Iran nhận trách nhiệm vụ tấn công tên lửa gần lãnh sự quán Mỹ
Iran đã nhận trách nhiệm tiến hành vụ phóng tên lửa vào vị trí gần lãnh sự quán Mỹ tại miền Bắc Iraq.
Một căn nhà bị hư hại sau vụ tấn công tên lửa của Iran tại Irbil, Iraq ngày 13/3. Ảnh: AP
Phía Iran cho biết vụ phóng tên lửa là nhằm trả đũa cho vụ tấn công của Israel nhằm vào Syria khiến hai thành viên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran ( IRGC) tử vong vào đầu tuần trước.
Hãng thông tấn AP (Mỹ) dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iraq Ahmad al-Sahhaf cho biết vào ngày 13/3 đã triệu đại sứ Iran Iraj Masjedi để phản đối vụ tấn công xảy ra ở thành phố Irbil. Chính phủ Iraq gọi vụ tấn công là “vi phạm luật pháp và chuẩn mực quốc tế ” đồng thời yêu cầu lãnh đạo Iran đưa ra lời giải thích.
Không có người bị thương trong vụ việc được coi là leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Iran này. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan phát biểu: “Chúng tôi sẽ hỗ trợ Chính phủ Iraq. Và chúng tôi sẽ hỗ trợ các đối tác của mình ở Trung Đông trong việc đối mặt với các mối đe dọa tương tự từ Iran”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price chia sẻ với các phóng viên rằng không có dấu hiệu cho thấy cuộc tấn công nhằm vào Mỹ.
IRGC trong khi đó đăng trên trang mạng của lực lượng này rằng vụ tấn công nhằm vào một căn cứ điệp viên của Israel tại Irbil. Hãng thông tấn Tasnim dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết Iran đã phóng 10 tên lửa Fateh, vốn có tầm bắn vào khoảng 300 km.
Tổng thư ký Liên đoàn Arab (AL), ông Ahmed Aboul-Gheit ngày 13/3 đã lên án vụ tấn công tên lửa của Iran nhằm vào thành phố Erbil. Theo tuyên bố, AL bày tỏ ủng hộ những nỗ lực của Iraq trong đối phó với các hành vi đe dọa an ninh và ổn định của nước này, đặc biệt trong bối cảnh Baghdad chuẩn bị công bố chính phủ mới.
Vụ tấn công tên lửa xảy ra cùng thời điểm diễn ra đàm phán về nối lại thỏa thuận hạt nhân đạt được năm 2015 với Iran tại Vienna (Áo). Iran và các nước trong Nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) đã đạt được thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) vào năm 2015. Điểm chính của JCPOA là Iran hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân để được nới lỏng các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, cựu Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi JCPOA vào năm 2018 đồng thời tái áp đặt các lệnh trừng phạt Iran.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trong tháng 7/2021 đã quyết định đến 31/12/2021 chấm dứt nhiệm vụ chiến đấu tại Iraq. Kể từ thời điểm đó, lực lượng Mỹ chuyển dần sang vai trò cố vấn. Tuy nhiên, lực lượng này vẫn hỗ trợ trên không và một số nhiệm vụ quân sự khác cho Iraq trong cuộc chiến chống lại Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Căng thẳng giữa Iran và Mỹ đã tăng lên sau vụ không kích của Washington vào tháng 1//2020 gần sân bay Baghdad (Iraq) khiến chỉ huy đơn vị Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC)-Thiếu tướng Qasem Soleimani thiệt mạng. Để đáp trả lại, Iran đã phóng nhiều tên lửa nhằm vào căn cứ không quân al-Asad của Mỹ tại Iraq khiến 100 quân nhân Mỹ bị thương.
Iraq yêu cầu Iran giải thích về vụ tấn công tên lửa vào Erbil
Ngày 13/3, Iraq cho biết đã thông qua các kênh ngoại giao để yêu cầu lời giải thích "thẳng thắn và rõ ràng" từ phía Iran liên quan vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Tehran nhằm vào thành phố Erbil, thủ phủ khu tự trị người Kurd ở miền Bắc Iraq.
Những ngôi nhà gần lãnh sự quán Mỹ ở Erbil, miền Bắc Iraq bị phá huỷ trong vụ tấn công bằng tên lửa từ Iran, ngày 13/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một tuyên bố đưa ra sau cuộc họp để thảo luận vụ tấn công được phát động từ lãnh thổ Iran, Hội đồng bộ trưởng về an ninh quốc gia của Iraq cho biết, nước này "chờ đợi một lập trường từ giới lãnh đạo chính trị" tại Tehran về vụ tấn công tên lửa vào Erbil.
Bộ Ngoại giao Iraq ngày 13/3 đã triệu Đại sứ Iran tại Baghdad, Iraj Masjidi tới trụ sở để phản đối vụ tấn công bằng tên lửa do quốc gia này thực hiện trước đó cùng ngày nhằm vào thành phố Erbil ở miền Bắc Iraq.
Theo Bộ trên, vụ tấn công này là sự vi phạm chủ quyền của Iraq. Bộ Ngoại giao Iraq đã thể hiện sự phản đối của chính phủ nước này đối với vụ bắn tên lửa đã gây ra "thiệt hại vật chất" và "tổn hại đối với nhà cửa và công trình dân sự".
Trong khi đó, Tổng thư ký Liên đoàn Arab (AL), ông Ahmed Aboul-Gheit ngày 13/3 cũng đã lên án vụ tấn công tên lửa của Iran nhằm vào thành phố Erbil (Iraq). Theo tuyên bố, AL bày tỏ ủng hộ hoàn toàn những nỗ lực của Iraq trong đối phó với các hành vi đe dọa an ninh và ổn định của nước này, trong bối cảnh Baghdad chuẩn bị công bố chính phủ mới.
Trong diễn biến liên quan, Bộ Ngoại giao Ai Cập cùng ngày cũng ra tuyên bố chỉ trích mạnh mẽ vụ tấn công vào thành phố Erbil. Phía Cairo bày tỏ lập trường ủng hộ an ninh và ổn định của Iraq.
Trước đó, lực lượng an ninh vùng tự trị người Kurd cho biết 12 tên lửa đạn đạo được bắn vào Erbil từ bên ngoài biên giới Iraq sáng 13/3 theo giờ địa phương, trong đó nhiều tên lửa đã rơi xuống khu vực gần Lãnh sự quán Mỹ và Đài truyền hình Kurdistan 24 tại Salah al-Din ở Erbil. Vụ tấn công làm một dân thường bị thương và gây hư hại một số tòa nhà.
Cận cảnh tên lửa mới của Iran được cho có thể tấn công căn cứ Mỹ Iran gần đây đã công bố tên lửa mới Kheibar-Shekan có khả năng vươn tới các căn cứ quân sự Mỹ trong khu vực cũng như những "mục tiêu nằm trong Israel". Tên lửa mới Kheibar-Shekan được Iran công bố. Ảnh: Daily Mail Truyền thông nhà nước Iran ngày 9/2 cho biết tên lửa có tên Kheibar-Shekan được sản xuất tại Iran, sử...