Iran khoe máy bay chiến đấu thế hệ mới tự chế tạo
Quân đội Iran ngày 18.8 cho biết, tuần tới họ sẽ trình làng một loại máy bay chiến đấu mới, tên lửa mới, bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ.
Hình ảnh máy bay chiến đấu Qaher 313 mới của Iran – Ảnh: Internet
Trong một động thái gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Iran, Tehran tuyên bố họ sẽ có nhiều nâng cấp cho quân đội nước mình, được trình làng vào tuần sau.
Cụ thể, hải quân Iran cho hay rằng họ sẽ lắp những hệ thống phòng thủ tiên tiến mới lên chiến hạm của mình, còn không quân thì cho biết họ sẽ trình làng một máy bay chiến đấu mới.
Động thái trên được Iran đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran hồi tháng 5 và tuyên bố tái trừng phạt chống lại Tehran.
Tổng thống Trump nói rằng thỏa thuận hồi năm 2015, vốn kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran, không toàn diện vì không thể kiềm chế Iran theo đuổi việc chế tạo tên lửa đạn đạo cũng như can thiệp vào các cuộc xung đột ở Syria, Iraq và Yemen.
Iran hiện bác bỏ khả năng đàm phán trực tiếp với Washington để giải quyết những vấn đề mà ông Trump đưa ra, với lý do họ không tin tưởng Mỹ khi nước này cho thấy họ không tuân thủ theo những thỏa thuận mà họ đã ký.
Video đang HOT
“Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là phát triển tên lửa. Chúng tôi đang thực hiện tốt điều này, nhưng cần phải phát huy thêm nữa”, Chuẩn tướng Amir Hatami tuyên bố với hãng tin Fars hôm 18.8.
“Chúng tôi sẽ trình làng một chiếc máy bay vào Ngày Công nghiệp Quốc phòng (22.8), và mọi người sẽ được nhìn thấy nó bay, cũng như các thiết bị được thiết kế cho nó”, ông Hatami nói thêm.
Iran từng công bố hồi năm 2013 một chiến đấu cơ tên Qaher 313, dù nhiều chuyên gia nghi ngờ về khả năng tồn tại của nó lúc bấy giờ. Quân đội Iran sau nhiều năm bị cấm vận hiện chỉ có vài chục máy bay tiêm kích cũ, có từ trước cuộc cách mạng Iran năm 1979.
Trong khi đó, Tư lệnh Hải quân Iran, Đô đốc Hossein Khanzadi nói rằng hệ thống phòng thủ tầm ngắn Kamand “đã được thử nghiệm thành công, hệ thống này đã được trang bị trên tàu chiến và sẽ sớm được trang bị trên chiếc tàu chiến thứ 2″.
Theo Trí thức trẻ
Iran dạy Mỹ bài học về lịch sử vịnh Ba Tư
Tehran nhắc nhở Washington rằng, Iran có một lịch sử huy hoàng ở Hormuz và "Vịnh Ba Tư", được đặt tên từ hơn 2.000 năm trước khi nước Mỹ ra đời.
Không cho đối thủ sử dụng dollar dầu mỏ để chống Iran
Hôm 03/8, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo của Iran (IRGC), đã bắt đầu các cuộc tập trận quy mô lớn hàng năm với sự tham dự của lực lượng không quân, các chi đội tàu chiến và lực lượng phòng thủ bờ biển của hải quân, huy động đến hơn 100 tàu chiến trong eo biển Hormuz.
Tư lệnh Hải quân Iran, Đô đốc Hossein Khanzadi tuyên bố rằng, Hải quân Iran nói riêng và IRGC nói chung, chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh tại eo biển Hormuz và cả khu vực vịnh Ba Tư.
"Sự an toàn của eo biển sẽ có ảnh hưởng lớn đối với những người đang đe dọa Iran bằng cách sử dụng dollars dầu mỏ của họ" - Khanzadi phát biểu bên lề của một cuộc thi quân sự quốc tế ở thành phố miền Bắc Noshahr, theo hãng tin tức FARS của Iran.
"Nếu vòi dầu được bật lên và những đồng dollar dầu mỏ đi vào túi của những người đe dọa Iran, điều này chắc chắn sẽ có tác động đến an ninh của eo biển", ông Khanzadi bình luận về việc phương Tây chặn xuất khẩu dầu mỏ của Iran để độc chiếm nguồn lợi từ vàng đen.
Vị quan chức cấp cao của hải quân Iran lưu ý rằng, hoạt động thông suốt của tuyến đường biển huyết mạch, nơi lưu thông ổn định khoảng 20 - 40% nguồn cung cấp dầu của thế giới, sẽ phụ thuộc vào các cam kết của cộng đồng quốc tế đối với chính quyền Tehran.
Khanzadi cũng nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ sẽ không đóng bất kỳ vai trò nào trong các quyết định của Iran về eo biển.
"Chúng tôi đang đánh giá các biện pháp của Mỹ, nhưng chắc chắn là chúng không ảnh hưởng đến quyết định của chúng tôi; quyết định của chúng tôi chỉ dựa trên mệnh lệnh của Tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang", ông nhấn mạnh sự trung thành với lãnh đạo tối cao Ali Khamenei.
Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet của Mỹ cất cánh từ tàu sân bay lớp Nimitz USS Abraham Lincoln (CVN 72) trong vịnh Ba Tư ngày 13/2/2012
Căng thẳng giữa Iran và Mỹ leo thang mạnh vào tháng 5 sau khi, sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 (Iran Nuclear Deal-IND) hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA).
Mỹ cũng tuyên bố tái khởi động và mở rộng kế hoạch bao vây, trừng phạt đối với chính quyền Tehran; còn các nước ký kết khác của hiệp ước này đã cố gắng cứu vãn JCPOA, trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt thương mại sẽ điễn ra vào ngày 04/8, còn các biện pháp trừng phạt liên quan đến năng lượng Iran sẽ bắt đầu vào tháng 11.
Hoa Kỳ yêu cầu các quốc gia mua dầu thô Iran nên giảm giá trị của họ xuống "bằng không" vào thời điểm Washington áp dụng biện pháp trừng phạt vào tháng 11 hoặc phải đối mặt với các hình phạt.
Đáp lại, nhà lãnh đạo tối cao Iran Khamenei cảnh báo rằng nếu xuất khẩu dầu của Iran bị Mỹ phong tỏa thì các nguồn cung cấp dầu của các nhà xuất khẩu khác trong khu vực cũng sẽ bị chặn lại. Eo biển Hormuz sẽ biến thành tử huyệt với các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông.
Iran nằm trong Vịnh Ba Tư (vịnh Persian - Oersian Gulf), tiếp giáp với eo biển Hormuz và Vịnh Oman. Sẽ là điều cực kỳ phi logic nếu các nước khác trong khu vực này có thể bán dầu của họ, trong khi Mỹ lại đòi cấm Iran không được tu lợi từ nguồn vàng đen của mình.
Giới chức lãnh đạo Tehran nhấn mạnh, chiến lược của nước này là rất đơn giản: Mọi người đều có quyền bán dầu của mình, hoặc không ai được phép xuất khẩu một giọt dầu nào hết. Iran có đủ khả năng phong tỏa eo biển Hormuz và người Mỹ nên biết điều này.
Theo baodatviet
Iran lắp đặt siêu vũ khí mới "nắn gân" Trump và Mỹ Iran vừa lắp đặt một hệ thống vũ khí mới có khả năng cắt nhỏ các tên lửa trong một nỗ lực nhằm phô trương sức mạnh nắn gân Mỹ. Cụ thể, Hải quân Iran đã cài đặt hệ thống vũ khí phòng thủ Kamand trên một tàu chiến trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ ở vùng Vịnh. Đây là hệ thống...