Iran lại khiến Mỹ và Israel “nóng mặt”
Iran sẽ không đóng cửa cơ sở hạt nhân ngầm Fordow vì nó là một trong những “lằn ranh đỏ” của nước này tại vòng đàm phán 6 bên về hạt nhân với các cường quốc lớn.
Tuyên bố trên vừa được đài truyền hình Press TV viện dẫn lời một nghị sỹ cấp cao của Iran đưa ra hôm qua (27/10).
“Fordow là một trong những “lằn ranh đỏ” của Iran và nó chắc chắn sẽ không bị đóng cửa”, ông Alaeddin Boroujerdi, Chủ tịch Ủy ban Chính sách Đối ngoại và An ninh Quốc gia thuộc Quốc hội Iran khẳng định.
Iran đã có những biện pháp nhằm bảo vệ cơ sở hạt nhân này khỏi nguy cơ đánh bom của Israel , ông cho biết.
Nhà máy hạt nhân Fordow nằm ở thành phố Qom từ lâu bị xem là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với các cường quốc phương Tây và Israel . Những nước này nhiều lần kêu gọi Iran đóng cửa nhà máy, do nghi ngờ đang sản xuất nhiên liệu phục vụ hoạt động chế tạo vũ khí hạt nhân.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Ủy ban chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia Iran Esmayeel Kowsari cũng khẳng định, ,những mối đe dọa từ Fordow cũng như khả năng đóng cửa nhà máy này chỉ là một “sự tưởng tượng của truyền thông Mỹ và một số quan chức phương Tây”.
Trước đó, hôm 26/10, ông Boroujerdi cũng đã phủ nhận thông tin cho rằng Iran đã ngừng làm giàu uranium ở cấp độ 20%.
Trước đó phát ngôn viên Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Iran Hossein Naqavi Hosseini tuyên bố Iran đã ngừng hoạt động làm giàu uranium ở cấp độ 20% với lý do Iran đã có đủ lượng nhiên liệu làm giàu đến cấp độ này. Iran khẳng định uranium làm giàu ở cấp độ 20% là nhằm sử dụng cho các lò phản ứng nghiên cứu phục vụ cho y học. Tuy nhiên, làm giàu uranium đến 20% lại là quá trình đầu tiên đảm bảo về năng lượng cho sản xuất vũ khí hạt nhân, điều khiến nhiều cường quốc lo ngại.
Đan Khanh – (theo Xinhua)
Theo_VnMedia
Iran không nhân nhượng trong vấn đề hạt nhân
Ngày 13-10, trưởng đoàn đàm phán tại các cuộc đàm phán hạt nhân sắp tới của Iran Abbas Araqchi cho biết, nước này sẽ không vận chuyển uranium được làm giàu của họ ra nước ngoài, cũng không tạm dừng các hoạt động làm giàu uranium.
Ông Araqchi, thứ trưởng ngoại giao, kiêm trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Iran, đã phát biểu như vậy trước thềm vòng đàm phán mới về hạt nhân với các cường quốc thế giới tại Geneva (Thụy Sĩ) liên quan tới chương trình hạt nhân của Tehran.
Ông Araqchi cho rằng, Iran sẽ đàm phán về số lượng, các cấp độ và cách thức làm giàu uranium, song việc chuyển nguyên liệu được làm giàu này ra nước ngoài là một "giới hạn đỏ" đối với Iran.
Ông nhắc lại rằng, Iran sẽ kiên quyết theo đuổi quyền hạt nhân phù hợp với các quy định và luật pháp quốc tế, đồng thời sẽ tham gia đàm phán một cách nghiêm túc, tích cực nhằm đạt được mục tiêu có thể chấp nhận được với các bên.
Nhóm P5 1, gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga, Mỹ cùng Đức, và Iran đã đàm phán hai lần tại Almaty, Kazakhstan, vào tháng 2 và tháng 4-2013. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán này đã kết thúc mà không đạt được kết quả thiết thực nào.
Tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay Khalije Fars "Persian Gulf" của Iran (Ảnh minh họa)
Trong các cuộc đàm phán trước này, các nước phương Tây đã yêu cầu Tehran phải ngừng chương trình làm giàu uranium cấp độ 20%, đồng thời đóng cửa cơ sở hạt nhân ngầm Fordo ở thành phố Qom thuộc miền Trung Iran. Đổi lại, nhóm P5 1 sẽ nới lỏng một số lệnh trừng phạt đối với ngành công nghiệp hóa dầu và buôn bán kim loại quý của Iran. Tuy nhiên, phía Iran đã không chấp thuận đề xuất này và yêu cầu họ phải dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh cấm vận.
Dự kiến, nhóm P5 1 và Iran sẽ nối lại các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran tại Geneva vào ngày 15 và 16-10.
Ông Araqchi khẳng định: "Chúng tôi sẽ tham dự các cuộc đàm phán này một cách rất nghiêm túc và sẽ nỗ lực để đạt được một mục tiêu rõ ràng được các bên chấp thuận".
Theo ông, Ngoại trưởng Iran sẽ tham dự phiên khai mạc để trình bày đề xuất của nước này ..., "và sau đó tôi sẽ chủ trì các cuộc đàm phán".
Theo ANTD
Biển Đông: Hoa Kỳ 'rối chân', Trung Quốc 'nhanh tay' Trong khi quyết định &'cắt giảm' Philippines ra khỏi lộ trình công du Đông Nam Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama đang khiến Manila bồn chồn thì tại vòng đàm phán quốc phòng thứ 4, hai bên vẫn bất đồng, khiến Washington chưa thể mở rộng hiện diện quân sự tại Trường Sa. Cùng lúc đó, Trung Quốc vẫn đang tích cực...