Iran phóng tên lửa đạn đạo trong cuộc tập trận qui mô lớn
Ngày 15/1, các phương tiện truyền thông đưa tin Iran đã phóng tên lửa đạn đạo trong một cuộc tập trận qui mô lớn.
Ảnh minh họa một vụ phóng tên lửa đạn đạo của Iran. Ảnh: Arab News
Truyền hình Iran đưa tin các lực lượng thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran ngày 15/1 đã tiến hành cuộc tập trận có sự tham gia của các máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo tại vùng sa mạc miền Trung Iran.
Vào giai đoạn 1 của cuộc tập trận diễn ra sáng 15/1, đơn vị không quân của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã phóng một số tên lửa đạn đạo mặt đất nhằm vào các căn cứ giả định của đối phương.
Theo nguồn tin AP, trong số tên lửa tham gia tập trận có tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu rắn Zolfaghar và Dezful. Tên lửa Dezful, một biến thể của tên lửa Zolfaghar, có tầm bắn 700km và trang bị đầu đạn nặng 450kh. Máy bay không người lái trang bị bom cũng được triển khai.
Truyền thông nhà nước Iran ngày 14/1 đưa tin nước này cùng ngày đã bắn nhiều tên lửa hành trình trong cuộc tập trận ở Vịnh Oman, dưới sự theo dõi dường như của một tàu ngầm hạt nhân Mỹ vừa được điều động tới khu vực trong bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa Tehran và Washington.
Đoạn video quay từ trực thăng được hải quân Iran công bố cho thấy những hình ảnh giống như USS Georgia – tàu ngầm lớp Ohio mang tên lửa dẫn đường được Hải quân Mỹ hồi tháng trước tuyên bố đã điều tới Vịnh Persian, một tuyên bố hiếm hoi nhằm khẳng định sức mạnh quân sự của Washington trong khu vực. Hải quân Iran không nhận diện được chiếc tàu ngầm này, song cũng đã cảnh báo con tàu tránh xa khu vực tập trận.
Video đang HOT
Khi được đề nghị bình luận về thông tin có tàu ngầm xuất hiện tại khu vực, Tư lệnh kiêm người phát ngôn Hạm đội 5 của Mỹ đồn trú ở Bahrain – bà Rebecca Rebarich trả lời: “Chúng tôi không đề cập đến các hoạt động của tàu ngầm”. Sau đó cùng ngày, truyền thông nhà nước Iran tuyên bố rằng một tàu “nước ngoài” có ý định tiếp cận khu vực tập trận và rời đi ngay sau khi hải quân Iran cảnh báo, song không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Trong kho vũ khí của Iran có những tên lửa tầm bắn lên tới 2.000km, đủ xa để vươn tới các mục tiêu quân sự của Israel và Mỹ ở Trung Đông. Năm 2020, quân đội Mỹ đã sử dụng máy bay không người lái ám sát Tướng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran Soleimani ở ngoại ô Baghdad (Iraq). Iran đáp trả bằng một loạt vụ tấn công tên lửa đạn đạo vào hai căn cứ quân sự ở Iraq có binh sĩ Mỹ đồn trú. Vụ việc đẩy quan hệ song phương vào vòng xoáy nguy hiểm mới và có thời điểm từng đứng bên miệng hố chiến trang. Trong mấy tuần gần đây, Iran cũng đã tăng số lượng các vụ tập trận, kể cả trên biển lẫn trên bộ.
Kênh truyền hình Press TV ngày 14/1 đưa tin trong ngày thứ 2 của cuộc tập trận quy mô lớn ở vùng biển phía Nam Iran, lực lượng hải quân nước này đã phóng nhiều quả ngư lôi từ tàu ngầm tự đóng lớp Fateh (Conqueror) và bắn nhiều tên lửa hành trình từ bờ biển và từ tàu chiến.
Đây là lần đầu tiên tàu ngầm tự đóng của Iran phóng thử ngư lôi. Trong giai đoạn cuối của cuộc tập trận quân sự quy mô lớn mang tên “Sức mạnh Hải quân (Eqtedar-e Daryayi) 99″ ở Biển Oman, các tên lửa hành trình và quả ngư lôi đều bắn trúng mục tiêu giả định.
Phó Tư lệnh Hải quân Iran phụ trách công tác điều phối kiêm người phát ngôn của cuộc tập trận, ông Hamzeh-Ali Kaviani đã đưa ra cảnh báo đối với mọi “hành vi vi phạm hay xâm phạm” mang tính thù địch vào các khu vực biên giới trên biển của Iran.
Căng thẳng giữa Iran và Mỹ ngày càng tăng kể từ khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015, đồng thời tái áp dụng biện pháp trừng phạt Iran. Trong thời gian qua, lực lượng IRGC và quân đội Mỹ từng có một vài lần đụng độ tại vùng Vịnh. Hai bên cáo buộc lẫn nhau làm leo thang căng thẳng, nhất là sau vụ Tướng Qasem Soleimani, Chỉ huy lực lượng tinh nhuệ Quds thuộc IRGC, bị Mỹ sát hại trong vụ không kích bằng máy bay không người lái ở Iraq.
Đáp lại, Iran đã giảm một số cam kết trong thỏa thuận, đồng thời tăng mức làm giàu urani. JCPOA quy định Iran chỉ được làm giàu urani ở mức 3,67%, thấp hơn mức 20% mà Iran đã thực hiện trước khi thỏa thuận được ký kết. Mức làm giàu urani để chế tạo vũ khí hạt nhân là 90%. Iran khẳng định nước này đủ năng lực làm giàu urani ở độ tinh khiết 90%.
Iran chế tàu chiến giống 'căn cứ nổi' Mỹ
Hải quân Iran biên chế "tàu căn cứ tiền phương" Makran, có kích thước và tính năng tương tự tàu căn cứ viễn chinh di động của Mỹ.
Truyền thông nhà nước Iran hôm 12/1 thông báo tàu căn cứ tiền phương Makran đã được đưa vào biên chế hải quân nước này. Tư lệnh hải quân Iran Hossein Khanzadi cho biết tàu có khả năng vận hành 6-7 trực thăng cùng lúc, có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến điện tử và hàng loạt chiến dịch đặc biệt.
Hình ảnh của hãng thông tấn Tasnim cho thấy một số trực thăng hạng nặng RH-53D Sea Stallion, SH-3D Sea King và AB212 ASW cất hạ cánh từ sàn đáp của Makran.
Tàu Makran sau lễ hạ thủy. Ảnh: Tasnim .
Makran dài 230 m, được hoán cải từ một tàu chở dầu cỡ lớn và dường như được hạ thủy hồi cuối năm ngoái. Con tàu chạy thử trên eo biển Hormuz hồi giữa tháng 12/2020 và được biên chế chỉ hai tháng sau khi hải quân Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran tiếp nhận tàu Shahid Roudaki được ví như "thành phố nổi trên biển".
Chuẩn đô đốc Khanzadi từng đề cập tới khả năng triển khai vũ khí và tên lửa trên tàu, nhưng không tiết lộ chi tiết. Sàn đáp rộng cho phép tàu lắp đặt nhiều hệ thống tên lửa hành trình và phòng không di động, cũng như bệ phóng tên lửa đạn đạo và pháo phản lực cỡ lớn.
Giới chuyên gia cho rằng Makran có thiết kế và chức năng tương tự các tàu căn cứ viễn chinh di động (ESB) của hải quân Mỹ, vốn được phát triển từ lớp tàu chở dầu Alaska. Chúng được ví như các "căn cứ nổi", có thể làm nhiệm vụ chống ngầm, quét thủy lôi, chống cướp biển, duy trì an ninh hàng hải và hỗ trợ nhân đạo.
Makran cũng có thể trở thành căn cứ tiền phương và trung tâm hỗ trợ hậu cần của Iran ở khu vực cách xa lãnh thổ nước này. Khái niệm này từng được hiện thực với tàu tác chiến đặc biệt MV Saviz, tàu hàng được Tehran hoán cải để làm nhiệm vụ do thám xa bờ và chỉ huy trên Biển Đỏ.
Các trực thăng trên sàn đáp của Makran. Ảnh: Tasnim .
Quân đội Iran gần đây công bố nhiều hệ thống vũ khí mới, cũng như các căn cứ tên lửa chiến lược ngầm dưới lòng đất trong bối cảnh căng thẳng tại Trung Đông vẫn ở mức cao.
Mỹ lo ngại Iran hoặc lực lượng ủy nhiệm có thể tấn công mục tiêu phương Tây trong bối cảnh nước này rút lực lượng khỏi Iraq và Afghanistan, cũng như quá trình chuyển giao quyền lực đang diễn ra tại Washington. Quân đội Mỹ đã ba lần triển khai oanh tạc cơ B-52H tuần tra khu vực và điều tàu ngầm hạt nhân USS Georgia đến vịnh Ba Tư.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh cuối tháng 12/2020 nói rằng nước này sẵn sàng phòng thủ trước mọi nỗ lực "phiêu lưu quân sự" của Mỹ trong giai đoạn chuyển giao quyền lực tổng thống, khẳng định Tehran không muốn gia tăng căng thẳng và kêu gọi "những người có lý trí ở Washington nên làm như vậy".
Iran khoe căn cứ tên lửa ngầm Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran công bố hình ảnh căn cứ tên lửa ngầm tại địa điểm không xác định trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ gia tăng. "Đây là một trong những căn cứ chứa tên lửa chiến lược của hải quân Vệ binh Cách mạng", thiếu tướng Hossein Salami, tư lệnh Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran...