” Ras Lanuf để làm nguồn bổ sung lượng dầu thiếu hụt của Iran, khiến giá dầu thế giới không tăng
Ngay cả việc đóng cửa một trong hai huyết mạch vận chuyển năng lượng đối với xuất khẩu dầu vùng Vịnh là Eo biển Hormuz hoặc lối vào eo biển Bab al-Mandeb (từ vịnh Aden vào Biển Đỏ), cũng có thể khiến giá dầu thế giới tăng vọt.
Cứ thêm mỗi dollars tăng giá từ một thùng dầu trên thị trường năng lượng thế giới sẽ tăng thêm 4 tỷ dollars doanh thu cho các kho bạc của chính phủ Nga, vốn cũng đang chịu sự trừng phạt của Mỹ. Đây là viễn cảnh mà Washington không thể để nó xảy ra.
Không ai ở Washington hay Trung Đông muốn thấy viễn cảnh các biện pháp trừng phạt của Mỹ buộc Iran mất đi nguồn thu nhập chính lại mang đến những hệ lụy lớn trên thị trường dầu mỏ thế giới.
Do đó, chính quyền Mỹ đang nỗ lực hết sức để thay thế dầu của Iran bằng một nguồn cung cấp năng lượng thay thế cho thị trường thế giới, trong khi vẫn giữ giá dầu giảm, không vượt tầm kiểm soát. Và do đó, Mỹ bắt đầu tìm kiếm một kế hoạch phù hợp.
Dầu mỏ thay thế đến từ “Lưỡi liềm dầu mỏ Libya”
Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh giàu dầu mỏ khác hiện không có khả năng tăng sản lượng để bù đắp tổn thất từ Iran – chủ yếu là do các cam kết của họ với OPEC và Moscow. Chính quyền Trump do đó phải đưa ra một nguồn cung thường xuyên, tốt nhất là ổn định, cho ít nhất nửa triệu thùng mỗi ngày để bù đắp sự thiếu hụt đó.
“Giải pháp hoàn hảo” đã được Washington tìm thấy, nó đã dẫn tới sự can thiệp đầu tiên của Mỹ vào cuộc khủng hoảng Libya, kể từ khi người tiền nhiệm của Donald Trump là Barack Obama, đạt được mục đích là đánh sập chính quyền của Đại tá Muammar Gaddafi.
Vào ngày 4 tháng 4, Tổng thống Donald Trump đã gọi điện thoại cho Tướng Khalifa Haftar, người đứng đầu lực lượng vũ trang Quân đội Libya (LNA) nắm giữ phần phía Đông đất nước, hiện đang mở chiến dịch đánh chiếm thủ đô Tripoli của Libya.
Vào thời điểm ác liệt nhất của cuộc nội chiến Libya hỗn loạn, lực lượng của Tướng Haftar được hậu thuẫn bởi Nga, Ai Cập, UAE và Pháp, đang chiến đấu để đánh bại Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA), được Liên Hợp Quốc và Italia ủng hộ, hiện đang kiểm soát phần phía Tây Libya.
Trump và các cố vấn của ông cho rằng, LNA của Tướng Haftar, vốn đã kiểm soát các mỏ dầu phía đông và phía nam Libya, cũng có đủ khả năng chiếm giữ các cảng xuất khẩu dầu chính của Libya tại Ras Lanuf và Es Sidr trên bở biển Địa Trung Hải.
Vào ngày 24 tháng 4, khi các cuộc chiến giành các mục tiêu quan trọng này giữa LNA và các lực lượng chính phủ đã leo thang lên cấp độ mới, Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hòa mỹ là ông Lindsey Graham đã nói trong một cuộc phỏng vấn với “Face the Nation” rằng, điều này sẽ dẫn tới những “hiệu ứng đáng sợ” trong khu vực.
Để đảm bảo các hoạt động bình thường cho các cảng của Ras Lanuf, tại khu vực “Lưỡi liềm dầu mỏ” Libya, cũng là một trong những điểm xuất khẩu dầu quan trọng hàng đầu thế giới, Haftar hôm 28/4 đã điều một tàu tuần tra Alkarama đến tuần tra ở cảng này.
Việc buôn bán dầu ở quốc gia bị chia cắt bởi cuộc nội chiến được điều hành bởi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (NOC), họ luôn cố gắng đặt mình là một bên trung lập trong cuộc xung đột giữa LNA và GNA, hoạt động trên toàn toàn bộ quốc gia, gửi lợi nhuận cho ngân hàng trung ương ở Tripoli (GNA), nhưng cũng trao một phần lợi nhuận cho chính quyền ở các vùng đất do LNA kiểm soát
Và như vậy, xuất phát từ nỗ lực toàn diện để xóa bỏ vị thế của Iran ở vùng Vịnh và ảnh hưởng của Nga ở Trung Đông, Mỹ đã quyết đưa xuất khẩu dầu của Iran về mức 0; đồng thời, để bình ổn giá dầu trên thị trường dầu mỏ thế giới, chính quyền Trump đã quyết định sử dụng tới con bài Libya.
Đây chính là lời giải thích tại sao Mỹ đột nhiên thò tay vào Libya, ủng hộ LNA của Tướng Khalifa Haftar, vốn cũng đang được Nga hậu thuẫn.
Huy Bình
Theo baodatviet
Kuwait lo ngại việc Iran đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz
Thứ trưởng Ngoại giao Kuwait Khaled Jarallah đã bày tỏ lo ngại về việc Iran đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz.
Eo biển Hormuz
"Chúng tôi lo ngại về những lời đe dọa này và luôn cố gắng ngăn chặn căng thẳng trong khu vực của chúng tôi", hãng tin KUNA dẫn lời Thứ trưởng Jarallah cho biết hôm 28-4.
Tuần trước, người đứng đầu Lực lượng Hải quân thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, Alireza Tangsiri, tuyên bố Iran sẽ đóng cửa eo biển Hormuz - nếu nước này không thể sử dụng nó, theo hãng tin Fars.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Tehran và Washington. Mỹ muốn tất cả các nước cuối cùng cắt giảm nhập khẩu dầu Iran của họ về 0, điều này có thể sẽ có tác động đáng kể đến Iran khi xuất khẩu dầu đóng vai trò là một trong những nguồn thu chính của nước này.
Eo biển Hormuz là con đường biển chiến lược quan trọng và hẹp, nằm giữa vịnh Persian và vịnh Oman.
Eo biển này được coi là một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất đối với hoạt động vận chuyển dầu mỏ của thế giới. Hơn 18 triệu thùng dầu đi qua tuyến đường thủy này mỗi ngày, chiếm 30% lượng dầu vận chuyển trên thế giới bằng đường biển, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
Theo Danviet
Iran sơ tán sau khi phát hiện máy bay không xác định ở đông Syria Các nguồn tin địa phương ngày 29-4 nói với Deir Ezzor 24 rằng, Iran đã sơ tán khỏi đông Syria sau khi phát hiện một số máy bay không xác định ở khu vực. Iran phát hiện một số máy bay không xác định ở đông Syria, ngày 28-4-2019 Theo nguồn tin, những chiếc máy bay này không phải là của Nga, Iran...