Iran nêu điều kiện để tuân thủ đầy đủ thỏa thuận hạt nhân
Ngày 9/12, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố nước này sẵn sàng trở lại tuân thủ đầy đủ thỏa thuận hạt nhân, hay còn được gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), được ký kết với các cường quốc trong nhóm P5 1 (gồm Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc và Đức) vào năm 2015, ngay sau khi các bên khác tôn trọng những cam kết của mình.
Kỹ thuật viên Iran kiểm tra các thiết bị tại cơ sở làm giàu urani Isfahan, cách thủ đô Tehran 420 km về phía nam. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Rouhani nhấn mạnh ngay sau khi các bên tham gia thỏa thuận JCPOA thực hiện tất cả các trách nhiệm của họ, Iran cũng sẽ tiếp tục thực hiện tất cả cam kết của nước này.
Bên cạnh đó, ông cũng nhắc lại quyết tâm nắm bắt “cơ hội” trong bối c ảnh thay đổi Tổng thống Mỹ vào tháng 1/2021, bất chấp những lời chỉ trích từ phe bảo thủ.
Video đang HOT
Ngoài ra, trong những phát biểu của mình, Tổng thống Rouhani cũng đề cập đến việc có thể từ chối ký ban hành một dự luật vừa được Quốc hội do phe bảo thủ nắm giữ thông qua vào tuần trước. Dự luật này cho phép tái khởi động chương trình làm giàu urani với độ tinh khiết lên tới 20% và cảnh báo các biện pháp khác trong tương lai có thể đặt dấu chấm hết cho thỏa thuận hạt nhân.
Tổng thống Rouhani đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh JCPOA đang đứng trước bờ vực sụp đổ sau khi Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Donald Trump đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận này vào năm 2018 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tehran.
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đã thể hiện sẵn sàng quay lại thỏa thuận nhưng trong 18 tháng qua, Iran đã đình chỉ việc thực hiện một số cam kết, trong đó có việc tuân thủ các giới hạn chính đối với chương trình làm giàu urani của nước này.
Ông Joe Biden đã cho thấy khả năng Washington có thể quay lại JCPOA như là điểm khởi đầu để thực hiện các cuộc đàm phán hạt nhân tiếp theo nếu Iran trở lại tuân thủ thỏa thuận. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif phản đối việc đàm phán lại thỏa thuận này.
Saudi Arabia ra điều kiện để Mỹ khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran
Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan nêu rõ: "Trước hết, chúng tôi mong chờ được tham vấn đầy đủ về những gì diễn ra liên quan đến cuộc đàm phán với Iran."
Hình ảnh do đài truyền hình nhà nước Press TV của Iran đưa tin về các máy ly tâm ở cơ sở hạt nhân Natanz. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 5/12, Saudi Arabia tuyên bố các nước vùng Vịnh cần được tham vấn đầy đủ nếu Mỹ khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran, đồng thời cảnh báo đây là con đường duy nhất có thể mang đến một thỏa thuận bền vững.
Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan nêu rõ: "Trước hết, chúng tôi mong chờ được tham vấn đầy đủ, chúng tôi và các nước bạn bè khu vực cần được tham vấn đầy đủ về những gì diễn ra liên quan đến cuộc đàm phán với Iran."
Cùng ngày, Hội đồng Giám hộ, cơ quan ninh tối cao của Iran , đã kêu gọi đoàn kết về chính sách hạt nhân nước này sau khi chính phủ và quốc hội Iran bất đồng về một dự luật gây tranh cãi. Hội đồng lên án "những tuyên bố và thái độ gần đây... đã hy sinh lợi ích quốc gia vì lợi ích đảng phái, không giúp ích cho đất nước và gửi thông điệp sai tới kẻ địch."
Dự luật "dỡ bỏ trừng phạt và bảo vệ lợi ích của nhân dân Iran" đã được Hội đồng Giám hộ thông qua hôm 2/12 và đang chờ Tổng thống Hassan Rouhani ký thành luật.
Dự luật này bị chính phủ phản đối mạnh mẽ do kêu gọi Tehran chấm dứt cho phép Liên hợp quốc thanh sát các cơ sở hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo cũng như cho phép "sản xuất và dự trữ 120 kg urani làm giàu mức 20% trong một năm."
Cả hai điều khoản đều vi phạm cam kết của Tehran trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và sẽ làm phức tạp nỗ lực kéo Washington quay lại bàn đàm phán sau khi Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump rời bỏ thỏa thuận hồi năm 2018.
Dự luật trên được đẩy nhanh sau vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Mohsen Fakhrizadeh./.
Quốc hội Iran thông qua đạo luật làm giàu uranium lên 20% Quốc hội Iran vừa thông qua đạo luật tăng cường làm giàu uranium lên 20% và khôi phục lò phản ứng nước nặng Arak như trước khi có thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Đạo luật này được gọi là "các biện pháp chiến lược để hủy bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ", với mục đích buộc Mỹ hủy bỏ các lệnh...