Iran lên tiếng sau cảnh báo ‘xua tàu lạ’ của Mỹ
Tehran tuyên bố hải quân Iran vẫn sẽ hoạt động bình thường sau khi Washington yêu cầu tàu nước ngoài ở vịnh Ba Tư tránh xa chiến hạm Mỹ.
“Các đơn vị hải quân của Cộng hòa Hồi giáo Iran ở vịnh Ba Tư và vịnh Oman sẽ tiếp tục nhiệm vụ bình thường theo những nguyên tắc chuyên nghiệp như trước đây”, hãng thông tấn Iran ISNA dẫn lời quan chức quốc phòng giấu tên nước này hôm nay tuyên bố.
Phát biểu được đưa ra sau khi hải quân Mỹ ra thông báo yêu cầu tàu thuyền nước ngoài trên vịnh Ba Tư tránh xa chiến hạm Mỹ ít nhất 100 m, nếu không sẽ bị coi là “mối đe dọa” và phải hứng chịu “những biện pháp phòng vệ hợp pháp”.
Tàu hải quân Iran diễn tập trên eo biển Hormuz đầu năm 2012. Ảnh: AFP.
Hải quân Mỹ không nói rõ các biện pháp phòng vệ mà họ sẽ áp dụng với những tàu thuyền đến gần chiến hạm là như thế nào. Tuy nhiên, một quan chức quốc phòng giấu tên khẳng định thông báo này không thay đổi quy tắc giao chiến của quân đội Mỹ trong khu vực.
“Nó nhằm mục đích bảo đảm an toàn hàng hải, giảm thiểu khả năng hiểu nhầm và hạn chế nguy cơ tính toán sai lầm”, Lực lượng Hải quân Mỹ thuộc Bộ tư lệnh Trung tâm (NAVCENT) cho hay.
Video đang HOT
Căng thẳng Washington – Tehran vẫn ở mức cao sau vụ 11 xuồng vũ trang Iran bám đuổi nhóm chiến hạm Mỹ trên vịnh Ba Tư, có thời điểm áp sát tàu Mỹ ở khoảng cách chưa đầy 10 m hồi giữa tháng trước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 22/4 thông báo đã chỉ thị cho hải quân Mỹ “phá hủy mọi tàu pháo Iran nếu họ quấy rối chiến hạm ngoài biển”. Các chỉ huy quân đội Mỹ sau đó giải thích đây là thông điệp mang tính răn đe với Iran, không phải là dấu hiệu cho thấy sắp nổ ra đụng độ quân sự giữa hai nước.
Tư lệnh Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran Hossein Salami ngày 23/4 cảnh báo sẽ đáp trả kiên quyết nếu bị lực lượng Mỹ uy hiếp trên vịnh Ba Tư. “Chúng tôi tuyên bố với người Mỹ rằng chúng tôi tuyệt đối nghiêm túc và quyết tâm, mọi hành động sẽ bị đáp trả bằng phản ứng kiên quyết, hiệu quả và chớp nhoáng. Chúng tôi đã ra lệnh cho các đơn vị hải quân nhắm bắn tàu chiến và các mục tiêu Mỹ nếu họ tìm cách uy hiếp sự an toàn của chiến hạm Iran”, tướng Salami nói.
Iran phân tách đồng minh Mỹ, phá kế hoạch đại Trung Đông
Iran ngỏ lời với Iran bình thường hóa quan hệ trong khu vực, đối đầu ý tưởng lập liên minh hàng hải áp chế Iran của Mỹ.
Tổng thống Hassan Rouhani tuyên bố Iran sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Saudi Arabia, với mục tiêu kiến tạo hòa bình và ổn định tại khu vực.
Tổng thống Hassan Rouhani trong cuộc gặp Ngoại trưởng Oman Yusuf bin Alawi
"Từ quan điểm của Iran, chúng tôi sẵn lòng mở rộng quan hệ với các nước láng giềng và nối lại quan hệ với Arab Saudi" - ông Rouhani nói trong cuộc gặp Ngoại trưởng Oman Yusuf bin Alawi ở Thủ đô Tehran.
Tuyên bố hàn gắn này được cho là nhằm hiện thực hóa kế hoạch hòa bình Trung Đông của Tổng thống Rouhani. Iran hồi tháng 9 công bố Sáng kiến hòa bình Hormuz (HOPE) do nước này soạn thảo và gửi tới các nước trong khu vực. Sáng kiến đó khẳng định sự hiện diện của lực lượng nước ngoài ở vùng Vịnh chính là yếu tố mang đến nguy cơ về an ninh.
Ông Rouhani cho rằng, khu vực vùng Vịnh và Eo biển Hormuz cần được duy trì hợp tác giữa các nước trong khu vực chứ không phải giữa các nước trong khu vực với nước ngoài.
Đáng chú ý là thời điểm ông Rouhani mở lời với Saudi Arabia lại là trong bối cảnh nước này đặt nghi kỵ về quan hệ với Mỹ, đặc biệt là sau cuộc tấn công nhà máy dầu Aramco gây thiệt hại lớn cho Saudi Arabia mà Mỹ không thể bảo vệ. Sau khi đổ lỗi cho Iran, Washington cũng không có cách nào để gây sức ép thêm nữa nhằm buộc Iran phải "trả giá".
Việc Mỹ không có hành động cứng rắn để đáp trả Iran và mới nhất là "bỏ rơi" đồng minh người Kurd từng sát cánh cùng nhau chống khủng bố IS tại Syria, đã khiến Riyad giảm lòng tin vào Washington.
Là đồng minh và là bạn hàng mua vũ khí lớn của Mỹ, nhưng trước những chuyển động gần đây trong khu vực, Saudi Arabia hiểu rằng phải tự cứu mình chứ không thể ngồi chờ người khác tới cứu. Do đó, Riyad đang mở rộng các mối quan hệ hợp tác, trong đó có Nga.
Giờ đây, Iran tiếp tục nhảy vào quan hệ đang dần rạn nứt của Saudi Arabia và Mỹ để quảng bá kế hoạch hòa bình của mình.
Cũng trong ngày 3/12, Tổng thống Rouhani nói "chính sách của Saudi Arabia tại Syria, Iraq và Liban đã không đem lại kết quả", đồng thời, hối thúc giới chức Saudi Arabia thay đổi chính sách tại khu vực.
Theo ông, Iran và Saudi Arabia nên gạt bỏ những khác biệt và nhìn về phía trước để giải quyết những vấn đề khu vực thông qua hợp tác hòa bình.
Tại kỳ họp lần thứ 74 của Đại hội đồng Liên hợp quốc hồi tháng 9 vừa qua, Tổng thống Rouhani đã trình bày về Sáng kiến hòa bình Hormuz (HOPE). Iran cho biết sau đó đã gửi Sáng kiến này tới lãnh đạo các nước trong khu vực. HOPE kêu gọi hợp tác giữa các nước tại khu vực để bảo đảm an ninh tại vịnh Persia, biển Oman và eo biển Hormuz, khẳng định với thế giới rằng sự hiện diện của lực lượng nước ngoài trong khu vực và các vùng biển khu vực đang tạo ra vấn đề và đe dọa đến an ninh khu vực.
Liên minh hàng hải của Mỹ thực hiện tuần tra. Ảnh: Getty Images
Trong khi đó, Mỹ đã bày tỏ tham vọng lập liên minh hàng hải ở Trung Đông nhằm gây áp lực quân sự với Iran mang tên Xây dựng An ninh Hàng hải Quốc tế (IMSC). Mỹ thành lập liên minh hồi tháng 6 và đặt sở chỉ huy ở Bahrain, kêu gọi đồng minh đưa tàu chiến tới tuần tra chung, hộ tống các tàu hàng ở Vùng Vịnh để đối phó những vụ tập kích bí ẩn trong khu vực. Địa bàn hoạt động của IMSC gồm eo biển Hormuz và Bab al-Mandab, vịnh Oman và vịnh Ba Tư.
Washington hy vọng tập hợp được lực lượng hùng hậu đến từ nhiều quốc gia đồng minh ở châu Âu và châu Á, nhưng chỉ có Albania, Anh, Arab Saudi, Australia, Bahrain và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đồng ý triển khai khí tài.
Phần lớn các nước châu Âu làm nhiệm vụ tuần tra riêng rẽ, do lo ngại sự hiện diện của họ trong ISMC sẽ đẩy cao căng thẳng Mỹ - Iran.
Hải Lâm
Theo baodatviet.vn
Mỹ cảnh báo tàu lạ tránh xa chiến hạm Hải quân Mỹ yêu cầu tàu thuyền nước ngoài trên vịnh Ba Tư tránh xa chiến hạm ít nhất 100 m, nếu không sẽ bị coi là "mối đe dọa". "Các phương tiện hàng hải có vũ trang di chuyển trong phạm vi 100 m quanh tàu hải quân Mỹ tại vịnh Ba Tư có thể bị coi là mối đe dọa và...