Iran khẳng định không theo đuổi vũ khí hạt nhân
Ngày 17/2, lãnh đạo tối cao của Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei cho biết nước này sẽ tiếp tục tăng cường năng lực hạt nhân phục vụ mục đích hòa bình nhằm gìn giữ nền độc lập của đất nước, trong bối cảnh Tehran và các cường quốc đang đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015.
Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei phát biểu tại Tehran ngày 17/9/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong phát biểu trên truyền hình, ông Khamenei nhấn mạnh Iran sẽ cần đến năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Theo ông, nếu Iran không theo đuổi năng lượng hạt nhân, nền độc lập có nguy cơ bị tổn hại. Bên cạnh đó, ông cũng khẳng định nước Cộng hòa Hồi giáo này không bao giờ theo đuổi vũ khí hạt nhân.
Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 16/2 cho biết nước này và Iran đã tổ chức các cuộc đàm phán cấp chuyên gia về việc nối lại hoạt động nhập khẩu dầu thô từ Iran và dỡ bỏ phong tỏa đối với số tài sản trị giá khoảng 7 tỷ USD bị đóng băng tại các ngân hàng Hàn Quốc theo lệnh trừng phạt của Mỹ.
Video đang HOT
Trong thông báo, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc bày tỏ hy vọng sẽ giải quyết được các vấn đề liên quan đến lệnh trừng phạt đối với Iran, trong đó có việc dỡ bỏ phong tỏa đối với khoản tiền bị đóng băng của Tehran, trên cơ sở đạt được đồng thuận về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) ký năm 2015. Thông báo cũng nêu rõ Iran và Hàn Quốc đang thảo luận về hoạt động xuất, nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm từ dầu mỏ, với điều kiện các lệnh trừng phạt phải được dỡ bỏ như là một bước tiến của các cuộc đàm phán ở Vienna (Áo).
Trong khi đó, phát biểu trước truyền thông Iran, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh nhấn mạnh kết quả của cuộc họp cấp chuyên gia này có thể được coi là phép thử đối với quyết tâm của phía Hàn Quốc trong việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại và bình thường hóa quan hệ hai nước, thông qua xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ cho Hàn Quốc và đầu tư của các công ty Hàn Quốc đối với các dự án của Iran. Do vậy, Iran sẽ theo dõi sát kết quả của các cuộc đàm phán này để xem xét cách thức điều chỉnh quan hệ giữa hai nước.
Iran từng là nước cung cấp dầu thô hàng đầu cho Hàn Quốc. Tuy nhiên, quan hệ hai bên trở nên căng thẳng năm 2021 sau khi Tehran đe dọa kiện Hàn Quốc ra tòa, trừ phi Seoul gỡ phong tỏa đối với hơn 7 tỷ USD tiền thanh toán mua dầu bị đóng băng tại các ngân hàng ở Hàn Quốc do lệnh trừng phạt của Mỹ.
JCPOA được ký năm 2015 giữa Iran và Nhóm P5 1 (gồm 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc cùng với Đức). Theo thỏa thuận, Iran hạn chế chương trình hạt nhân đổi lại việc Mỹ và phương Tây dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước này. Tuy nhiên, năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận với lý do còn nhiều điều khoản chưa chặt chẽ, đồng thời áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt Iran. Về phần mình, Tehran cũng thu hẹp dần các cam kết trong thỏa thuận này sau khi các nỗ lực trung gian của châu Âu không thu được kết quả.
Từ tháng 4/2021, Iran và các nước còn lại đã nối lại đàm phán tại Vienna để tìm cách khôi phục thỏa thuận, trong khi Mỹ không tham gia trực tiếp mà thông qua vai trò trung gian của Liên minh châu Âu (EU).
Iran, Nga bày tỏ quan điểm về quan hệ với chính quyền mới tại Kabul
Giới chức Iran và Nga đã bày tỏ quan điểm về quan hệ với chính quyền mới đang được hình thành tại Afghanistan.
Đại Giáo chủ Iran Ali Khamenei phát biểu tại một cuộc họp ở Tehran. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngày 28/8, lãnh đạo tối cao của Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei, tuyên bố nước này sẽ ủng hộ nhân dân Afghanistan, trong khi quan hệ với Chính phủ Afghanistan sẽ tùy thuộc vào cách tiếp cận của Kabul đối với Tehran.
Theo hãng thông tấn Iran Tasnim, phát biểu trong cuộc họp với Tổng thống Iran Ebrahim Raisi cùng nội các của ông này, Đại giáo chủ Ali Khamenei đánh giá Afghanistan là "nước anh em" với Iran. Ông cho rằng chính sách ngoại giao của chính phủ mới tại Iran không nên để vấn đề đàm phán hạt nhân với Mỹ chi phối, trong khi quan hệ thương mại của Iran với các nước láng giềng và "các nước khác" cần phải được tăng cường.
Trong khi đó, đặc phái viên của Tổng thống Nga về Afghansitan, ông Zamir Kabulov cho biết Moskva sẽ xây dựng quan hệ với chính phủ mới tại Kabul dựa trên những tiếp xúc hiện tại với Taliban.
Phát biểu trong chương trình Soloviov Live được phát trên YouTube, ông Kabulov cho rằng việc Taliban lên nắm quyền đã là một thực tế. Các nước sẽ phải xây dựng quan hệ với chính phủ mới tại Afghanistan trong tình hình mới này.
Cũng trong chương trình Soloviov Live cùng ngày, Đại sứ Nga tại Kabul, ông Dmitry Zhirnov cho biết các nước phương Tây không đề nghị Moskva công nhận chính quyền mới tại Afghanistan. Đại sứ Zhirnov nói rằng các cuộc thảo luận về khả năng công nhận chính quyền Taliban diễn ra sau khi "phương Tây nhận ra rằng không có giải pháp thay thế nào cho lực lượng đang nắm quyền thực tế tại Afghanistan, trong khi sự đặt cược của phương Tây vào Tổng thống Ashraf Ghani đã thất bại".
Trong một diễn biến liên quan, ngày 28/8, người phát ngôn của Taliban, ông Zabihullah Mujahid, cho biết phong trào Hồi giáo này sẽ sớm kiểm soát hoàn toàn sân bay Kabul ngay khi quân Mỹ rút khỏi và sẽ công bố một nội các đầy đủ cho Afghanistan trong "những những ngày tới".
Theo ông này, các quan chức đã được bổ nhiệm để phụ trách những cơ quan chủ chốt, trong đó có bộ y tế, giáo dục và ngân hàng trung ương. Đại diện Taliban cũng bày tỏ hy vọng những xáo trộn kinh tế nghiêm trọng tác động đến đồng nội tệ của Afghanistan sẽ sớm được cải thiện. Taliban đã bổ nhiệm các tỉnh trưởng và cảnh sát trưởng ở 33 trên tổng số 34 tỉnh của Afghanistan.
Đại giáo chủ Iran không chấp nhận những yêu cầu 'cứng nhắc' của Mỹ Ngày 28/7, nhà lãnh đạo tối cao của Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei khẳng định Tehran sẽ không chấp nhận những yêu cầu "cứng nhắc" của Washington trong các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015. Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Nhà lãnh đạo Iran cũng cho rằng Mỹ không...