Iran: Hy Lạp đã thả tàu chở dầu bị bắt giữ
Iran ngày 14/6 cho biết Chính phủ Hy Lạp đã ra lệnh thả tàu chở dầu của Iran treo cờ Nga bị nước này bắt giữ hồi tháng 4, theo phán quyết của một tòa án Hy Lạp, bất chấp hiệp ước tương trợ pháp lý giữa Mỹ và Hy Lạp và áp lực của Mỹ đối với Athens trong việc giữ con tàu này và hàng hóa.
Tàu chở dầu Pegas neo ở vùng biển ngoài khơi Karystos, đảo Evia, Hy Lạp ngày 19/4/2022. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Trong một tuyên bố, Tổ chức Cảng và hàng hải (PMO) của Iran nêu rõ: “Chính phủ Hy Lạp đã ban hành một lệnh có liên quan và hiện chúng tôi đang chứng kiến việc dỡ bỏ việc bắt giữ tàu và trả hàng hóa về cho chủ sở hữu”.
Trước đó, ngày 9/6, một quan chức Chính phủ Hy Lạp cho biết một tòa án cấp khu vực nước này đã ra phán quyết thả tàu Pegas treo cờ Nga bị bắt giữ hồi tháng 4 vừa qua. Theo quan chức này, Chính phủ Hy Lạp hy vọng rằng động thái trên sẽ dẫn tới việc Iran thả hai tàu chở dầu của Hy Lạp bị nước này bắt giữ tại Vùng Vịnh hồi tháng trước.
Tàu Pegas cùng 19 thủy thủ người Nga trên tàu bị bắt giữ hồi tháng 4 khi đang neo đậu gần đảo Evia, miền Nam Hy Lạp trong khuôn khổ các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) áp đặt với Nga sau xung đột Nga – Ukraine hồi tháng 2.
Trước đó, ngày 31/5, Iran đã kêu gọi Hy Lạp hợp tác để giải quyết cuộc khủng hoảng liên quan tới các vụ bắt giữ tàu mà không có sự tham gia của Mỹ. Lời kêu gọi này được đưa ra sau khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ngày 29/5 bắt giữ 2 tàu chở dầu của Hy Lạp ở Vùng Vịnh sau khi Athens bắt giữ tàu Pegas hồi tháng 4. Mỹ, nước đã áp đặt một cơ chế trừng phạt cứng rắn đối với Iran, đã tịch thu lô dầu của Iran trên tàu Pegas.
Iran phủ nhận việc giam giữ thủy thủ đoàn của 2 tàu chở dầu đến từ Hy Lạp
Tổ chức Hàng hải và Cảng biển Iran ngày 28/5 cho hay nước này không giam giữ thủy thủ đoàn thuộc 2 tàu chở dầu của Hy Lạp bị Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bắt giữ một ngày trước đó.
Cơ quan trên khẳng định các thủy thủ này đều có sức khỏe tốt và đang được bảo vệ cũng như được chăm sóc chu đáo ngay tại tàu, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Tàu chở dầu Pegas neo ở vùng biển ngoài khơi Karystos, đảo Evia, Hy Lạp ngày 19/4/2022. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Tuyên bố nói trên của Iran được đưa ra sau khi Hy Lạp hôm 27/5 thông báo Hải quân Iran đã cho một máy bay trực thăng đáp xuống tàu chở dầu Delta Poseidon treo cờ nước này tại vùng biển quốc tế và bắt giữ thủy thủ đoàn làm con tin. Athens cũng cho biết đã xảy ra sự việc tương tự đối với một tàu chở dầu khác cũng mang cờ Hy Lạp ở khu vực gần Iran. Về phần mình, Tehran cho biết vụ giữ tàu hôm 27/5 là do tàu này đã vi phạm luật pháp quốc tế.
Vụ việc kể trên xảy ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Iran và Hy Lạp leo thang sau khi Hy Lạp bắt giữ tàu chở dầu Pegas thuộc sở hữu của Nga, nhưng treo cờ Iran khi đang neo đậu gần bờ biển thuộc đảo Evia miền Nam nước này. Hành động này nằm trong khuôn khổ các biện pháp trừng phạt mà Liên minh châu Âu (EU) áp đặt đối với Nga.
Hy Lạp phản đối Iran bắt giữ các tàu chở dầu của nước này Ngày 2/6, Chính phủ Hy Lạp và ngành vận tải biển của nước này đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng lên tiếng để các thủy thủ của hai tàu chở dầu bị Iran bắt giữ được thả. Tàu chở dầu Pegas neo ở vùng biển ngoài khơi Karystos, đảo Evia, Hy Lạp ngày 19/4/2022. Ảnh: REUTERS/TTXVN Phát biểu trước báo giới,...