Iran dừng họp quốc hội
Quốc hội Iran dừng toàn bộ phiên họp từ 28/2 sau khi nhiều quan chức cao cấp của nước này được xác nhận dương tính với virus corona.
“Quốc hội Iran dừng toàn bộ các phiên họp cho tới khi có thông báo mới”, phát ngôn viên Asadullah Abbasi nói trong cuộc họp báo tại Tehran hôm nay.
Quyết định đình chỉ hoạt động quốc hội Iran được đánh giá là động thái “chưa từng có”, diễn ra sau khi nhiều quan chức cao cấp và nghị sĩ nước này được xác nhận dương tính với nCoV, trong đó có Phó Tổng thống Masoumeh Ebtekar, Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề Đối ngoại và An ninh Quốc gia của quốc hội Mojtaba Zolnour và Thứ trưởng Y tế Iraj Harirchi.
Nhân viên môi trường đô thị Tehran vệ sinh tàu điện ngầm để ngăn virus corona phát tán ngày 26/2. Ảnh: AFP.
Iran thông báo ghi nhận gần 400 ca nhiễm nCoV và 34 ca tử vong, 64 tỉnh đã xuất hiện dịch Covid-19 tính đến ngày 28/2. Iran đang bị xem là mối đe dọa toàn cầu khi nhiều ca nhiễm tại các nước láng giềng và cả Canada có nguồn gốc từ quốc gia Trung Đông này.
Dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, vào tháng 12/2019, đã xuất hiện ở 58 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 83.000 người nhiễm nCoV, hơn 2.800 người thiệt mạng, hơn 36.000 người đã khỏi bệnh. Azerbaijan, Mexico và Iceland là quốc gia mới nhất ghi nhận dịch Covid-19.
Nguyễn Tiến (Theo RIA Novosti, RT)
Video đang HOT
Theo vnexpress.net
Nghe lời Nga "luôn có cửa sống", Israel nên "tự cứu mình" bằng cách ngừng không kích Iran ở Syria?
Thủ tướng Netanyahu đang đề cao quá lớn mối đe dọa đến từ Iran và có thể khởi xướng một cuộc leo thang quân sự để phục vụ các mục đích chính trị của mình trong cuộc bầu cử tới đây, bât chấp việc ông hiểu rằng chiến tranh với Iran sẽ là một canh bạc rất mạo hiểm.
Thủ tướng Netanyahu đang mạo hiểm khi đối đầu với Iran.
Canh bạc mạo hiểm
Quyết định đưa cuộc xung đột giữa Israel và Iran trở thành chủ đề trung tâm trong chiến dịch tranh cử của Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã gây ra nhiều lo lắng về việc nhà lãnh đạo này sẽ gây thêm căng thẳng với Tehran, cựu Đại sứ Shimon Stein, thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia tại Đại học Tel Aviv (Israel) nhận định trên Haaretz.
Trong các tuyên bố cứng rắn gần đây, ông Netanyahu thể hiện mình là người duy nhất có thể bảo vệ Israel khỏi những gì ông mô tả là mối đe dọa hiện hữu từ Iran và tin rằng điều này sẽ giúp ông giành được nhiều sự ủng hộ hơn trong cuộc bầu cử ngày 2/3.
Giới quan sát lo ngại Thủ tướng Netanyahu có thể khởi xướng một cuộc xung đột vũ trang lớn với Iran chỉ để thuyết phục cử tri giữ mình lại trên chiếc ghế lãnh đạo, bất chấp các hậu quả mà của Israel phải trả trong một cuộc chiến như vậy.
Trên thực tế, các hoạt động quân sự ngày càng tăng cả về tần suất mà quy mô của Israel ở Syria và Iraq nhằm ngăn chặn các lực lượng Iran xây dựng cơ sở hạ tầng chiến lược ở các quốc gia này cuối cùng có thể leo thang thành một cuộc xung đột quân sự.
Mặc dù các nỗ lực trả đũa của Iran đối với các cuộc tấn công của Israel cho đến nay vẫn còn tương đối yếu ớt và không thành công, một sự leo thang dần dần là không thể tránh khỏi và đi ngược lại lợi ích của Israel, vì vậy nước này nên tránh bắt đầu một cuộc xung đột vì lý do chính trị nội bộ, cựu đại sứ Stein hấn mạnh.
Hầu hết người Israel hiểu rằng một cuộc xung đột như vậy không mang lại lợi ích cho họ. Trong những năm gần đây, các cuộc thăm dò dư luận về các vấn đề an ninh đã nhiều lần chỉ ra rằng phần lớn người Israel không coi Iran là mối đe dọa hiện hữu miễn là nước này không phát triển vũ khí hạt nhân.
Thậm chí, ngay cả khi điều đó xảy ra, đa số tin rằng Iran có thể bị Israel ngăn cản sử dụng vũ khí hạt nhân bằng cách tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
Trong bối cảnh hiện tại, đã có những quan điểm công khai cho rằng Thủ tướng Netanyahu đang đề cao quá lớn mối đe dọa đến từ Iran và có thể khởi xướng một cuộc leo thang quân sự để phục vụ các mục đích chính trị của mình trong cuộc bầu cử tới đây, bât chấp việc ông hiểu rằng chiến tranh với Iran sẽ là một canh bạc rất mạo hiểm.
Iran cũng không muốn đụng độ Israel
Các cuộc tấn công của Israel ở Iran nên thận trọng để tránh leo thang xung đột.
Sự leo thang như vậy là có thể tránh được, vì không chỉ Israel mà cả Iran cũng không có gì để hưởng lợi từ một kịch bản như vậy. Đúng là Iran có truyền thống đối đầu với Israel và sự đối đầu này cũng phục vụ tham vọng của họ ở Trung Đông, nhưng một cuộc xung đột lớn với Israel sẽ không phải là lợi ích của Tehran.
Iran hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khác quan trọng hơn trong chương trình nghị sự của mình. Nước này đang vật lộn với các lệnh trừng phạt của Mỹ và sự bất ổn trong nước trong khi cố gắng duy trì ảnh hưởng ở Iraq, Lebanon và Syria, bảo vệ các nhóm thiểu số Shi'ite ở nước ngoài và chống lại ảnh hưởng của Saudi Arabia ở Vịnh Ba Tư và Yemen.
Mặc dù cần phải tăng cường về an ninh và xây dựng danh tiếng cho mình, Israel có thể quyết tâm ngăn chặn Iran xây dựng năng lực chiến lược ở Syria và Iraq, nhưng điều này có thể được thực hiện thận trọng mà không cần hướng tới sự leo thang quy mô lớn.
"Sự thấu hiểu lẫn nhau về suy nghĩ của cả hai bên có thể được trợ giúp bằng cách gửi thông điệp giữa họ thông qua bên thứ ba (như Nga) và sẽ rất hữu ích trong việc ngăn chặn sự leo thang bước vào tình huống không thể tránh khỏi", cựu đại sứ Stein nêu quan điểm.
Điều này vẫn để ngỏ khả năng Israel có thể khởi xướng một cuộc xung đột lớn đến từ quyết định tấn công cơ sở hạ tầng hạt nhân của Iran. Nhưng dường như trong vài tháng tới cuộc bầu cử ở Israel, Iran sẽ thực hiện các bước đi thận trọng trong khu vực hạt nhân để tránh một cuộc tấn công như vậy.
Tehran có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh một cách thận trọng các điều khoản trong thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ đã rút khỏi, mà không tạo ra một nhận thức rằng họ thực sự nối lại chương trình hạt nhân quân sự của mình, do đó phủ nhận mọi cái cớ mà Thủ tướng Netanyahu muốn sử dụng để làm leo thang căng thẳng trong lĩnh vực hạt nhân.
Về cơ bản, một sự leo thang trong tương lai giữa hai nước là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, Thủ tướng Netanyahu nên giảm bớt những lời lẽ cứng rắn thường dùng để đe dọa Iran, tiếp tục lên kế hoạch cẩn thận trong việc chống lại sự tích tụ của Iran ở khu vực lân cận Israel. Bước đi như vậy được cho là đủ để ngăn chặn tất cả mọi nguy cơ chiến tranh xảy ra.
Theo nguoiduatin
Mỹ giáng đòn không kích dữ dội ở Syria và Iraq, "dằn mặt" Iran Quân đội Mỹ hôm 29.12 đã không kích 5 cơ sở ở Iraq và Syria mà Lầu Năm Góc nói là cùa lực lượng dân quân người Shia thân Iran. Đợt không kích của Mỹ ước tính khiến 19 người chết. Theo CNN, đây là đòn đáp trả của Mỹ nhằm vào các nhóm dân quân người Shia được Iran hậu thuẫn ở...