Iran nhập khẩu vũ khí trị giá nửa tỷ đô bất chấp cấm vận
Tổ chức Oxfarm hôm nay tiết lộ, Iran đã nhập khẩu vũ khí trị giá khoảng 566 triệu USD trong 3 năm, bất chấp nước này hứng chịu lệnh cấm mua bán vũ khí của Liên Hiệp Quốc.
Theo Oxfarm, Iran đã nhập khẩu khoảng 566 triệu USD vũ khí trong 3 năm.
Tổng cộng, 10 quốc gia bị cấm vẫn tìm cách mua vũ khí trị giá khoảng 2,2 tỷ USD từ năm 2000 đến 2010. Anna MacDonald, người quản lý chiến dịch kiểm soát vũ khí của Oxfarm cho hay, thành công của những nước này trong việc đặt quan hệ buôn bán với thị trường vũ khí quốc tế cho thấy sự thiếu hiệu quả của các lệnh cấm hiện tại.
Theo Telegraph, Nga và Trung Quốc là 2 nước ngăn cản Liên Hiệp Quốc áp đặt lệnh cấm vận toàn diện với Iran, được xem là nhà cung cấp vũ khí chính cho nước này.
Ngoài Iran, Azerbaijan cũng chịu lệnh cấm vận buôn bán vũ khí của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), một hiệp hội với 56 quốc gia thành viên. Tuy nhiên, nước này đã nhập khẩu vũ khí trị giá khoảng 728 triệu USD từ năm 2000 đến 2010, biến Azerbaijan trở thành quốc gia bị cấm vận mua nhiều vũ khí nhất.
Video đang HOT
Theo bà MacDonald, một trong những lý do khiến lệnh cấm vận không có tác dụng là không có quy định toàn cầu về buôn bán vũ khí thông thường. Những quốc gia không chịu lệnh cấm xuất khẩu vũ khí có thể bán cho bất kỳ người mua nào họ muốn. Ngoài ra, số liệu cho thấy thậm chí chính phủ các nước chịu lệnh cấm cũng tìm cách lách luật để mua vũ khí.
Các nhà vận động cho hay, biện pháp hợp lý để ngăn các quốc gia chịu lệnh cấm mua bán vũ khí là một hiệp ước toàn cầu, nhằm điều chỉnh việc mua bán vũ khí thông thường. Tháng 7 tới, Liên Hiệp Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp để thảo luận về vấn đề này. Tuy nhiên, các quốc gia hưởng lợi lớn từ xuất khẩu vũ khí như Nga và Trung Quốc, có thể không chấp nhận bất kỳ quy định quốc tế nào về việc hạn chế mua bán vũ khí.
Bình An
Theo Infonet.vn
Châu Á nhập khẩu nhiều vũ khí nhất thế giới
Theo một báo cáo được công bố hôm nay, châu Á dẫn đầu thế giới về nhập khẩu vũ khí, trong đó Ấn Độ nhập khẩu nhiều nhất khu vực.
Các trực thăng của Không quân Ấn Độ trình diễn tại New Delhi.
Trong báo cáo, Viện nghiên cứu hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI), một viện độc lập chuyên về các vấn đề giải trừ quân bị và kiểm soát vũ khí, cho hay số lượng các thương vụ chuyển giao vũ khí thông thường trên toàn thế giới trong giai đoạn 2007-2011 đã tăng 24% so với giai đoạn 2002-2006.
Trong 5 năm qua, châu Á và châu Đại Dương chiếm 44% lượng nhẩu khẩu vũ khí thông thường, so với 19% của châu Âu, 17% của Trung Đông, 11% của Bắc và Nam Mỹ và 9% của châu Phi.
Ấn Độ là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất trong giai đoạn 2007-11, chiếm 10% 10% tổng lượng vũ khí. Tiếp sau là Hàn Quốc (6%), Trung Quốc và Pakistan (đều là 5%) và Singapore (4%).
"Các vũ khí nhập khẩu của Ấn Độ đã tăng 38% trong giai đoạn 2002-06 và 2007-11.
Ấn Độ đã nhập khẩu nhiều máy bay chiến đấu trong giai đoạn 2007-11, trong đó có 120 máy bay Su-30MKs và 16 máy bay MiG-29K của Nga và 20 máy bay Jaguar Ss của Mỹ".
Người láng giềng và có lúc cũng là đối thủ của Ấn Độ, Pakistan, nhập khẩu vũ khí lớn thứ 3 tại châu Á. Nước này đã nhận được một số lượng lớn máy bay chiến đấu, trong đó có 50 máy bay JF-17 từ Trung Quốc và 30 chiến đấu cơ F-16 từ Mỹ", báo cáo viết.
"Nước nước nhập khẩu vũ khí lớn tại châu Á đang tìm cách phát triển các ngành công nghiệp vũ khí của riêng mình và giảm sự phụ thuộc vào các nguồn cung cấp từ bên ngoài", Pieter Wezeman, một nhà nghiên cứu cấp cao của SIRI, nói.
Trung Quốc, từng là nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới trong năm 2006 và 2007, giờ đã giảm xuống vị trí thứ 4.
Lý giải về điều này, báo cáo viết: "Sự sụt giảm về lượng vũ khí nhập khẩu của Trung Quốc diễn ra đồng thời với những phát triển trong ngành công nghiệp vũ khí của Trung Quốc và lượng vũ khí xuất khẩu của nước này gia tăng".
Trung Quốc giờ đây là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 6 thế giới sau Mỹ, Nga, Đức, Pháp và Anh.
Tại châu Âu, Hy Lạp là nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất trong giai đoạn 2007-11.
Trong giai đoạn 2002-2011, Syria đã tăng lượng vũ khí nhập khẩu lên 580%, trong khi Venezuela cũng đẩy mạnh nhập khẩu vũ khí trong cùng giai đoạn lên 55%%.
Trên khắp Trung Đông, lượng vũ khí nhập khẩu đã giảm 8% trong giai đoạn 2007-11. Tuy nhiên, SIRI đã cảnh báo rằng "khuynh hướng này sẽ sớm bị đảo ngược".
Theo Dân Trí