Iran nói ‘không’ với chiến tranh và trừng phạt trước sức ép của Mỹ
Ngày 21/5, ông Hesameddin Ashena, Cố vấn văn hóa của Tổng thống Iran Hassan Rouhani, cho biết chiến lược của Tehran nhằm đối phó với các biện pháp áp đặt trừng phạt của Mỹ dựa trên nguyên tắc “nói không với chiến tranh, nói không với trừng phạt”.
Trao đổi với hãng thông tấn Tasnim, ông Ashena nêu rõ: “Thứ nhất, chúng tôi không cho phép một cuộc chiến tranh xảy ra trong khu vực, và thứ hai, chúng tôi sẽ không chấp nhận bị đè nén dưới các lệnh trừng phạt…. Phản ứng của chúng tôi đối với Mỹ là nói không với chiến tranh và nói không với trừng phạt”.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu tại thủ đô Tehran ngày 8/5/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Rouhani đã bác bỏ khả năng diễn ra các cuộc đàm phán với Mỹ trong tình hình hiện tại. Nhà lãnh đạo Iran khẳng định dù ủng hộ biện pháp ngoại giao nhằm giải quyết các vấn đề gây tranh cãi, song ông phản đối bất kỳ cuộc đàm phán nào với Mỹ lúc này. Theo ông Rouhani, tình hình hiện nay “hoàn toàn không phù hợp để tiến hành đàm phán” và người dân Iran cần đoàn kết, kiên định để vượt qua những trừng phạt kinh tế mà Mỹ áp đặt.
Video đang HOT
Giữa lúc xuất hiện nhiều mối quan ngại về một cuộc đối đầu giữa Mỹ với Iran tại khu vực Trung Đông, ngày 21/5, Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi cho biết nước này đã cử các phái đoàn tới Washington và Tehran nhằm hỗ trợ “hạ nhiệt căng thẳng”. Thủ tướng Mahdi khẳng định không có phe nhóm nào ở Iraq muốn đẩy khu vực tới một cuộc chiến tranh.
Căng thẳng đã leo thang trong những ngày gần đây với quan ngại gia tăng về một cuộc xung đột tiềm tàng giữa Mỹ và Iran. Ngày 20/5, Tehran thông báo tăng gấp 4 lần sản lượng uranium làm giàu ở cấp độ thấp, một tuần sau khi Iran chính thức tuyên bố ngừng thực hiện một số cam kết trong thỏa thuận Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCOPA) ký năm 2015 với các cường quốc. Động thái này của Iran được xem là nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào Tehran sau khi Washington rút khỏi JCPOA hồi năm ngoái. Tehran cũng yêu cầu các nước tham gia ký kết khác hỗ trợ bảo vệ nền kinh tế của nước này trước các lệnh trừng phạt của Washington.
Trong diễn biến liên quan, cũng trong ngày 21/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp Agnes von der Muhll đã nhắc lại cam kết đối với JCPOA, song khẳng định Paris sẽ không chấp nhận bất cứ tối hậu thư nào sau khi Iran tuyên bố sẽ nối lại hoạt động làm giàu uranium ở cấp độ thấp. Pháp yêu cầu Iran tiếp tục mọi nghĩa vụ trong khuôn khổ JCPOA như đã thực hiện tới nay và “kiềm chế mọi hành động có thể vi phạm những cam kết”. Người phát ngôn này cũng khẳng định Pháp và các đối tác châu Âu tiếp tục cam kết bảo vệ và triển khai toàn diện JCPOA.
Theo thỏa thuận hạt nhân lịch sử ký năm 2015, Iran chỉ được phép làm giàu urani ở tỷ lệ 3,67%, thấp hơn nhiều so với mức 90% để chế tạo vũ khí hạt nhân và cũng thấp hơn mức 20% mà Iran đã thực hiện trước khi thỏa thuận được ký kết. Bên cạnh đó, Tehran được phép sản xuất uranium có tỷ lệ làm giàu thấp với khối lượng tối đa 300 kg và lượng urani dư thừa có thể được xuất khẩu. Tuy nhiên, mức giới hạn này sẽ không còn được Tehran áp dụng sau khi Iran tuyên bố ngừng thực hiện một số cam kết tự nguyện trong thỏa thuận hạt nhân.
Theo Phương Oanh (TTXVN)
Iran tăng gấp 4 lần sản lượng urani làm giàu cấp độ thấp
Ngày 20/5, giới chức ngành năng lượng hạt nhân Iran tuyên bố nước Cộng hòa Hồi giáo này đã tăng gấp 4 lần sản lượng urani làm giàu ở cấp độ thấp.
Hoạt động tại một cơ sở hạt nhân của Iran. Ảnh: PBS
Các hãng thông tấn bán chính thức Fars và Tasnim của Iran ngày 20/5 đồng loạt đưa tin nước này đã tăng gấp 4 lần sản lượng urani làm giàu cấp độ thấp, đồng thời đã thông báo thông tin này với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Theo hai nguồn tin trên, sản lượng urani Iran hiện có chỉ bằng 3,67% mức giới hạn đề ra trong Kế hoạch Hành động chung Toàn diện, thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà Tehran đạt được với Nhóm P5 1 hồi năm 2015.
Tuy nhiên, việc tăng sản lượng cũng sẽ đồng nghĩa với việc Iran có thể sẽ sở hữu quá mức giới hạn được phép như qui định trong thỏa thuận hạt nhân (số lượng urani vượt ngưỡng cho phép phải đưa ra nước ngoài).
IAEA, cơ quan giám sát hạt nhân của LHQ, hiện chưa bình luận gì về thông tin trên.
Đông thái diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Iran và Mỹ đang "căng như dây đàn" này có nguy cơ đẩy quan hệ song phương vào một vòng xoáy nguy hiểm mới.
Theo Thanh Tuấn/Báo Tin tức
Trump cảnh báo lạnh gáy về "cái kết của Iran" nếu còn dọa Mỹ Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã lên tiếng cảnh báo sắc lạnh Iran và nhấn mạnh rằng "đừng đe dọa Mỹ nữa". Tổng thống Mỹ Donald Trump. "Nếu Iran muốn chiến đấu, đó là sẽ là cái kết của Iran", ông Trump viết trên Twitter. "Đừng bao giờ đe dọa Mỹ nữa!" Tuyên bố của ông Trump được đưa ra trong...