Iran phóng thành công vệ tinh Noor-3 vào không gian
Ngày 27-9, theo AP, Iran tuyên bố đã phóng thành công một vệ tinh chụp ảnh vào không gian. Động thái này có thể làm gia tăng thêm căng thẳng với phương Tây khi lo ngại công nghệ vũ trụ của Iran có thể được sử dụng để phát triển vũ khí hạt nhân.
Iran đã phóng thành công tên lửa Noor-3 vào không gian.
Bộ trưởng Truyền thông Iran Isa Zarepour cho biết, vệ tinh Noor-3 đã được đưa vào quỹ đạo cách bề mặt Trái đất 450km.
Hiện tại, chương trình không gian của Iran do Lực lượng Vệ binh cách mạng vận hành. Lực lượng này có nhân sự và cơ sở hạ tầng quân sự riêng song song với các lực lượng vũ trang chính quy của Iran.
Những năm gần đây, Mỹ cáo buộc các vụ phóng vệ tinh của Iran đã thách thức nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và kêu gọi Tehran không thực hiện hoạt động nào liên quan đến việc phát triển tên lửa đạn đạo có khả năng mang vũ khí hạt nhân.
Video đang HOT
Trước đó, hồi tháng 4-2020, vệ tinh Noor 1 đã được Iran phóng lên quỹ đạo ở độ cao 425km, cũng bằng tên lửa đẩy Qased. Đây là tên lửa sử dụng hỗn hợp nhiên liệu lỏng và rắn.
Các cơ quan tình báo Mỹ khẳng định, việc phát triển các phương tiện phóng vệ tinh sẽ rút ngắn thời gian để Iran phát triển vũ khí tầm xa có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Iran luôn phủ nhận các cáo buộc rằng, chương trình phóng vệ tinh là vỏ bọc cho việc phát triển tên lửa đạn đạo, đồng thời khẳng định, nước Cộng hòa Hồi giáo này không bao giờ theo đuổi phát triển vũ khí hạt nhân. Chương trình không gian cũng như các hoạt động hạt nhân của họ chỉ nhằm mục đích dân sự.
Tiết lộ bất ngờ về quan hệ giữa người đứng đầu Tập đoàn quân sự Wagner và Ukraine
Tài liệu mật của cơ quan tình báo Mỹ bị rò rỉ được tờ Washington Post đăng tải đã tiết lộ những "bí mật động trời" về mối liên hệ giữa người đứng đầu Tập đoàn Quân sự Tư nhân Wagner Group, ông Yevgeniy Prigozhin, với Ukraine.
Người đứng đầu tập đoàn Wagner, Yevgeniy Prigozhin (giữa) tại Moskva hồi đầu tháng 4. Ảnh: Reuters
Tờ Washington Post ngày 14/5 dẫn một số tài liệu tình báo của Mỹ bị rò rỉ trên nền tảng trò chuyện nhóm Discord cho biết, hồi cuối tháng 1 vừa qua, trong bối cảnh các tay súng của Wagner đang hứng chịu những tổn thất lớn trong các cuộc giao tranh giành quyền kiểm soát thành phố Bakhmut, ông Prigozhin đã đưa ra một lời đề nghị "bất ngờ" với phía Ukraine.
Cụ thể, người đứng đầu Wagner đề xuất nếu phía Ukraine rút binh sĩ khỏi khu vực xung quanh Bakhmut, ông sẽ cung cấp cho Kiev thông tin về các vị trí của quân đội Nga mà Ukraine có thể sử dụng để phản công. Đề nghị này được ông Prigozhin chuyển đến đầu mối liên lạc của ông tại cơ quan tình báo quân sự Ukraine (HUR), những người mà ông đã duy trì liên lạc bí mật trong suốt cuộc xung đột với Ukraine.
Trong quá trình liên lạc với tình báo Ukraine, ngoài các cuộc gọi điện thoại, ông Prigozhin dường như cũng đã có một số cuộc gặp trực tiếp với các sỹ quan HUR ở một quốc gia không xác định tại châu Phi.
Mặc dù vậy, tài liệu bị rò rỉ của tình báo Mỹ không nói rõ vị trí quân đội Nga mà ông Prigozhin đề nghị tiết lộ.
Hai quan chức Ukraine cũng xác nhận rằng thủ lĩnh Wagner đã nhiều lần nói chuyện với cơ quan tình báo Ukraine. Một quan chức cho biết ông Prigozhin thậm chí đã nhiều lần đưa ra đề nghị liên quan đến Bakhmut song Kiev đã từ chối vì không tin tưởng nhân vật này và cho rằng đề xuất của ông Priozhin có thể không trung thực. Một quan chức Mỹ cũng cảnh báo rằng có những nghi ngờ tương tự ở Washington về ý định của người đứng đầu Wagner.
Khi được thông báo rằng các tài liệu tình báo Mỹ tiết lộ thông tin liên lạc với tình báo Ukraine, ông Prigozhin không ngần ngại xác nhận khi đăng tải trên kênh Telegram vào ngày 14/5 thông điệp như sau: "Vâng, tất nhiên tôi có thể xác nhận thông tin này, chúng tôi không có gì phải che giấu. Budanov (Giám đốc cơ quan tình báo Ukraine) và tôi vẫn đang ở châu Phi". Mặc dù vậy, ông Prigohzin đã không trả lời ngay lập tức câu hỏi về đề nghị tiết lộ các vị trí của quân đội Nga để đổi lấy việc Ukraine rút quân ở Bakhmut.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Washington Post mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky không xác nhận các cuộc tiếp xúc với ông Prigozhin và cho rằng "đây là vấn đề tình báo quân sự".
Thông tin trên một lần nữa cho thấy mối quan hệ "không mấy suôn sẻ" giữa người đứng đầu Wagner và giới chức quân sự cấp cao của Nga trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine vẫn đang diễn biến hết sức căng thẳng và khó lường.
Trước đó, ông Prigozhin đã nhiều lần phàn nàn về việc không được cung cấp đầy đủ vũ khí và cảnh báo sẽ rút toàn bộ các chiến binh Wagner khỏi các vị trí tiền tuyến ở Bakhmut. Ông nói rằng các chiến binh Wagner đang chịu tổn thất nặng nề vì thiếu 70% đạn dược. Tuy nhiên, sau đó ông Prigozhin đã rút lại lời tuyên bố này và khẳng định sẽ tiếp tục bám trụ tại Bakhmut sau khi được cho là đã nhận được cam kết cung cấp đủ vũ khí để chiến đấu.
Thậm chí có thời điểm ông Prigozhin còn tuyên bố "nếu tất cả những gì đang diễn ra là để đánh lừa Tổng Tư lệnh Putin thì nhân dân Nga sẽ 'vô cùng tức giận' khi cuộc chiến này thất bại", đồng thời cáo buộc giới chức quân sự vẫn không cung cấp đạn dược theo yêu cầu để Wagner có thể thực hiện mục tiêu kiểm soát hoàn toàn Bakhmut.
Hiện chưa có bất kỳ phản ứng nào từ Điện Kremlin về mối quan hệ giữa thủ lĩnh Wagner với Ukraine.
Hàn Quốc lên tiếng về cáo buộc Mỹ nghe lén các đồng minh Seoul đã lên tiếng phản hồi về bài báo do New York Times đăng tải cáo buộc các cơ quan tình báo Mỹ nghe lén đồng minh, trong đó có Hàn Quốc, về kế hoạch của những quốc gia này trong ủng hộ vũ khí cho Ukraine. Người dân ngắm nhìn quang cảnh tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Bloomberg Hãng tin Bloomberg (Mỹ)...