Iran: Mỹ khủng bố y tế, làm trầm trọng dịch COVID-19 tại Iran
Ngoại trưởng Iran nói Tổng thống Mỹ cố tình siết chặt trừng phạt nhằm làm cạn kiệt các nguồn lực của Iran vốn cần thiết cho cuộc chiến chống COVID-19.
Ngày 7-3, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif cáo buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump cố tình làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng COVID-19 ở Iran khi gia tăng sức ép kinh tế lên nước này.
“Tổng thống Donald Trump đang cố tình siết chặt các lệnh trừng phạt bất hợp pháp của Mỹ với mục đích làm cạn kiệt các nguồn lực của Iran vốn cần thiết cho cuộc chiến chống COVID-19, trong khi người dân của tôi đang chết vì dịch” – đài RT dẫn lời ông Zarif nói ngày 7-3.
Nhân viên y tế phun khử trùng ở Mashhad, Iran. Ảnh: REUTERS
“ Thế giới không thể yên lặng khi chủ nghĩa khủng bố kinh tế của Mỹ được thay thế bởi chủ nghĩa khủng bố y tế của nước này” – Ngoại trưởng Iran viết trên Twitter.
Video đang HOT
Iran là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng của dịch COVID-19 ngoài Trung Quốc đại lục – nơi khởi phát dịch bệnh.
Ông Zarif lên tiếng chỉ trích Mỹ trong khi nhà chức trách Iran đang vật lộn chống dịch COVID-19 khiến 145 người chết và gần 6.000 người nhiễm ở nước này tính đến ngày 7-3. Trong các ca tử vong và nhiễm có cả các quan chức và nghị sĩ Iran.
Người đứng đầu lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) – ông Hossein Salami tuần này đưa ra thuyết âm mưu rằng Mỹ có thể là thủ phạm chính đằng sau cuộc tấn công sinh học COVID-19.
TRI TÚC
Theo PLO
Trump: Đã đến lúc để cuộc chiến chống IS cho Nga, Iran, Iraq và Syria
Tổng thống Trump nhận định đã đến lúc Mỹ để lại cuộc chiến chống IS cho Nga, Iran, Iraq, Syria, và tập trung kiểm soát dầu mỏ trong khu vực.
Phát biểu tại một buổi họp báo ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ ngày 25/2, Tổng thống Trump cho biết "không ai làm được nhiều hơn những điều tôi đã làm" trong cuộc chiến chống IS ở Trung Đông, "nhưng cùng lúc đó, Nga, Iran, Iraq và Syria cũng nên làm như vậy". Nhà lãnh đạo Mỹ nhận định: "Iran ghét IS và họ nên thực hiện cuộc chiến này".
Một binh sĩ thuộc Lực lượng đặc nhiệm Iraq cầm 1 lá cờ IS mà họ thu hồi được trong 1 chiến dịch nhằm vào tổ chức khủng bố này ở núi Hamrin, phía đông bắc Iraq ngày 15/2/2020. Ảnh: Iraqi Special Operations Forces
"Chúng tôi đã làm tốt công việc của mình, và chúng tôi sẽ đưa binh lính rời khỏi Syria, ngoại trừ hầu như rất ít điểm nóng mà chúng tôi cho rằng mình nên hiện diện. Chúng tôi đã kiểm soát dầu mỏ và những binh lính của chúng tôi ở đây sẽ là những người bảo vệ nguồn dầu mỏ này, đó là tất cả những gì chúng tôi làm ở đây".
Tổng thống Trump cho biết Mỹ tiếp tục duy trì "một lực lượng nhỏ" binh lính ở Iraq và Afghanistan nhưng lực lượng này cũng sẽ "dần rời đi".
Trước những bình luận của Tổng thống Trump, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ việc Mỹ không kích giết chết Tướng Iran Qassem Soleimani hồi tháng trước ở thủ đô Baghdad của Iraq: "Mỹ không chỉ không chiến đấu chống IS mà còn cố ý giết đi đối thủ số 1 của tổ chức khủng bố này".
Số lượng các tay súng IS trên thế giới hiện vẫn chưa rõ là bao nhiêu. Tuy nhiên, đặc phái viên Mỹ tại liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu James Jeffrey cho biết ước tính vào tháng 8/2019, có khoảng 15.000 phiến quân IS vẫn ở Iraq và Syria, mặc dù ông nhận định thêm rằng con số này có thể "chênh lệch đáng kể tới hàng nghìn tay súng ở cả 2 quốc gia trên"./.
Theo Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)
Thổ Nhĩ Kỳ muốn giải quyết vấn đề Idlib thông qua ngoại giao Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu mới đây cho biết, nước này muốn giải quyết vấn đề Idlib ở Syria với Nga thông qua ngoại giao. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu Phát biểu bên lề Hội nghị An ninh Munich, ông Cavusoglu nói: "Thổ Nhĩ Kỳ muốn giải quyết các vấn đề liên quan tới Idlib của Syria với Nga...