Iran khoe tên lửa từng bắn rơi trinh sát cơ Mỹ
Vệ binh Cách mạng Iran đăng video quảng bá hệ thống phòng không Khordad, cho biết tên lửa này đã bắn rơi trinh sát cơ RQ-4 Mỹ năm 2019.
Lực lượng Không quân Vũ trụ thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran ( IRGC) tuần trước công bố video về hệ thống phòng không tầm trung Khordad, nhân kỷ niệm tròn một năm vụ bắn rơi trinh sát cơ không người lái (UAV) RQ-4A của Mỹ.
Video cho thấy quá trình nghiên cứu phát triển và thử nghiệm hệ thống Khordad, cùng hình ảnh về hoạt động của phi đội RQ-4A do Mỹ công bố. IRGC cũng hé lộ hình ảnh chưa từng được công bố, cho thấy khoang chỉ huy tổ hợp Khordad trong vụ bắn hạ chiếc RQ-4A ngày 20/6/2019.
IRGC phóng tên lửa bắn hạ chiếc RQ-4A Mỹ với lý do xâm phạm không phận, trong khi Mỹ khẳng định chiếc UAV bị bắn khi đang hoạt động trên không phận quốc tế cách bờ biển Iran khoảng 34 km. Sự việc khiến căng thẳng Iran – Mỹ tăng cao, đẩy hai nước tới bờ vực xung đột quân sự, nhưng tình hình sau đó hạ nhiệt khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định không tung đòn không kích trả đũa.
Hãng tin Tasnim News của Iran hồi năm ngoái cho biết vũ khí được IRGC sử dụng để bắn hạ UAV Mỹ là tổ hợp phòng không tầm trung Raad (Sấm sét) do Tehran tự phát triển. Raad là một trong những khí tài phòng không hiện đại nhất của Iran, có đặc điểm chiến đấu tương tự hệ thống tên lửa Buk-M2EK do Nga phát triển.
Video đang HOT
Tuy nhiên, IRGC sau đó đính chính rằng hệ thống khai hỏa là Sevom Khordad (Khordad đời 3), phiên bản nâng cấp sở hữu nhiều tính năng hiện đại hơn dòng Raad.
Mỗi khẩu đội Sevom Khordad được biên chế một xe chở đạn kiêm bệ phóng kèm radar dẫn bắn (TELAR) và hai xe chở đạn kiêm bệ phóng (TEL), mỗi xe mang được ba tên lửa Taer-2B với khả năng diệt mục tiêu từ khoảng cách 105 km và độ cao 30 km. Radar dẫn bắn trên TELAR có thể phát hiện đồng thời 100 mục tiêu, điều khiển 8 tên lửa hướng tới 4 mục tiêu cùng lúc.
Mỗi tiểu đoàn Sevom Khordad gồm 4 khẩu đội và radar cảnh giới Bashir-3D có tầm hoạt động 350 km, cho phép tấn công đồng thời 16 mục tiêu. Tiểu đoàn Sevom Khordad có khả năng kết nối vào mạng lưới phòng không quốc gia thông qua trạm chỉ huy và điều khiển (C2), đồng thời trao đổi tham số mục tiêu qua đường truyền dữ liệu để hỗ trợ những tổ hợp phòng không bị gây nhiễu.
Xe TELAR của hệ thống Sovem Khordad trong một đợt thử nghiệm năm 2018. Ảnh: ISNA.
Giới chuyên gia quân sự nhận xét việc bị Iran bắn rơi chiếc RQ-4A khiến năng lực trinh sát tầm cao của Mỹ bị tổn thất nặng nề, đánh dấu lần đầu một biến thể của dòng Global Hawk bị bắn rơi trong 18 năm vận hành.
Vụ bắn rơi chiếc UAV trị giá hơn 200 triệu USD này cũng ảnh hưởng xấu tới triển vọng xuất khẩu vũ khí của Mỹ cho nhiều nước, khi Iran chứng minh những trinh sát cơ được trang bị nhiều công nghệ tối tân vẫn có thể bị hạ bởi tên lửa có giá tương đối rẻ.
Tàu Iran đối đầu Hải quân Mỹ, thổi bùng căng thẳng ở vùng Vịnh
Căng thẳng Iran-Mỹ một lần nữa bùng lên ở Vịnh Ô-man sau khi các tàu của Cộng hòa Hồi giáo đối đầu với Hải quân Mỹ.
Các tàu Iran tiếp cận nguy hiểm tàu Hải quân Mỹ
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bị cáo buộc quấy rối các tàu Hải quân Mỹ. Các tàu Iran đã tiến hành các phương pháp tiếp cận nguy hiểm đối với 6 tàu Hải quân Mỹ.
Thông báo của Hải quân Mỹ cho biết: "11 tàu Vệ binh Cách mạng Iran liên tục tiến hành các phương pháp tiếp cận nguy hiểm và quấy rối các tàu Hải quân Mỹ hoạt động trong vùng biển quốc tế. Các thủy thủ đoàn trên các tàu Mỹ đã thực hiện các hành động được xem là thích đáng để tránh va chạm".
Các thủy thủ đoàn Mỹ cũng đưa ra nhiều cảnh báo thông qua đài phát thanh cầu nối, 5 tiếng nổ ngắn từ còi tàu và các thiết bị tạo tiếng ồn tầm xa, nhưng không nhận được phản hồi từ IRGCN.
"Sau khoảng một giờ, các tàu IRGCN mới trả lời các truy vấn thông qua thiết bị vô tuyến cầu nối, sau đó di chuyển ra xa khỏi các tàu Mỹ và giữ khoảng cách", Hải quân Mỹ cho biết.
Cuộc đối đầu trên xảy ra một ngày sau khi các lực lượng đặc biệt của Iran chiếm giữ một tàu dầu gắn cờ Hồng Kông ở Vịnh Ô-man.
Con tàu sau đó bị buộc phải chuyển hướng vào vùng biển Iran trước khi được thả ra. Hải quân Mỹ tuyên bố những hành động như vậy là chống lại các công ước và tập quán hàng hải. Đáp lại, Iran cáo buộc Mỹ chặn tàu của họ trong hai sự cố riêng biệt trong tháng này. Cộng hòa Hồi giáo cũng cảnh báo sẽ đáp trả dứt khoát đối với bất kỳ tính toán sai lầm nào của Mỹ.
Minh Nhật
Công dân Iran bị Đức bắt giữ theo yêu cầu của Mỹ được trả tự do Bộ Ngoại giao Iran cho hay công dân Khalili được trả tự do đêm 16/2 sau "các cuộc tham vấn ngoại giao" cũng như sự hợp tác giữa hệ thống tư pháp và cơ quan tình báo của IRGC. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi phát biểu tại cuộc họp báo ở Tehran. (Ảnh: IRNA/TTXVN) Bộ Ngoại giao Iran cho...