Iran hối thúc Ấn Độ tích cực hơn trong phát triển cảng Chabahar
Phó Tổng thống thứ nhất của Iran Es’haq Jahangiri khẳng định, Tehran đã có những nỗ lực nghiêm túc để thực hiện nghĩa vụ trong thỏa thuận với New Delhi và Kabul về việc phát triển cảng Chabahar, đồng thời hy vọng các bên khác sẽ tích cực hơn trong thực hiện cam kết của mình.
Phó Tổng thống thứ nhất của Iran Es’haq Jahangiri kêu gọi các bên liên quan tích cực phát triển cảng Chabahar. (Nguồn: Reuters)
Ngày 1/11, ông Jahangiri đưa ra tuyên bố trên trong cuộc gặp với Quan chức điều hành cấp cao Afghanistan Abdullah Abdullah, bên lề Hội nghị cấp cao lần thứ 18 của Hội đồng Thủ tướng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại thủ đô Tashkent của Uzbekistan.
Đề cập thỏa thuận giữa Iran, Afghanistan và Ấn Độ về việc mở rộng hợp tác kinh tế và thương mại tại cảng Chabahar ở miền Đông Nam Iran, ông Jahangiri nhấn mạnh, cả khu vực công và tư của Iran sẵn sàng đầu tư vào đây và thực hiện các bước liên quan cần thiết.
Ông nói: “Afghanistan và Ấn Độ cũng nên tích cực hơn trong vấn đề này. Cảng Chabahar có thể cho phép Ấn Độ tiếp cận Trung Á và là cửa ngõ để Afghanistan kết nối với các quốc gia quan trọng trên thế giới”.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khôi phục một số lệnh trừng phạt đối với Iran mà người tiền nhiệm Barack Obama cố gắng dỡ bỏ. Các lệnh trừng phạt mới nhất nhằm buộc Iran thay đổi đáng kể các chính sách của Tehran trong khu vực, như hậu thuẫn các nhóm phiến quân và phát triển tên lửa đạn đạo. Mỹ tuyên bố sẽ áp đặt trừng phạt đối với bất cứ ai giao thiệp với Iran.
Video đang HOT
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Iran cảnh báo về sự hồi sinh của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Afghanistan, cho rằng IS dường như đang chuyển hoạt động sang quốc gia bị chiến tranh tàn phá này sau khi bị đánh bại ở Iraq và Syria.
Ông Jahangiri hối thúc Chính phủ Afghanistan phải đặc biệt nhạy cảm trong vấn đề này và ngăn chặn những kẻ khủng bố IS âm mưu gây bất ổn khu vực biên giới chung giữa hai nước. Ông nhấn mạnh Iran sẽ tiếp tục ủng hộ chính phủ được bầu của Afghanistan.
Theo baoquocte/IFP News
Nga mời Mỹ, Ukraine dự lễ duyệt binh
Nga đang lên kế hoạch mời Mỹ, Vương quốc Anh và Pháp đến cuộc diễu hành Ngày Chiến thắng ở Moscow vào năm tới.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga - ông Kart Kartapolov ngày 1/11 cho biết, Nga đang lên kế hoạch mời các nhóm diễu hành từ các nước Đồng minh trong Thế chiến II, bao gồm Mỹ, Vương quốc Anh và Pháp đến cuộc diễu hành Ngày Chiến thắng ở Moscow vào năm tới.
Theo Thứ trưởng Kartapolov, có tới 20 nhóm diễu hành từ các quốc gia CIS (Cộng đồng các Quốc gia Độc lập), Mỹ, Anh, Pháp, Ai Cập, Israel, Iran, Ấn Độ, Trung Quốc, Mông Cổ, Ba Lan và Serbia được lên kế hoạch mời tham dự sự kiện.
"Chúng tôi dự kiến mời 20 khối duyệt binh từ các nước thuộc Cộng đồng Các quốc gia Độc lập (SNG), Mỹ, Anh, Pháp, Ai Cập, Israel, Iran, Ấn Độ, Trung Quốc, Mông Cổ, Ba Lan và Serbia tham gia Duyệt binh Chiến thắng 2020", Thứ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Kartapolov phát biểu.
Trước đó, hồi tháng 8/2019, cố vấn Điện Kremlin Yuri Ushakov cũng tiết lộ rằng, Nga sẽ mời Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky tham dự sự kiện nói trên.
Duyệt binh kỷ niệm 75 năm chiến thắng phát xít Đức sẽ được tổ chức vào tháng 5/2020 tại 28 thành phố của Nga. Khoảng 356 cựu chiến binh, bao gồm 156 người từ nước ngoài, sẽ được mời tham dự cuộc diễu hành với tư cách khán giả.
Các cuộc diễu binh quy mô nhỏ sẽ được tổ chức tại 374 thành phố ở Nga và 7 địa điểm nước ngoài quân đội Nga đóng quân, trong đó có căn cứ Khmeymim tại Syria.
Mỹ, Anh, Pháp và một số quốc gia từng gửi binh sĩ tới tham gia lễ duyệt binh kỷ niệm 65 năm chiến thắng phát xít Đức năm 2010.
Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ và Serbia lần đầu đưa binh sĩ tới tham dự duyệt binh ở Nga năm 2015 trong lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức.
Các cuộc duyệt binh của Nga kỷ niệm Ngày Chiến thắng vào tháng 5 hàng năm đã trở thành chủ đề được chú ý trên các mặt báo phương Tây. Lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ là dịp để Nga giới thiệu các loại vũ khí mới, hiện đại nhất của quân đội nước này.
Năm 2019 có tới 35 khối duyệt binh, huy động lực lượng các đơn vị, học viên quân sự, thiếu sinh quân, thành viên phong trào toàn Nga "Quân đội trẻ", cũng như đại diện của các cơ quan sức mạnh khác.
Quân phục diễu binh đều được may đo riêng cho từng binh sĩ, đảm bảo hình thức đẹp và trang nghiêm cho quân đoàn diễu binh. Theo thống kê mỗi thành viên diễu binh sẽ phải đi 700 bước, qua 330m trên Quảng trường Đỏ trong khoảng thời gian chính xác 5 phút 50 giây.
Tiếp theo các khối duyệt binh là lực lượng cơ giới như xe bọc thép "Tigr", xe thiết giáp BTR-82A, BTR-MDM, xe chiến đấu bộ binh BMP-3, xe chiến đấu đổ bộ BMD-4M, xe tăng T-72B3.
Cùng với các mẫu vũ khí truyền thống kể trên, còn có các xe tăng thế hệ thứ 4 T-14 Armata lừng danh, "Terminator", hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược S-400, Yars, pháo tự hành bánh xích "Msta-S", hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung "Buk", tầm ngắn "Tor", Tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1...
Trong bài phát biểu năm nay, Tổng thống Nga Putin tái khẳng định sức mạnh đạo đức của chiến công to lớn trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại trước chủ nghĩa phát xít.
Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh chính "nhân dân ta" đã "bảo vệ và cứu nguy Tổ quốc, đã trở thành niềm hy vọng, trở thành pháo đài cho toàn thể nhân loại và là người giải phóng chủ chốt cho người dân châu Âu".
Bảo Phương
Theo baodatviet
Loạt ông lớn châu Á "hưởng lợi" từ sự ra đi của John Bolton? Việc cố vấn an ninh cứng rắn Mỹ rời khỏi chức vụ làm giảm nguy cơ chiến tranh và đã có tác động tới thị trường năng lượng, theo trang Asia Times. Giá dầu đã giảm 1 USD/thùng trong vòng vài giờ sau khi có tin Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu hoặc chấp nhận đơn từ chức cố vấn an ninh...