Iran ký hợp đồng khí đốt trị giá 6,5 tỷ USD với Nga
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Iran và Nga đã ký các hợp đồng khí đốt trị giá khoảng 6,5 tỷ USD.
Các thỏa thuận mới được ký kết là một phần của Bản ghi nhớ (MoU) với số tiền lên tới 40 tỷ USD được ký giữa Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran (NIOC) và tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga hồi tháng 7.
Toàn cảnh trạm bơm khí đốt Bovanenkovo của Nga ở bán đảo Yamal thuộc Bắc cực. Ảnh: AFP/TTXVN
Thứ trưởng Ngoại giao Iran chuyên trách về kinh tế đối ngoại, ông Mehdi Safari, bày tỏ hy vọng rằng các nội dung còn lại trong MoU cũng sẽ được chuyển thành hợp đồng trong vòng một tháng tới, và các cuộc đàm phán về những kế hoạch này đang được xúc tiến. Ông Safari lưu ý thỏa thuận hoán đổi khí đốt giữa Iran và Nga cũng đang được hoàn tất, vấn đề duy nhất chưa được quyết định là chọn quốc gia trung gian để đưa khí đốt của Nga đến Iran.
Video đang HOT
Nhà ngoại giao Iran cho biết nước này có kế hoạch nhập khẩu khí đốt của Nga trong khi xuất khẩu khí đốt của Iran ra các thị trường nước ngoài, lưu ý rằng điều này có lợi cho Iran vì giảm đi chi phí chuyển khí đốt của Iran từ các khu vực miền Nam sang miền Bắc. Dự án chung cũng sẽ giúp tăng cường tình đoàn kết giữa Iran, Nga và các nước trung gian, chẳng hạn như Turkmenistan và Azerbaijan, và do đó sẽ đóng góp vào sự ổn định chính trị, an ninh và hòa bình trong khu vực.
Ông Safari lưu ý trong những ngày tới, hai nước cũng sẽ thống nhất các chi tiết của hợp đồng hoán đổi dầu và các sản phẩm hóa dầu, được thảo luận vào tháng 10 trong chuyến thăm của Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Owji tới Nga. Theo ông Safari, trọng tâm của hai nước trong các cuộc đàm phán hoán đổi dầu là hướng tới mục tiêu hoán đổi hàng năm 10 triệu tấn.
Xuất khẩu khí hóa lỏng của Nga sang châu Âu bất ngờ tăng vọt
Nguồn cung khí đốt tự nhiên từ Nga sang châu Âu giảm mạnh kể từ đầu năm nay. Tuy nhiên, xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) của Nga sang khu vực này trong tháng 8 vừa qua tăng 41%
LNG xuất khẩu được vận chuyển bằng các tàu chuyên dụng. Ảnh: Alamy
Châu Âu tìm cách giảm phụ thuộc vào Nga về các mặt hàng năng lượng kể từ sau thời điểm Moskva mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu than từ Nga, cùng với đó là lệnh cấm nhập khẩu dầu dự kiến có hiệu lực từ ngày 5/12 tới.
Tuy nhiên, việc từ bỏ khí đốt Nga dường như khó khăn hơn nhiều so với những gì châu Âu kỳ vọng. Nhập khẩu khí đốt vận chuyển bằng đường ống từ Nga sang châu Âu giảm mạnh, thế nhưng khu vực này lại rốt ráo mua LNG của Nga. Số liệu thống kê của tờ Wall Street Journal (WSJ) cho thấy lượng LNG châu Âu nhập khẩu từ Nga trong tháng 8 vừa qua tăng 41% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Maria Shagina, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở ở London (Anh), LNG của Nga là lĩnh vực mà cơ chế trừng phạt của Mỹ và phương Tây còn để sót. Những nhà nhập khẩu LNG từ Nga sang châu Âu cho rằng hình thức vận chuyển, mua bán mặt hàng này hiện nằm ngoài phạm vi các gói trừng phạt của EU; họ cho rằng nhập LNG từ Nga và một số nhà cung cấp khác giúp châu Âu kiềm chế đà tăng giá năng lượng.
Việc châu Âu tăng nhập khẩu LNG của Nga có thể được lý giải dưới góc độ kinh tế thuần túy. Giá khí đốt tự nhiên tại châu lục đã lao dốc khá mạnh trong vài tuần trở lại đây, trong bối cảnh hàng loạt tàu chở LNG chờ cập bến ở châu Âu. Thống kê của tổ chức MarineTraffic cho thấy có 60 tàu chở LNG đang trên hành trình hoặc đã neo đậu tại các cơ sở tiếp nhận ở tây bắc châu Âu, Địa Trung Hải và bán đảo Iberian. Những tàu này giúp làm đầy các kho dự trữ LNG và là nhân tố tác động tới giá khí đốt tự nhiên.
Nhu cầu nhập khẩu khí đốt của châu Âu tăng vọt trong bối cảnh EU tìm cách giảm phụ thuộc vào nguồn cung của Nga. Châu Âu đã vượt qua châu Á để trở thành điểm đến hàng đầu của dòng LNG từ Mỹ, chiếm 65% sản lượng xuất khẩu LNG của Mỹ. LNG của Nga đã chiếm 8% nhập khẩu khí đốt của EU và Anh kể từ đầu tháng 3 - theo Jake Horslen, nhà phân tích LNG tại Energy Aspects.
Khác với khí đốt vận chuyển bằng đường ống, LNG là mặt hàng nhiên liệu linh hoạt hơn, có thể vận chuyển từ các khu vực cách xa về địa lý, như Mỹ và Qatar. Lượng LNG châu Âu nhập khẩu từ Nga tăng khi các nước tìm cách lấp đầy kho dự trự nhiên liệu trước thời hạn. Các kho chứa khí đốt của EU đã lấp đầy được khoảng 93,8% mức công suất tối đa.
EU lo ngại tác dụng phụ từ việc áp giá trần khí đốt Nga Ủy ban châu Âu (EC) lo ngại việc Liên minh châu Âu (EU) giới hạn giá khí đốt tự nhiên có thể làm tăng dòng điện giá rẻ hơn đến các quốc gia không nằm trong cơ chế. Việc áp mức trần giá khí đốt dùng để sản xuất điện có thể làm tăng mức tiêu thụ khí đốt của khối. Ảnh: Getty...