Iran phản ứng trước việc Mỹ tái chỉ định Houthi là tổ chức khủn.g b.ố
Bộ Ngoại giao Iran đã lên tiếng phản đối quyết định của Mỹ khi tái chỉ định lực lượng Houthi tại Yemen vào danh sách “tổ chức khủn.g b.ố nước ngoài”, gọi đây là hành động phi lý và vô căn cứ, vi phạm luật pháp quốc tế.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Esmail Baghaei phát biểu trong một cuộc họp báo. Ảnh: IRNA/TTXVN
Ngày 23/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran, ông Esmaeil Baghaei, ch.ỉ tríc.h động thái của Bộ Ngoại giao Mỹ, cho rằng đây chỉ là cái cớ để áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào người dân Yemen.
Ông Baghaei cũng bày tỏ sự ủng hộ và đoàn kết của Iran với người dân Yemen cũng như những người Palestine bị áp bức trước sự chiếm đóng và hành động diệt chủng của Israel.
Phát biểu của ông nhấn mạnh: “Hành động của Bộ Ngoại giao Mỹ trong việc gán nhãn người dân Yemen là khủn.g b.ố phù hợp với sự ủng hộ của chính quyền Mỹ trước đây đối với cuộc diệt chủng kéo dài 15 tháng nhằm vào người dân Palestine ở Gaza”.
Ông cảnh báo, những hành động đơn phương, phi lý và không có cơ sở như vậy sẽ làm suy yếu hơn nữa luật pháp trong quan hệ quốc tế, đồng thời đ.e dọ.a hòa bình và ổn định khu vực.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 22/1, theo thông báo của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tái chỉ định lực lượng Houthi tại Yemen vào danh sách tổ chức khủn.g b.ố nước ngoài (FTO).
Tuyên bố của Nhà Trắng cho biết hoạt động của Houthi đ.e dọ.a an ninh của công dân và nhân viên Mỹ ở Trung Đông, sự an toàn của các đối tác khu vực thân cận nhất của Mỹ, cũng như sự ổn định của thương mại hàng hải toàn cầu.
Động thái này sẽ áp đặt các hình phạt kinh tế khắt khe hơn so với các biện pháp của chính quyền Tổng thống Biden trước đó, nhằm phản ứng trước các cuộc tấ.n côn.g của nhóm được cho là thân Iran này vào các tàu thương mại trên Biển Đỏ và tàu chiến Mỹ bảo vệ tuyến hàng hải quan trọng.
Những người ủng hộ động thái này cho rằng đây là một bước đi cần thiết từ lâu. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo hành động này có thể gây tác động đến những tổ chức viện trợ bị cho là hỗ trợ lực lượng Houthi, bao gồm một số tổ chức nhân đạo.
Kể từ tháng 11/2023, lực lượng Houthi, hiện kiểm soát phần lớn lãnh thổ Yemen, đã thực hiện hơn 100 vụ tấ.n côn.g nhằm vào các tàu trên Biển Đỏ, tuyên bố rằng họ hành động để thể hiện sự đoàn kết với người Palestine trước cuộc chiến giữa Israel và Hamas tại Gaza. Các vụ tấ.n côn.g của nhóm này đã đán.h chìm hai tàu, bắt giữ một tàu khác và khiến ít nhất bốn thuyền viên thiệ.t mạn.g.
Các cuộc tấ.n côn.g đã làm gián đoạn hoạt động vận chuyển hàng hóa toàn cầu, buộc nhiều công ty phải chuyển hướng qua tuyến đường dài và đắt đỏ hơn quanh miền Nam châu Phi trong hơn một năm qua.
Dưới thời Tổng thống Joe Biden, quân đội Mỹ đã cố gắng ngăn chặn các cuộc tấ.n côn.g của Houthi nhằm bảo vệ lưu thông thương mại và tiến hành các đợt không kích hạn chế nhằm giảm khả năng quân sự của nhóm này, nhưng không nhằm vào lãnh đạo của họ.
Ngay khi nhậm chức năm 2021, ông Biden đã gỡ bỏ danh sách khủn.g b.ố của chính quyền tiề.n nhiệm nhằm giải quyết các lo ngại nhân đạo tại Yemen. Tuy nhiên, trước các cuộc tấ.n côn.g trên Biển Đỏ, vào năm ngoái, ông Biden đã chỉ định Houthi là “Tổ chức khủn.g b.ố toàn cầu được chỉ định đặc biệt” (SDGT), một mức độ nhẹ hơn, tạo điều kiện cho các tổ chức nhân đạo hỗ trợ Yemen.
Tổ chức từ thiện Oxfam của Anh cảnh báo rằng quyết định này sẽ làm trầm trọng thêm khủng hoảng nhân đạo tại Yemen, gây gián đoạn nhập khẩu thực phẩm, thuố.c men và nhiên liệu quan trọng.
Nga và Iran lên tiếng về diễn biến 'nóng' tại Syria
Một số nhóm nổi dậy tại Syria đã bất ngờ tấ.n côn.g vào các khu vực do chính phủ kiểm soát tại phía Bắc tỉnh Aleppo, dẫn đến giao tranh dữ dội nhất trong vài năm trở lại đây.
Cả Nga và Iran đề lên tiếng bày tỏ quan ngại về diễn biến này.
Lực lượng cứu hộ khẩn cấp làm nhiệm vụ tại hiện trường vụ oanh tạc ở Damascus, Syria ngày 1/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Syria đã chìm trong bất ổn do nội chiến dai dẳng hơn 1 thập niên, cho dù xung đột đã hạ nhiệt trong những năm gần đây.
Vào ngày 27/11, nhóm phiến quân Hayat Tahrir al-Sham (HTS) và một số nhánh liên kết đã tấ.n côn.g tỉnh Idlib và Aleppo, nhiều mục tiêu chỉ cách ngoại ô thành phố Aleppo 10 km. Những kẻ nổi dậy đã cắt đường cao tốc nối Damascus với Aleppo. Theo Tổ chức Giám sá.t nhâ.n quyền Syria (SOHR), đã có 182 người thiệ.t mạn.g trong vụ đụng độ, trong đó có 102 thành viên của HTS. Tiề.n thân của HTS là Mặt Trận Nusra. Cả Syria, Nga và nhiều quốc gia khác đều coi HTS là tổ chức khủn.g b.ố.
Một vị tướng trong Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã thiệ.t mạn.g tại Syria ngày 28/11, trong cuộc giao tranh giữa quân đội Syria và các nhóm nổi dậy. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Esmail Baghaei Hamaneh cùng ngày bày tỏ quan ngại về sự trỗi dậy của các nhóm khủn.g b.ố tại Syria. Ông Esmaeil Baghaei kêu gọi kiên quyết hành động và phối hợp để ngăn chặn chủ nghĩa khủn.g b.ố lây lan trong khu vực.
Ông Esmail Baghaei cũng đề cập đến các thỏa thuận hiện có theo tiến trình Astana - sáng kiến do Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga dẫn đầu - chỉ định các khu vực như Aleppo và Idlib là vùng giảm leo thang. Ông ch.ỉ tríc.h các cuộc tấ.n côn.g gần đây của nhóm nổi dậy nhằm những vùng này, gọi chúng là hành vi vi phạm nghiêm trọng các thỏa thuận và là mối đ.e dọ.a đối với tiến triển đạt được thông qua tiến trình Astana. Bên cạnh đó, ông Baghaei nhắc nhở cộng đồng quốc tế về trách nhiệm chung trong chống khủn.g b.ố và cảnh báo rằng tình trạng chậm trễ trong giải quyết các mối đ.e dọ.a ngày càng gia tăng ở Syria có thể đảo ngược nhiều năm thành tựu chống khủn.g b.ố.
Đến ngày 29/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cáo buộc Mỹ, Anh và một số quốc gia phương Tây khác gieo rắc hỗn loạn qua các nhóm khủn.g b.ố trên khắp Syria.
Bà cũng nhắc lại lập trường ủng hộ Syria của Nga. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, người dân Syria là cơ sở để đảm bảo an ninh và ổn định ở khu vực Tây Á.
Phát biểu này được đưa ra sau khi chiến đấu cơ Syria và Nga né.m bo.m vào nơi ẩn náu của nhóm khủn.g b.ố Takfiri được nước ngoài hậu thuẫn ở khu vực Tây Bắc Syria. Quân đội Syria cho biết họ đang hợp tác với Nga và "các lực lượng thân thiện" để giành lại lãnh thổ đồng thời khôi phục tình hình như trước.
Nội chiến bùng phát tại Syria sau các cuộc biểu tình chống chính phủ năm 2011. Nội chiến đã khiến hơn 500.000 người thiệ.t mạn.g, hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa và gây tàn phá nặng nề cho cơ sở hạ tầng cũng như các ngành công nghiệp địa phương.
Liệu Houthi có thể gây thêm rắc rối cho xung đột ở 'chảo lửa' Trung Đông? Sau hàng loạt cuộc tấ.n côn.g của Mỹ, Irael và một số quốc gia khác, lực lượng Houthi dường như không chịu "thương tích nặng" mà vẫn tiếp tục gây hoang mang cho các tàu di chuyển qua Biển Đỏ. Thủ lĩnh lực lượng Houthi ở Yemen, Abdul-Malik al-Houthi. Ảnh: IRNA/TTXVN Trong khi đó, kể từ tháng 10/2023, Israel đã tăng cường tấn...