Iran lại gây chấn động khi nâng S-200 lên một tầm cao mới
Hệ thống S-200 (NATO gọi là SA-5 Gammon) Iran mua của Nga là một hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa, trần bắn từ trung bình đến cao, được thiết kế để phòng thủ những khu vực rộng lớn, chống lại các cuộc tấn công của máy bay ném bom hoặc máy bay chiến lược khác.
Ngày 2-7, Tư lệnh Căn cứ phòng không Khatam ol-Anbia của Iran, Chuẩn tướng Farzad Esmayeeli, cho biết, nước này đã nâng cấp thành công hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-200 do Nga sản xuất và giảm đáng kể khoảng thời gian từ khi phát hiện mục tiêu đến khi bắn.
“Thời gian phát hiện-bắn-theo dõi của hệ thống tên lửa phòng không S-200 đã được giảm đến mức thấp nhất có thể”, ông Esmayeeli cho biết.
“Về bộ phận tên lửa của hệ thống, chúng tôi có thể nói rằng S-200 không còn chỉ sử dụng để tấn công các mục tiêu chiến lược và tập thể, mà bây giờ nó còn có thể được sử dụng để tấn công mục tiêu nhỏ và có thể được điều khiển tấn công một mục tiêu rất cụ thể”, ông cho biết thêm.
Một vụ thử hệ thống tên lửa phòng không S-200 của Iran
Video đang HOT
S-200 (NATO gọi là SA-5 Gammon) của Iran là một hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa, trần bắn từ trung bình đến cao, được thiết kế để phòng thủ những khu vực rộng lớn chống lại các cuộc tấn công của máy bay ném bom hoặc máy bay chiến lược khác. Tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu bay hiệu quả ở độ cao từ 300m đến 20.000m đối với các biến thể tên lửa đời đầu và lên tới 35.000m đối với các phiên bản sau.
Mỗi tiểu đoàn tên lửa này có 6 bệ phóng tên lửa, dài 10,7m và radar điều khiển hỏa lực. Hệ thống này có thể được liên kết với các hệ thống radar tầm xa hơn khác.
Mỗi tên lửa được phóng lên bởi 4 tên lửa đẩy phụ nhiên liệu rắn. Sau khi 4 tên lửa phụ này cháy hết và rời khỏi tên lửa chính (trong khoảng thời gian từ 3 đến 5,1 giây sau khi phóng), tên lửa chính sẽ khởi động động cơ của mình là loại động cơ 5D67 nhiên liệu lỏng (trong khoảng từ 51 đến 150 giây). Tên lửa S-200 có tầm bắn tối đa từ 200 đến 350km tùy thuộc vào từng phiên bản.
Hệ thống tên lửa phòng không S-200 của Iran
Sau khi phóng, tên lửa sử dụng phương pháp chiếu vô tuyến (dẫn đường bán tự động) ở giai đoạn giữa để hiệu chỉnh đường bay và sử dụng radar dẫn đường bán chủ động để điều khiển tên lửa đến mục tiêu trong giai đoạn cuối cùng. Tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu bay có tốc độ tối đa lên tới Mach 4.
Hệ thống tên lửa S-200 được phát triển vào đầu những năm 1960 và bắt đầu được Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1966. Quân đội Iran đã nhận được một số hệ thống tên lửa loại này vào cuối những năm 1980.
Hiện quân đội Iran vẫn đang duy trì hoạt động khoảng 10 bệ phóng (số tên lửa không rõ) cùng với hệ thống radar điều khiển hệ thống tên lửa đất đối không S-200 do Liên Xô sản xuất.
Các bệ phóng tên lửa này được bố trí tại các khu vực bí mật trên lãnh thổ Iran để hòa vào mạng lưới phòng không của nước này.
Theo ANTD
Nga diễn tập với hơn 500 hệ thống vũ khí phòng không
Ngày 20-3, các quan chức quân sự Nga cho biết, hơn 500 hệ thống vũ khí phòng không, 50 máy bay chiến đấu và khoảng 2.000 binh lính, đã được triển khai tham gia một cuộc diễn tập phòng không quy mô lớn ở miền đông nước Nga.
Cuộc diễn tập phòng không này đã được khai mạc hôm Thứ tư (20-3) tại nước Cộng hòa Buryatia. Lực lượng phòng không Nga đã triển khai khoảng 500 hệ thống tên lửa phòng không các loại, gồm các hệ thống tên lửa đất đối không S-300, tên lửa phòng không Osa, Buk, Strela và Shilka, tên lửa phòng không vác vai Igla, và hệ thống tên lửa-pháo Pantsir-S, tham gia diễn tập, sĩ quan phụ trách báo chí Quân khu miền Đông, Trung tá Alexander Gordeyev, cho biết.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300
Ông Gordeyev còn cho biết, các hệ thống tên lửa-pháo Pantsir-S đã được bàn giao cho quân khu này vào cuối năm 2012.
Hệ thống tên lửa-pháo Pantsir-S bao gồm một xe bánh hơi được trang bị một radar điều khiển hỏa lực và một bộ cảm biến quang điện tử, 2 khẩu pháo 30mm và đến 12 tên lửa tầm ngắn 57E6. Pantsir có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 20 km bằng tên lửa và 4 km bằng pháo.
Hệ thống phòng không hỗn hợp pháo-tên lửa tầm gần Pantsir-S
Cuộc diễn tập này được tổ chức nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng phòng không và lực lượng không quân chiến đấu, của quân khu trong việc thực hiện các nhiệm vụ hỗn hợp và diễn tập một loạt các nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu trong môi trường tác chiến hiện đại, Trung tá Gordeyev cho biết.
Cuộc diễn tập phòng không quy mô lớn này, do tư lệnh Quân khu miền Đông, Đô đốc Konstantin Sidenko chỉ huy, sẽ kéo dài đến giữa tháng 4. Đây là cuộc diễn tập phòng không lớn nhất trong hàng chục năm qua.
Theo ANTD
Mỹ phát triển tên lửa "khắc tinh của radar phòng không" Mỹ đã phát triển một loại tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ phóng từ trên không chuyên dùng để đối phó với các hệ thống tên lửa đất đối không của kẻ địch. Công ty Raytheon đã bắt tay hợp tác với công ty hệ thống hàng không nguyên tử thông dụng GA-ASI (General Atomics Aeronautical Systems Inc) để chế tạo một loại...