Iran gia hạn lệnh phong tỏa thủ đô số ca tử vong vượt mức 30.000
Iran hôm nay đã kéo dài lệnh phong tỏa tại thủ đô Tehran sang tuần thứ 3 liên tiếp khi tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, với hơn 4.000 ca mắc mới và 253 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong ở nước này vượt mốc 30.000 người.
Iran hôm nay đã kéo dài lệnh phong tỏa tại thủ đô Tehran sang tuần thứ 3 liên tiếp khi tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, với hơn 4.000 ca mắc mới và 253 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong ở nước này vượt mốc 30.000 người.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm Covid-19 tại Tehran, Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Lệnh phong tỏa Tehran bắt đầu từ ngày 3/10 vừa qua và sẽ được kéo dài ít nhất đến ngày 23/10 tới. Theo lệnh phong tỏa, các trường học, nhà thờ hồi giáo, nhà hàng, các điểm có thể tập trung đông người… đều bị đóng cửa.
Hiện Iran đang trải qua đợt bùng phát dịch bệnh thứ 3, đồng thời thừa nhận cuộc chiến chống Covid-19 đang bị cản trở bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Quốc gia đối thủ được giải "phong ấn" giữa lúc ông Trump bận lo tranh cử
Iran tuyên bố sẵn sàng mua bán vũ khí với nhiều đối tác và "những người bạn", khi lệnh cấm vận vũ khí mà Liên Hiệp Quốc áp đặt chính thức hết liệu lực vào ngày 18.10.
Video đang HOT
Lệnh cấm vận vũ khí với Iran sẽ hết hiệu lực vào ngày 18.10.
Lênh cấm vận vũ khí do Liên Hiệp Quốc áp đặt có hiệu lực suốt hàng thập kỷ, ngăn Iran hiện đại hóa quân đội và mua bán vũ khí với nước ngoài. Lệnh cấm sẽ hết hiệu lực vào ngày 18.10, theo The Sun.
Phát ngôn viên Iran tại Liên Hiệp Quốc, Alireza Miryousefi nói Tehran rất mong chờ được mua bán vũ khí trở lại.
Miryousefi nói: "Iran có rất nhiều người bạn và đối tác, có ngành công nghiệp sản xuất vũ khí tiên tiến, đảm bảo đối phó với các hành động gây hấn từ nước ngoài".
"Theo thời hạn của nghị quyết 2231, Iran sẽ không còn bị cấm vận vũ khí kể từ ngày 18.10", Miryousefi nói thêm. "Có nghĩa, kể từ ngày hôm đó, chúng tôi sẽ mua bán vũ khí dựa trên lợi ích quốc gia và với các nước khác".
Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump là người đề ra chiến lược gây sức ép toàn diện với Iran. Ông Trump đã yêu cầu các quốc gia đối tác và đồng minh nhất trí kéo dài lệnh cấm vận vũ khí với Iran nhưng không thành công.
Trong thời gian gần đây, ông Trump không còn nhắc đến thách thức từ Iran vì tập trung cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp diễn ra vào ngày 3.11.
Binh sĩ Iran đứng bên cạnh tên lửa phòng không S-200.
Nga và Trung Quốc là hai quốc gia chỉ trích mạnh mẽ chiến dịch cô lập Iran của ông Trump. Sau khi lệnh cấm hết hiệu lực, Nga và Trung Quốc nhiều khả năng sẽ xúc tiến các thỏa thuận vũ khí với Iran.
Trong khi đó, ông Trump cho rằng, cho phép Iran mua bán vũ khí sẽ đe dọa không chỉ Mỹ mà còn các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông, bao gồm Israel và Ả Rập Saudi.
Dưới thời chính quyền Barack Obama, Mỹ cùng Iran, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Anh ký thỏa thuận hạt nhân. Iran cam kết không phát triển vũ khí hủy diệt và xây dựng nhà máy hạt nhân phục vụ mục đích hòa bình. Đổi lại, Mỹ và các đồng minh từng bước dỡ bỏ cấm vận kinh tế và vũ khí với Iran.
Tuy nhiên, ông Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận vì cho rằng thỏa thuận này không công bằng và "Iran là nước tài trợ khủng bố".
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, thiếu tá Rob Lodewick nói: "Trong 40 năm qua, Iran đã bất chấp cộng đồng quốc tế để gây bất ổn, đe dọa hòa bình, an ninh và thương mại toàn cầu".
"Iran không được phép công khai mở rộng kho vũ khí và xuất khẩu vũ khí, đặc biệt là tên lửa đạn đạo và vũ khí tấn công chính xác", thiếu tá Lodewick nói thêm.
Tổng thống Trump hiện chưa đưa ra bình luận khi thời điểm Iran được dỡ bỏ cấm vận đã cận kề.
Nỗ lực trong tuyệt vọng: Trung Quốc nếm trái đắng trước "nước cờ xuất sắc" của Mỹ ở Trung Đông Bất chấp tất cả những khoản đầu tư khoa trương, Trung Đông trông giống như một nguyên nhân thất bại đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, do đã lỡ bỏ ra những khoản đầu tư khổng lồ đó, Bắc Kinh không thể cứ thế mà "khăn gói ra đi". "Nước cờ xuất sắc" của Tổng thống Trump Theo chuyên gia phân tích Abhyoday...