Iran “nổi đóa” vì bị Mỹ tố tấn công tàu chở dầu ở Vịnh Oman
Ngoại trưởng Iran giận dữ tuyên bố các cáo buộc của Mỹ về vụ tàu chở dầu bị tấn công ở Vịnh Oman là một phần của chiến lược “ ngoại giao phá hoại”.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cũng tố cáo Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton và Nhóm B của ông Bolton là những người đứng sau chiến lược “ngoại giao phá hoại” nói trên.
“Việc Mỹ ngay lập tức đưa ra những cáo buộc chống lại Iran mà không có bằng chứng thực tế hay tình huống nào, chỉ cho thấy rõ rằng #nhóm B đang chuyển sang #kế hoạch B: Ngoại giao phá hoại chống lại Iran”, ông Mohammad Javad Zarif viết trên trang mạng Twitter.
Ông Zarif đã nhiều lần cáo buộc ông Bolton, một nhân vật “diều hâu” trong Nhà Trắng chống Iran mạnh mẽ và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cùng Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman có thể thúc đẩy Tổng thống Mỹ Donald Trump vào cuộc xung đột với Tehran.
Ngoài ra, phái đoàn Iran tại Liên Hợp Quốc đồng thời cũng đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc từ Mỹ.
“Iran bác bỏ quyết liệt tuyên bố vô căn cứ của Mỹ liên quan đến các sự cố tàu chở dầu ngày 13/6 và lên án việc này theo cách mạnh nhất có thể,” phái đoàn Iran nói trong một tuyên bố.
Video đang HOT
Trước đó, bốn quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên hôm 13/6 nói với CNN rằng một máy bay quân sự Mỹ đã quay được video cho thấy một tàu hải quân Iran di chuyển dọc theo Kokura Courageous, một trong hai tàu dầu bị tấn công ở Vịnh Oman, và tháo gỡ một quả thủy lôi chưa phát nổ từ thân tàu.
Những quan chức này nói rằng hình ảnh cũng cho thấy một người trên tàu Iran đang cầm quả thủy lôi. Tàu Iran thực hiện hành động này thậm chí sau khi tàu khu trục USS Bainbridge, cũng như máy bay không người lái và máy bay tuần thám P-8 của Mỹ tới hiện trường trong 4 giờ.
Quan chức quốc phòng Mỹ tin rằng những người Iran khi đó đang tìm cách che giấu bằng chứng về sự liên quan của họ trong vụ tấn công. Hiện chưa rõ những hình ảnh và video này có được công bố hay không.
Một quan chức khác nói rằng nhiều tàu nhỏ của Iran đã xuất hiện ở hiện trường, nơi USS Bainbridge hiện diện, khiến Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ phát cảnh báo: “Chỉ được dung thứ nếu không can thiệp vào USS Bainbridge hoặc nhiệm vụ của nó”.
Tàu chở dầu Kokura Courageous treo cờ Panama và thuộc sở hữu của một công ty Nhật Bản bị tấn công hai lần khi đang trên đường tới Singapore, khiến nó bốc cháy và bị hư hại nghiêm trọng. 21 thủy thủ người Philippines sơ tán bằng thuyền cứu sinh và được tàu Coastal Ace gần đó giải cứu, trước khi được tàu khu trục USS Bainbridge của Mỹ đón. Một người bị thương nhẹ, trong khi Kokura Courageous đang trôi dạt trên biển.
Tàu chở dầu thứ hai bị tấn công là Front Altair mang cờ Quần đảo Marshall và thuộc sở hữu của công ty Frontline, Na Uy. Tàu bốc cháy sau khi bị tấn công và thủy thủ đoàn được tàu chở hàng Hàn Quốc Hyundai Dubai đang hoạt động gần đó giải cứu.
Thủy thủ đoàn trên tàu Front Altair gồm 11 người Nga, một người Georgia và 11 người Philippines sau đó được chuyển lên tàu hải quân Iran. Công ty Quản lý Tàu dầu Quốc tế (ITM) sở hữu Front Altair cho biết toàn bộ thủy thủ đều an toàn và được hải quân Iran đưa về thành phố cảng Bandar Abbas.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cáo buộc Iran tấn công hai tàu chở dầu, nói rằng đánh giá này dựa trên thông tin tình báo, nhưng không đưa ra bằng chứng nào. Bộ Ngoại giao Anh và Arab Saudi đều đồng tình với nhận định của Mỹ,
Theo Danviet
Quốc gia lý tưởng để trốn chiến tranh hạt nhân Mỹ-Iran
Cảnh báo chiến tranh thế giới đang thứ 3 lan tràn sau khi căng thẳng giữa Mỹ và Iran trở nên tồi tệ hơn vào cuối tuần qua. Nếu chiến tranh bùng nổ, có một quốc gia lý tưởng để trốn tránh nguy hiểm, theo báo Anh Express.
Đất nước nào là lý tưởng để tránh chiến tranh Mỹ-Iran?
Căng thẳng tồi tệ hơn bùng lên sau lời đe dọa nghiêm trọng từ Ngoại trưởng Iran, theo báo Anh. Ông Mohammad Javad Zarif - Ngoại trưởng Iran cho biết, ông tin rằng, ảnh hưởng của Mỹ sẽ biến mất nếu các nước trên thế giới sẽ bỏ đồng đô la Mỹ làm cơ sở cho thương mại quốc tế.
Những người Anh lo lắng xung đột giữa Mỹ và Iran bùng nổ có thể tới nương náu ở một quốc gia lý tưởng nổi tiếng yên bình. Theo kết quả Chỉ số hòa bình toàn cầu 2018, đó là Iceland.
Đó là Iceland
Đất nước Bắc Âu xinh đẹp nằm cách xa về địa lý so với cả Iran và Mỹ được cho là địa điểm ẩn náu tuyệt vời. Khoảng 323.000 du khách Anh đã đến thăm Iceland thông qua sân bay Keflavik vào năm 2017. Khi bạn cư trú hợp pháp ở Iceland được 6 tháng, bạn sẽ tự động trở thành một phần của hệ thống bảo hiểm xã hội Iceland.
Ngoài Iceland, New Zealand, Áo, Bồ Đào Nha và Đan Mạch cũng góp mặt trong danh sách những quốc gia trú ẩn lý tưởng khỏi chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Iran.
Quan hệ giữa Mỹ và Mỹ bắt đầu căng thẳng từ khi Tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và tăng cường trừng phạt Iran từ năm ngoái. Washington tháng trước điều nhiều tàu chiến, oanh tạc cơ B-52 và tổ hợp phòng không đến Trung Đông do nhận được tin tình báo rằng Tehran chuyển tên lửa đạn đạo tầm ngắn lên các tàu ở vịnh Ba Tư.
Theo Danviet
Ngoại trưởng Iran : Lệnh trừng phạt của Mỹ chính là hình thức 'khủng bố kinh tế' Ngày 2/6, truyền thông khu vực dẫn phát biểu của Ngoại trưởng Iran Mohammed Javad Zarif cho rằng, những lệnh trừng phạt mà Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm vào nước Cộng hòa Hồi giáo này chính là "khủng bố kinh tế". Iran: Lệnh trừng phạt của Mỹ là "khủng bố kinh tế". (Nguồn: ABC News) Theo người đứng đầu ngành ngoại giao...