Iran – Pakistan: Thân xa, sơ gần
Tổng thống Iran Hassan Rouhani thăm Pakistan vào thời điểm nhạy cảm đối với cả hai bên.
Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif (phải) tiếp Tổng thống Iran Hassan Rouhani ở Islamabad ngày 25.3.2016 – Ảnh: AFP
Là láng giềng của nhau nhưng quan hệ song phương xưa nay không thực sự tốt đẹp trong khi quan hệ của từng nước với các đối tác ở xa lại nồng ấm và gắn kết hơn.
Video đang HOT
Hiện tại, Ả Rập Xê Út và những vương triều Ả Rập khác ở vùng Vịnh cùng một số đồng minh đã cắt quan hệ với Iran. Pakistan thân thiết với những nước này nhưng không tham gia liên minh đối phó Iran do Ả Rập Xê Út chủ xướng. Islamabad chủ trương thúc đẩy quan hệ với những đối tác kia nhưng không cắt cầu với Tehran.
Ở đây thể hiện rất rõ tính thực dụng trong suy tính khi Pakistan không muốn vì láng giềng gần mà tổn hại quan hệ tốt đẹp với những đối tác xa nhưng đồng thời cũng không vì thân với nơi xa mà để mất những gì có thể có từ quan hệ với láng giềng gần. Một khi vấn đề hạt nhân của Iran đã được giải quyết và Iran bình thường hóa quan hệ với phương Tây thì vị thế quốc tế của nước này sẽ khác, mở ra rất nhiều cơ hội hợp tác hấp dẫn. Iran có thêm nhiều lợi thế trong cuộc ganh đua với Ả Rập Xê Út và có thể giúp Pakistan giải quyết ổn thỏa hơn vấn đề an ninh năng lượng.
Tổng thống Rouhani đến Pakistan với mục đích hàng đầu là tìm kiếm đối tác mới cho thời kỳ mới. Pakistan trở nên quan trọng hơn đối với Iran vì vừa là láng giềng gần vừa có nhu cầu rất lớn về dầu khí. Hơn nữa, thúc đẩy quan hệ với Pakistan còn giúp phân hóa nước này với Ả Rập Xê Út và làm rạn vỡ liên minh đối phó Iran.
La Phù
Theo Thanhnien
Đòi hỏi quá đáng
Trong chuyến thăm Mỹ mới rồi, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã đề nghị Washington đứng về phía Islamabad trong những vấn đề tranh chấp lâu nay giữa Pakistan và Ấn Độ.
Thủ tướng Pakistan, Nawaz Sharif - Ảnh: Reuters
Ông Sharif còn cảnh báo nếu Mỹ không thiên lệch hẳn về phía Pakistan thì mối bất hòa giữa Pakistan và Ấn Độ sẽ tiếp tục gia tăng. Qua đó có thể thấy vị thủ tướng này của Pakistan ham muốn quá nhiều hoặc không hiểu thực chất chính sách của Mỹ ở Nam Á.
Ở khu vực này hiện có 3 vấn đề lớn mà Mỹ chỉ với chính sách cân bằng thì mới thực hiện và bảo toàn được tốt nhất lợi ích của mình. Đó là cân bằng quan hệ với Ấn Độ và Pakistan, cân bằng giữa đẩy lùi Taliban ở Afghanistan và Pakistan với để ngỏ khả năng đối thoại với lực lượng này, và cân bằng giữa hợp tác và ganh đua ảnh hưởng với Trung Quốc ở khu vực, đặc biệt ở Pakistan bởi nước này có quan hệ gắn bó chặt chẽ truyền thống với Trung Quốc. Nhìn như thế thôi đã đủ để thấy Mỹ không thể nghiêng hẳn về phía Pakistan trong quan hệ của nước này với Ấn Độ.
Ông Sharif đưa ra đề nghị trên như một kiểu đòi Mỹ phải trả giá cho việc Pakistan giúp đối phó với Taliban chứ lẽ ra phải biết rằng Mỹ cũng có những lợi ích chiến lược thiết thực và lâu dài trong quan hệ với Ấn Độ. Mỹ không thể trả cái giá ấy và vì thế không thể đáp ứng được đề nghị của ông Sharif.
Nhưng vì cần Pakistan nên Mỹ khó xử. Dù đối phó mối đe dọa an ninh từ Taliban ở Afghanistan và Pakistan hay lôi kéo Taliban vào hòa giải dân tộc và hòa bình ở Afghanistan thì Pakistan đều đóng vai trò quan trọng. Và muốn ganh đua ảnh hưởng với Trung Quốc ở nơi này thì Mỹ không thể không tranh thủ Pakistan.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Bắt cá hai tay Trong chuyến thăm Iran vừa rồi, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif bộc lộ ý định làm trung gian hòa giải giữa Iran và Ả Rập Xê Út. Thủ tướng Pakistan trong cuộc gặp Quốc vương Ả Rập Xê Út tại Riyadh ngày 18.1 - Ảnh: Reuters Động thái này có phần gây bất ngờ vì ngay sau khi Ả Rập Xê Út cắt...