Iran khởi động sản xuất hàng loạt chiến đấu cơ đầu tiên “Kosar”
Iran khởi động sản xuất hàng loạt máy bay chiến đấu “ Kosar” là sản phẩm nội địa đầu tiên, theo thông báo của hãng Tasnim.
Mẫu máy bay phản lực đầu tiên của Iran được giới thiệu hồi tháng 8.
Như tin đưa của hãng thông tấn, nhà chỉ huy quân đội Iran Abdulrahim Mousavi và Bộ trưởng Quốc phòng Iran Amir Khatami đã chủ trì nghi lễ khai trương dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu “Kosar” trên cơ sở Công ty Sản xuất Máy bay Iran (HESA), do Tổ chức Công nghiệp Hàng không Iran (IAIO) thuộc Bộ Quốc phòng điều hành.
“Kosar” với thiết bị vô tuyến điện tử trên khoang thuộc thế hệ thứ tư, có khả năng mang nhiều loại vũ khí khác nhau. Máy bay sẽ được dùng cho các sứ mệnh hỗ trợ không quân ngắn hạn.
Bộ trưởng Quốc phòng Iran Amir Khatami trước đó tuyên bố rằng Iran hành động chỉ trong khuôn khổ “chiến lược ngăn chặn tích cực” và không bao giờ tấn công những nước khác.
Video đang HOT
Theo Danviet
Mỹ "bóp nghẹt" kinh tế buộc Iran rút khỏi Syria?
Đụng binh sẽ không phải lựa chọn khả thi để Mỹ đối phó với Iran tại Syria, thay vào đó sẽ là những "đòn kinh tế" nghẹt thở.
Ý định "hất cẳng" Iran khỏi Syria của chính quyền Tổng thống Donald Trump không phải điều gì mới. Một chiến lược mới về Syria đang được ông Trump tính đến và liệu nó có hiện thực hóa kế hoạch lâu nay của Mỹ với Iran tại chiến trường này?
Mỹ "bóp nghẹt" kinh tế buộc Iran rút khỏi Syria. Ảnh: Reuters
Các nguồn tin cho biết, chính quyền Tổng thống Trump đang lên một bản chiến lược mới cho cuộc chiến tại Syria, trong đó tập trung mạnh mẽ vào việc đẩy quân đội Iran và các lực lượng ủy nhiệm của Iran khỏi Syria.
NBC dẫn tiết lộ từ các nguồn tin thân cận với bản chiến lược này cho biết, dù muốn mạnh tay "hất cẳng" Iran khỏi chiến trường Syria, song chiến lược mới sẽ không để quân đội Mỹ liên quan trực tiếp tới việc tiêu diệt binh sĩ Iran hay các lực lượng ủy nhiệm của Iran tại Syria. Điều này vi phạm thẩm quyền hiện nay của Mỹ trong việc triển khai quân đội tại Syria. Theo đó, quân đội Mỹ chỉ có quyền tự vệ và có thể tấn công lực lượng Iran trong trường hợp bị đe dọa.
Do vậy, đụng binh sẽ không phải lựa chọn khả thi để đối phó với Iran tại Syria. Bản chiến lược của Washington nhấn mạnh vào các nỗ lực chính trị và ngoại giao, đặc biệt là việc "bóp nghẹt" nguồn tài chính, để buộc Iran phải rời khỏi Syria. Đặc biệt, "bóp nghẹt" tài chính của Iran hoàn toàn phù hợp với gói trừng phạt thứ hai mà Washington sẽ áp đặt với Tehran trong tháng 11 tới, nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ - nguồn thu tài chính xương sống của nước Cộng hòa Hồi giáo.
Theo NBC, ba nhân vật liên quan đến bản chiến lược của Mỹ đã tiết lộ rằng, Washington sẽ rút lại viện trợ tái thiết tại các khu vực có quân đội Nga và Iran hiện diện. Mỹ cũng sẽ trừng phạt các công ty của Nga và Iran đang tham gia các dự án tái thiết tại Syria.
"Mỹ và các đồng minh của mình đang có cơ hội thực sự để buộc Iran phải móc hầu bao để chi cho việc tiếp tục hiện diện quân sự ở Syria", ông Mark Dubowitz - Giám đốc điều hành Quỹ Phòng vệ Dân chủ nhận định.
Các quan chức quốc phòng Mỹ lo ngại, việc gia tăng tập trung vào Iran và sự hiện diện của cả hai quân đội ở Syria có thể kéo Mỹ tiến gần hơn vào xung đột. Buộc Iran rút khỏi Syria sẽ là một hướng tiếp cận của Mỹ, theo đó sẽ tiếp tục tiêu diệt tàn quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria và sau đó là tìm kiếm một tiến trình chuyển giao chính trị khi Syria không còn IS, Iran và Mỹ cũng không còn kêu gọi chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải từ nhiệm.
Mỹ không được phép mở rộng nhiệm vụ quân tại Syria để trực tiếp nhằm vào các mục tiêu của Iran. Bởi theo các chuyên gia pháp lý, động thái này của Mỹ sẽ vi phạm luật Ủy quyền sử dụng lực lượng vũ trang (AUMF) được Quốc hội thông qua năm 2001. Luật này cho phép Mỹ sử dụng quân đội để chống khủng bố IS tại Syria, song vẫn có những giới hạn hành động nhằm vào các nhóm chịu trách nhiệm cho vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001.
Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, theo chiến lược mới, quân đội Mỹ sẽ tiếp tục đàm phán về sứ mệnh tại Syria như chống khủng bố IS và giảm hành động quân sự với Iran, trong khi đó, Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ tăng cường đối phó Iran trên các mặt trận kinh tế và ngoại giao.
Từ năm 2017, chiến lược của Tổng thống Trump tại Syria đã nhằm vào 4 mục tiêu là đánh bại IS, ngăn chặn Tổng thống Syria al-Assad sử dụng vũ khí hóa học, xây dựng một tiến trình chuyển giao chính trị tại Damascus và kiềm chế ảnh hưởng của Iran tại Syria để Nước Cộng hòa Hồi giáo không thể đe dọa cả khu vực Trung Đông. Mục tiêu thứ 4 này cũng bao gồm việc "hất cẳng" các lực lượng do Iran hỗ trợ ra khỏi Syria.
Chiến lược mới này của Washington có vẻ phù hợp với mạch diễn biến quan hệ Mỹ-Iran. Từ tháng 5/2018, Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà Iran ký kết với P5 1 năm 2015, đồng thời tái áp đặt các lệnh trừng phạt mạnh mẽ với Iran. Mục tiêu của Mỹ và đồng minh Israel vẫn luôn là kìm hãm ảnh hưởng của Iran không chỉ ở riêng Syria mà còn là toàn khu vực. Israel khẳng định sẽ không chấp nhận bất cứ sự tăng cường quân sự nào của Iran tại Syria và các chiến dịch tấn công của Israel vào Syria không ngoài khả năng sẽ còn tiếp diễn.
Trong khi đó, với Mỹ, cục diện Syria đã chuyển biến với chiến thắng nằm chắc trong tay Tổng thống al-Assad khi có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Nga. Việc buộc ông al-Assad phải rút khỏi tiến trình chuyển giao chính tại Syria đã không còn là mục tiêu mà Mỹ và các đồng minh theo đuổi gắt gao như trước đây.
Theo NBC, chiến lược mới của Mỹ không còn bao gồm điều kiện "Assad phải ra đi", thay vào đó, là việc "chính quyền mới tại Syria không thể có quan hệ gần gũi với Iran..."./.
Hoàng Lê
Theo VOV.VN/Nguồn NBC
Tiết lộ sốc về chiến lược mới đá Iran khỏi Syria của Trump Chính quyền Trump đang khai thác một cách tiếp cận mới đối với cuộc chiến ở Syria, trong đó tập trung vào việc loại bỏ quân đội Iran và các đồng minh của nước này, theo NBC News. Chính quyền Trump có chiến lược mới để đá Iran khỏi Syria. Cụ thể, chiến lược mới sẽ không yêu cầu các lực lượng Mỹ...