Iran kiện Mỹ ra Tòa án Công lý quốc tế

Theo dõi VGT trên

Iran đã có màn phản pháo đầu tiên nhằm vào Mỹ sau khi đệ đơn kiện nước này ra tòa án cấp cao nhất của LHQ trong hôm 27/8, trong nỗ lực nhằm gỡ bỏ các lệnh trừng phạt mà chính quyền Washington áp đặt đối với nước này, gọi đó là “sự hung hăng kinh tế trần trụi”.

Iran kiện Mỹ ra Tòa án Công lý quốc tế - Hình 1

Tòa án Công lý quốc tế có trụ sở tại The Hague, Hà Lan. (Nguồn: AP).

Vi phạm Hiệp ước Hữu nghị

Trước đó, Iran đã đệ đơn kiện Mỹ lên Tòa án Công lý quốc tế, hay Tòa án Thế giới, vào hồi tháng Bảy vừa qua, cho rằng các đòn trừng phạt kinh tế mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt vào ngày 8/5 đã vi phạm một thỏa thuận song phương ký kết năm 1955, còn được biết đến như Hiệp ước Hữu nghị, giúp quản lý các quan hệ kinh tế và lãnh sự giữa hai nước.

Tại phiên tòa bắt đầu trong hôm đầu tuần này tại trụ sở của tòa án ở The Hague, chính quyền Tehran đã yêu cầu các vị Thẩm phán thuộc Tòa án Thế giới nhanh chóng chấm dứt các lệnh trừng phạt nhằm bảo vệ các lợi ích của Iran. Mỹ sẽ phải đưa ra lập luận của mình trước tòa án trong hôm 28/8.

Hồi tháng Năm vừa qua, Tổng thống Trump nói rằng ông sẽ rút nước Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015 và sẽ áp đặt lại các đòn trừng phạt hà khắc nhằm vào Tehran. Washington còn đe dọa các nước khác bằng đòn trừng phạt nếu như họ không cắt giảm lượng dầu mỏ nhập khẩu từ Iran vào đầu tháng 11 tới.

Luật sư đại diện của Iran, ông Mohsen Mohebi, nói trước tòa án rằng quyết định trên của Mỹ rõ ràng là vi phạm hiệp ước năm 1955 bởi nó “gây tổn hại có chủ ý, nghiêm trọng nhất có thể, nhằm vào nền kinh tế của Iran”.

Tehran cho hay các lệnh trừng phạt mới được áp đặt trở lại đang gây tổn hại tới nền kinh tế của họ: Đồng Rial mất gần nửa giá trị kể từ hồi tháng Tư năm nay. Bên cạnh đó, các lệnh trừng phạt của Mỹ còn có thể gây tổn thất hàng chục tỷ USD trong các thỏa thuận kinh doanh với các công ty nước ngoài.

Video đang HOT

Các công ty quốc tế bao gồm Tập đoàn dầu khí Total, Hãng xe hơi Peugeot và Renault của Pháp, Hãng Siemens và Daimler của Đức, đã phải ngừng hoạt động kinh doanh ở Iran sau khi Tổng thống Trump tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân hồi tháng Năm năm nay.

Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 trước đây đã quy định chính quyền Tehran phải hạn chế chương trình phát triển hạt nhân để đổi lấy việc gỡ bỏ phần lớn các lệnh trừng phạt mà Mỹ và cộng đồng quốc tế áp đặt đối với nước này.

Tuy nhiên, Thỏa thuận cũng đưa ra hạn chế về thời gian và không đề cập tới chương trình tên lửa đạn đạo của Iran hay các chính sách khu vực của nước này ở Syria và nhiều nơi khác. Tổng thống từng liên tiếp gọi thỏa thuận này là “Thỏa thuận tồi tệ nhất từ trước đến nay”, và ám chỉ việc Mỹ rút khỏi.

Trong hôm 27/8, trước tòa án, ông Mohebi nói rằng việc áp đặt lại các đòn trừng phạt là điều vô lý bởi Iran đang tuân thủ các cam kết trong Thỏa thuận hạt nhân 2015. Ông nói rằng các đòn trừng phạt hiện đang gây ra nhiều hiệu ứng gây tổn hại tới nền kinh tế, xã hội của Iran và thậm chí còn đe dọa tới sự ổn định của khu vực Trung Đông.

“Chính sách này không khác gì một hành động kinh tế hung hăng trần trụi nhằm vào đất nước của tôi” – ông Mohebi nói trước tòa.

Vụ kiện có thể kéo dài vài năm

Việc Mỹ đơn phương rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân vốn là hành động không nhận được sự ủng hộ của một số đồng minh chủ chốt của họ. Tuần trước, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố gói hỗ trợ tài chính đầu tiên nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang chịu tổn thất của Iran, một phần trong cam kết của khối này nhằm cứu vãn Thỏa thuận hạt nhân Iran.

Iran và Mỹ từng có lịch sử kiện tụng nhau trước Tòa án Công lý Quốc tế, trong đó có cả các vụ việc ở tầm khủng hoảng như vụ bắt giữ con tin ở Đại sứ quán Mỹ ở Tehran và vụ chiến hạm Mỹ b.ắn hạ một máy bay chở khách của Iran vì nhầm là một chiến đấu cơ.

Được biết, Hiệp ước Hữu nghị năm 1955 được ký kết khi Mỹ và Iran vẫn là đồng minh sau cuộc cách mạng năm 1953. Tuy nhiên, quan hệ ngoại giao giữa hai nước dần tụt dốc kể từ sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 ở Iran và vụ khủng hoảng con tin ở Đại sứ quán Mỹ. Hiện nay, bất chấp mối quan hệ suy giảm xuống mức tồi tệ nhất, Hiệp ước trên vẫn có hiệu lực.

Bước tiếp theo trong vụ kiện mới của Iran sẽ là một phiên nghe chứng mà trong đó Mỹ có phần chắc sẽ tranh luận liệu có căn cứ để đưa ra phán quyết tạm thời hay không. Tòa án vẫn chưa định bất kì ngày nào, nhưng các phiên nghe chứng cứ về các yêu cầu phán quyết tạm thời thường được nghe trong vòng vài tuần, với phán quyết được đưa ra trong vòng vài tháng.

Tòa án này cũng có thể mất vài tháng để quyết định xem liệu có nên đưa ra phán quyết tạm thời hay không. Phán quyết cuối cùng có thể phải mất vài năm mới được đưa ra.

Các phán quyết mà Tòa án Thế giới đưa ra, nhằm giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, là quyết định tối hậu và có ràng buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên, tòa án này lại không có thẩm quyền để thi hành, và nhiều nước – trong đó có cả Mỹ – từng nhiều lần phớt lờ các phán quyết của tòa án này.

Khánh Duy

Theo daidoanket

Iran đưa Mỹ ra tòa

Washington dọa trừng phạt bất kỳ quốc gia nào tiếp tục mua dầu thô của Tehran sau ngày 4-11. Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) hôm 17-7 thông báo Iran đã đệ đơn kiện Mỹ vi phạm hiệp định được 2 nước ký kết năm 1955 sau khi Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và áp đặt lệnh trừng phạt đối với Tehran hồi tháng 5 năm nay.

Mục tiêu trừng phạt chính

Trong đơn kiện, Iran quả quyết động thái trên của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã và tiếp tục vi phạm nhiều điều khoản của Hiệp ước Thân hữu, Quan hệ kinh tế và Quyền lãnh sự, được ký kết từ lâu trước khi diễn ra cuộc Cách mạng Hồi giáo 1979. Sự kiện này đã loại bỏ quốc vương thân Mỹ và mở ra mối quan hệ thù địch với Washington cho đến giờ. Ngoài ra, Iran đề nghị ICJ ra lệnh Mỹ hoãn thực thi trừng phạt mới trong lúc chờ tòa phân xử. Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ gọi đơn kiện trên của Iran không có giá trị.

Iran đưa Mỹ ra tòa - Hình 1

Nguồn dầu xuất khẩu của Iran được cho là đang giúp ổn định thị trường dầu mỏ thế giới hiện nay Ảnh: IRNA

Hoạt động xuất khẩu dầu của Iran là một trong những mục tiêu chính của các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhằm gây sức ép lên nền kinh tế quốc gia Trung Đông này. Chính phủ Mỹ đang thúc giục Ả Rập Saudi và một số thành viên khác của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tăng sản lượng khai thác để bù đắp cho sự sụt giảm nguồn cung dầu từ Iran một khi các biện pháp trừng phạt mới có hiệu lực từ ngày 4-11.

Ngoài ra, có thông tin chính quyền ông Trump xem xét sử dụng kho dự trữ dầu mỏ chiến lược của Mỹ để kéo giá dầu xuống. Tuy nhiên, ông Hossein Kazempour Ardebili, đại diện của Iran tại OPEC, khuyên ông Trump nên hủy bỏ trừng phạt Tehran hơn là tiến hành bước đi trên. Theo trang tin Bloomberg, đây không phải lần đầu tiên ông Kazempour chỉ trích chính sách của ông chủ Nhà Trắng. Đầu tháng này, ông cho rằng những thông điệp chỉ trích OPEC của ông Trump khiến giá dầu lên khoảng 10 USD/thùng.

Trung Quốc phớt lờ

Trong nỗ lực giảm sản lượng xuất khẩu dầu của Iran xuống con số 0 vào ngày 4-11 tới, Mỹ thậm chí dọa trừng phạt bất kỳ quốc gia nào tiếp tục mua dầu thô của Iran sau thời hạn này. Dù vậy, theo kênh PressTV, các đối tác khác tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran - Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc - vẫn còn cam kết tuân thủ thỏa thuận này và tiếp tục duy trì hoạt động giao thương với Iran, trong đó có cả mua dầu.

Trong số này, Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu nhiều dầu nhất của Iran và là khách hàng dầu thô lớn thứ 2 của Mỹ. Dù vậy, cán cân này có thể thay đổi sau khi Tập đoàn Hóa dầu ShanDong Dongming (Trung Quốc) đầu tuần này thông báo ngưng mua dầu thô Mỹ và chuyển sang mua sản phẩm này từ Iran. Bước đi trên diễn ra giữa lúc Trung Quốc và Mỹ đang đối đầu trong cuộc chiến tranh thương mại. Đài PressTV nhận định việc ShanDong Dongming chuyển sang mua dầu thô Iran có lẽ nhằm ứng phó kịch bản Mỹ áp thuế lên dầu thô Trung Quốc, dẫn đến biện pháp trả đũa tương tự của Bắc Kinh.

Ấn Độ, một trong những quốc gia mua nhiều dầu của Iran, cũng thuộc số những nước cam kết không tuân thủ những biện pháp trừng phạt đơn phương của Mỹ nhằm vào Tehran. Dù vậy, trang Bloomberg nhận định Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan trước sức ép của Washington. Nếu ngừng mua dầu Iran, Ấn Độ sẽ mất nguồn cung cấp giá rẻ. Trong trường hợp tăng cường mua dầu thô Mỹ, New Delhi có thể giảm mức thặng dư thương mại với Washington, hiện ở mức 24,5 tỉ USD. Một kết quả như thế có thể giúp Ấn Độ thuyết phục Mỹ miễn áp thuế cao đối với một số sản phẩm, trong đó có thép và nhôm hoặc bớt "soi" về vấn đề thao túng t.iền tệ.

"Lệnh trừng phạt sắp tới đối với Iran là cơ hội vàng để dầu thô Mỹ được tiêu thụ nhiều hơn tại thị trường Ấn Độ. Căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc cũng giúp dầu mỏ Mỹ xâm nhập thị trường Ấn Độ nhiều hơn" - ông Abhishek Kumar, chuyên gia của Công ty Interfax Energy (Anh), nhận định với trang Bloomberg. n

Theo Lục San

Người lao động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Khách Trung Quốc đi tour 0 đồng, bị hướng dẫn viên đ.ánh vì không mua hàng
20:53:55 22/09/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump từ chối tham gia cuộc tranh luận thứ hai với bà Harris
18:10:44 22/09/2024
Tiếp tục khám phá hang động dài nhất châu Á
07:33:43 23/09/2024
'Cuộc chiến' thêm ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
17:37:20 22/09/2024
Khó khăn nhiều, sức ép lớn
13:08:35 23/09/2024
Thắm đượm tình nghĩa Việt Nam - Lào sau cơn mưa lũ
17:54:45 22/09/2024
Việt Nam và Cuba - Biểu tượng của tình hữu nghị, tình anh em, sự đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau
07:41:37 23/09/2024
Sự quan tâm của Đông Nam Á đối với BRICS củng cố vị thế của Nga
09:32:15 22/09/2024

Tin đang nóng

Vợ Duy Mạnh để lộ tính cách thật của chồng, chỉ nói 1 câu mà gây bão mạng
06:28:49 24/09/2024
Học người Nhật cách ăn thịt gà để trường thọ
06:25:33 24/09/2024
5 vai diễn cổ trang đẹp nhất sự nghiệp Lưu Diệc Phi: Nhan sắc năm 16 t.uổi xứng đáng phong thần
05:58:44 24/09/2024
2 giờ sáng nghe tiếng của chồng vọng ra từ phòng chị dâu, tôi chạy đến xem thì tá hỏa khi thấy cảnh này
07:22:53 24/09/2024
Nữ ca sĩ từng bị tẩy chay vì scandal b.án d.âm gửi thông điệp lạ khiến dân mạng lo sợ
06:31:34 24/09/2024
Top 1 phòng vé nhưng Cám càng xem càng khó hiểu, đến đoạn kết là khán giả buông xuôi!
06:41:30 24/09/2024
Những ai không nên uống nước lá ổi?
05:52:09 24/09/2024
Starbucks lại gây khó chịu
07:54:03 24/09/2024

Tin mới nhất

Thủ tướng Li Băng lên án "kế hoạch hủy diệt" của Israel

08:05:11 24/09/2024
Thủ tướng Li Băng Najib Mikati ngày 23/9 đã lên án một kế hoạch hủy diệt của Israel khi Tel Aviv tấn công dữ dội ở phía đông và phía nam nước này trong cùng ngày.

Nga: Châu Âu cần một cấu trúc an ninh mới

08:00:32 24/09/2024
Giới chức Nga ngày 23/9 cho rằng, cấu trúc an ninh mới của châu Âu vẫn chưa được xây dựng và đây là vấn đề cấp thiết mà các nước phương Tây cần phải đặc biệt quan tâm.

Chiến đấu cơ Israel tập kích 150 mục tiêu Hezbollah ở Li Băng

07:57:18 24/09/2024
Không lâu sau khi khuyến cáo người dân Li Băng sơ tán, quân đội Israel đã huy động hàng chục máy bay chiến đấu tập kích các mục tiêu cuaara Hezbollah ở miền Nam và Đông Li Băng ngày 23/9.

Hàn Quốc, Nhật Bản đối phó ngập lụt nghiêm trọng

07:40:21 24/09/2024
Mưa lớn liên tiếp những ngày qua đã kéo theo tình trạng ngập lụt, lở đất ở một số khu vực ở Hàn Quốc và Nhật Bản

Quân đội Iran cấm thiết bị liên lạc sau vụ nổ máy nhắn tin của Hezbollah

07:03:11 24/09/2024
Iran ra lệnh cấm binh sĩ trong lực lượng Vệ binh cách mạng dùng thiết bị liên lạc sau các vụ nổ máy nhắn tin, bộ đàm liên tiếp ở Li Băng tuần trước nhằm vào lực lượng Hezbollah.

Israel điều tra nghi vấn thủ lĩnh Hamas t.hiệt m.ạng

07:00:44 24/09/2024
Lãnh đạo Hamas Yahya Sinwar có trụ sở tại Gaza đã không được liên lạc trong một thời gian tương đối dài và Israel đang điều tra liệu ông đã t.hiệt m.ạng hay không.

Trung Đông bên "bờ vực thảm họa", Trung Quốc hối thúc công dân rời Israel

06:23:44 24/09/2024
Trung Quốc đã kêu gọi công dân nước này ở Israel rời đi càng sớm càng tốt , khi căng thẳng leo thang ở Trung Đông.

Ukraine tung vũ khí nội địa, b.ắn nổ loạt kho đạn trong lãnh thổ Nga

06:14:06 24/09/2024
Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine đang tấn công các kho vũ khí của Nga bằng vũ khí do Kiev tự sản xuất.

Danh mục thuốc không kê đơn sắp có nhiều thay đổi

05:48:01 24/09/2024
Một tiêu chí quan trọng khác là lịch sử sử dụng an toàn. Các thành phần hoạt chất trong thuốc phải có thời gian lưu hành thực tế tại Việt Nam tối thiểu 5 năm mà không có báo cáo về các biến cố bất lợi nghiêm trọng.

Tướng Nga nói Ukraine "thất bại", mất hơn 50% vũ khí ở Kursk

20:30:06 23/09/2024
Lực lượng vũ trang Ukraine đã mất hơn một nửa số thiết bị quân sự được sử dụng trong cuộc tấn công vào vùng Kursk, chỉ huy đơn vị đặc nhiệm Akhmat của Nga, Thiếu tướng Apti Alaudinov, nói với Sputnik vào hôm 22/9.

CNA: Việt Nam hướng tới là trung tâm đổi mới công nghệ

19:20:07 23/09/2024
Cũng theo CNA, bất chấp những bất ổn toàn cầu và động lực thương mại thay đổi, Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định và tăng trưởng mạnh mẽ.

Căng thẳng sẽ leo thang như thế nào khi Hezbollah và Israel đều không lùi bước

19:14:52 23/09/2024
Cường độ ngày càng tăng của các cuộc tấn công dường như cho thấy Chính phủ của của Thủ tướng Benjamin Netanyahu sẵn sàng thực hiện mọi hành động để đáp trả Hezbollah.

Có thể bạn quan tâm

Chồng qua đời 3 năm, tôi quyết định tái hôn trong ngày cưới tôi c.hết lặng khi thấy một chiếc ô tô t.iền tỷ ghé qua

Góc tâm tình

08:13:39 24/09/2024
Ba năm sau khi chồng qua đời, tôi đi thêm bước nữa với người đồng nghiệp thân quen. Những tháng ngày tôi chật vật trong nỗi đau mất chồng, anh ấy luôn ở bên động viên tôi.

Bắt kẻ chủ mưu thuê người tạt sơn đòi nợ ở TPHCM

Pháp luật

08:10:33 24/09/2024
Ngày 23/9, Công an quận 12, TPHCM đã tạm giữ Trương Vương Hiếu (SN 1983, ngụ TP Hải Phòng) và Nguyễn Quốc Kỳ (SN 2000, ngụ tỉnh Bến Tre) để điều tra về hành vi Hủy hoại tài sản.

Người dân Hà Nội "mót" từng cọng lúa chìm trong nước, nhiều nhà mất trắng

Tin nổi bật

07:54:10 24/09/2024
Theo thống kê của Hà Nội, sau cơn bão Yagi (bão số 3) và đợt mưa lũ sau bão, hơn 57.300/72.000ha diện tích gieo trồng bị ảnh hưởng, thiệt hại khoảng 1.500 tỷ đồng. Trong đó, hơn 38.700 ha lúa bị ảnh hưởng.

Mua tập truyện ngắn của một nhà văn nổi tiếng Việt Nam về đọc, độc giả Trung Quốc sững sờ bình luận: "Hay đáng kinh ngạc!"

Netizen

07:53:17 24/09/2024
Nam Cao, sinh năm 1915, tên là Trần Hữu Tri, là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam vào thế kỷ 20. Ông được đ.ánh giá là một trong những cây bút xuất sắc của trào lưu hiện thực phê phán thời kỳ 1940-1945,

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 39: Nghẹn ngào cảnh bố con Chải nhường nhau lọ ruốc

Phim việt

07:47:20 24/09/2024
Cả nhà có lọ ruốc, Tả lấy một ít cho ông Chiểu, còn cất đi để dành. Tả và Chải cho rằng mình thanh niên trai tráng chỉ cần lượng không cần chất, lấp đầy cái bụng là được.

Nhân vật nào mà mời được G-Dragon, PSY, Park Shin Hye và dàn sao khủng nhất showbiz Hàn đến dự đám cưới thế này?

Sao châu á

06:37:32 24/09/2024
Danh sách khách mời tham dự hôn lễ toàn sao hạng A, độ khủng vượt xa lễ trao giải của nam nghệ sĩ này khiến dư luận kinh ngạc.

Bộ Y tế hướng dẫn nguyên tắc phòng chống bệnh trong mùa mưa lũ

Sức khỏe

06:08:10 24/09/2024
Đối với các bệnh ngoài da như: nấm chân, tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở, mụn nhọt... người dân không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn.

5 cách nấu món ăn tuyệt vị từ bí đỏ, trong đó có món chắc chắn bạn chưa từng nấu: Hãy thử ngay

Ẩm thực

06:06:23 24/09/2024
Hôm nay chúng tôi hướng dẫn các bạn làm 5 món ngon từ bí đỏ mềm ngọt. Những món ăn này hầu như được tất cả mọi người yêu thích.

Ca sĩ Hoàng Nguyên: Tôi tậu nhà, mua xế hộp sau 'Người hát tình ca'

Tv show

06:00:11 24/09/2024
8 năm sau khi giành quán quân Người hát tình ca , Hoàng Nguyên gây bất ngờ khi trở lại với cuộc thi Tinh hoa hội tụ .