Iran hành quyết một doanh nhân vì tội hối lộ
Một doanh nhân nổi tiếng người Iran, được mệnh danh là “Ông vua Bitumen”, vừa bị hành quyết vì đã hối lộ và tham ô.
Hamidreza Baqeri Darmani bị kết tội giả mạo giấy tờ để đảm bảo việc chi nhận các khoản vay được nhà nước hỗ trợ.
Sau đó ông sử dụng các công ty giả, làm “bình phong” nhằm dễ dàng thu mua hơn 300.000 tấn bitumen – loại hợp chất được sử dụng để sản xuất nhựa rải đường – một trong những ngành công nghiệp siêu lợi nhuận tại Iran.
Darmani, 49 tuổi, là doanh nhân thứ ba bị hành quyết kể từ những chiến dịch phòng, chống tham nhũng được khởi động vào đầu năm nay.
Tháng trước, Iran cũng đã xử tử một nhà giao dịch tiền tệ được gọi là “Vua tiền” do tích lũy được hơn hai tấn tiền vàng.
Video đang HOT
Theo Hãng tin Mizan của cơ quan tư pháp, Darmani đã mua lượng bitumen trên với số tiền hơn 100 triệu đô la (tương đương 79 triệu bảng) bằng những thủ đoạn “lừa đảo, giả mạo và hối lộ”.
Điều đáng chú ý là tin tức về vụ hành quyết Darmani được phát sóng trên sóng truyền hình quốc gia trên nền nhạc phong cách phim hành động.
Các phóng viên cho rằng chính quyền rất mong muốn thể hiện họ nghiêm túc như thế nào đối với việc xử phạt những người nào bị buộc tội phá hoại nền kinh tế đang đầy biến động của đất nước.
Vào tháng Tám, các tòa án mới mang tính “cách mạng” được thành lập để tiến hành các thủ tục xét xử nhanh gọn đối với những vụ án tham nhũng, kết quả là hàng chục doanh nhân và thương nhân đã phải ngồi tù.
Những hành động trên được nhà nước thực hiện trong bối cảnh sự phẫn nộ của người dân ngày càng tăng bởi giá cả leo thang, đời sống sinh hoạt bị gây khó dễ mà một trong những nguyên nhân chính là nạn tham nhũng.
Nền kinh tế của Iran đang gặp nhiều khó khăn, một phần vì quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt mà Mỹ đang áp lên đất nước này.
Thu Uyên (Theo BBC News)
Theo thanhtra
EU tiếp tục quan hệ kinh tế với Iran
Châu Âu đã có nhiều nỗ lực chính trị khi đối mặt với chủ nghĩa đơn phương của Mỹ và có các cơ chế hợp tác tài chính khá rõ ràng đối với Iran.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran - Bahram Qasemi ngày 5/11 nói rằng, Liên minh châu Âu (EU) đang có các chính sách để duy trì sự độc lập. Nhiều dấu hiệu cho thấy, châu Âu quyết tâm làm như vậy giống như các nước khác trên thế giới, trước chủ nghĩa đơn phương của Mỹ. Iran hy vọng, châu Âu có thể đóng một vai trò vừa là nền kinh tế lớn vừa là một thực thể mới nổi.
Cùng ngày 5/11, đại diện đặc biệt của chính phủ Anh về thương mại với Iran - Norman Lamont bày tỏ hối tiếc về việc Mỹ tái áp đặt lệnh cấm vận chống Iran và nói rằng, Anh cùng các nước EU đang tìm kiếm một cơ chế đặc biệt để đảm bảo mối quan hệ thương mại với Iran.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran - Bahram Qasemi khẳng định, EU đã nỗ lực hợp tác với nước này. (Ảnh: IRNA)
Anh và các nước châu Âu muốn duy trì kế hoạch hành động chung toàn diện, bởi đây là kết quả của nhiều năm đàm phán và đóng góp vào việc thiết lập an ninh ở khu vực Trung Đông, cũng như đã cung cấp một cơ hội hợp tác giữa Iran và phương Tây.
EU đã phê chuẩn một đạo luật để hỗ trợ các công ty châu Âu, trước khi lệnh cấm vận của Mỹ có hiệu lực và đang tìm kiếm một cơ chế tài chính đặc biệt để đảm bảo các giao dịch tài chính với Iran.
Trước đó, Trung Quốc cũng lên tiếng phản đối các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhắm vào các lĩnh vực dầu mỏ và tài chính của Iran, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục quan hệ thương mại song phương với Iran. Trung Quốc đang hợp tác bình thường với Tehran trong khuôn khổ pháp luật quốc tế và sẽ tiếp tục duy trì thái độ khách quan, cũng như có trách nhiệm với thỏa thuận hạt nhân năm 2015./.
Theo Ngọc Thạch/VOV-Cairo
Iran chỉ trích sức ép kinh tế của Mỹ là "cuộc chiến tâm lý" Reuters đưa tin, ngày 5/11, kênh truyền hình quốc gia Iran dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này, ông Bahram Qasemi, cho rằng các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đối với lĩnh vực dầu mỏ chủ chốt của Iran là một phần trong cuộc chiến tâm lý do Washington phát động nhằm vào Tehran, song khẳng định tất...