Iran đưa khỉ lên vũ trụ thành công
Iran tuyên bố vừa đưa thành công một chú khỉ lên vũ trụ bằng tên lửa Pishgam, đạt tới độ cao khoảng 120km rồi trở về bình an.
Truyền hình nhà nước Iran phát đi các hình ảnh về chú khỉ mặc quần áo bảo vệ được đưa vào tên lửa.
Các quốc gia phương Tây bày tỏ lo ngại rằng chương trình vũ trụ của Iran đang nhằm mục đích phát triển tên lửa tầm xa, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Iran chối bỏ việc đang theo đuổi các chương trình vũ khí, mà chỉ khẳng định chương trình hạt nhân của nước mình nhằm thực hiện các mục đích hòa bình.
Chuyên gia công nghệ vệ tinh Pat Norris (Anh) cho biết tuyên bố đưa khỉ lên vũ trụ thành công của Iran không phải bước tiến bộ lớn trong chương trình không gian của Tehran.
Video đang HOT
Hình ảnh được chương trình truyền hình nhà nước Iran vừa phát đi
Thành công này tương đương với việc phóng tên lửa lên độ cao 4.828km như Iran đã thực hiện nhiều lần trước đây.
Tuy nhiên, việc con khỉ sống sót mà không bị tổn thương gì cho thấy quá trình tăng tốc và giảm tốc của tên lửa không gây ảnh hưởng gì tới sinh vật sống bên trong.
Năm 2010, Iran đưa thành công một con chuột, một con rùa và giun lên vũ trụ. Nhưng vụ phóng khỉ lên vũ trụ vào năm 2011 đã thất bại.
Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad năm 2010 tuyên bố nước này sẽ đưa con người lên vũ trụ vào năm 2019.
Một vệ tinh sản xuất trong nước của Iran lần đầu tiên được đưa lên vũ trụ vào năm 2009.
Theo 24h
Liên Hợp Quốc sẽ ra nghị quyết trừng phạt Triều Tiên
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ xem xét lệnh trừng phạt đối với cơ quan không gian của Triều Tiên bằng một nghị quyết lên án cuộc phóng tên lửa hồi tháng trước của Bình Nhưỡng.
Tên lửa Unha-3 mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-3 qua màn hình tại trung tâm kiểm soát ở Cholsan, tỉnh Bắc Pyongan của Triều Tiên hôm 12/12/2012. Ảnh: AFP
Nghị quyết nhắm đến các cơ quan chính phủ và các cá nhân có liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, dự kiến sẽ được 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an chính thức thông qua vào ngày 23/1 tới.
"Nghị quyết lên án vụ phóng tên lửa và nhắc lại yêu cầu trước đó của Hội đồng Bảo an rằng Triều Tiên cần phải từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình và không phóng thêm tên lửa nữa", AFP dẫn một nguồn tin ngoại giao của Liên Hợp Quốc cho hay.
Nghị quyết lần này "áp đặt lệnh trừng phạt với các công ty của Triều Tiên, các cơ quan chính phủ, bao gồm cơ quan không gian, nơi chịu trách nhiệm về vụ phóng tên lửa, và nhiều cá nhân có liên quan", nguồn tin cho biết.
Nghị quyết cũng sẽ cập nhật danh sách các công nghệ hạt nhân và tên lửa đạn đạo bị cấm xuất khẩu và nhập khẩu vào Triều Tiên. "Nó bao gồm quy định mới nhằm vào việc mua bán trái phép của Triều Tiên, đặc biệt là buôn lậu các mặt hàng nhạy cảm có thể hỗ trợ các chương trình bị cấm", nhà ngoại giao nói. Cụ thể, lệnh trừng phạt sẽ áp đặt với 5 cá nhân, cấm nhập khẩu công nghệ hạt nhân, tên lửa đạn đạo cũng như các mặt hàng xa xỉ như ôtô của Mercedes và rượu champagne.
Mỹ và Trung Quốc đã tiến hành đàm phán về các biện pháp trừng phát kể từ khi Bình Nhưỡng tiến hành phóng tên lửa ngày 12/12/2012. Washington mong muốn một cuộc bỏ phiếu nhanh để thông qua bản dự thảo của nghị quyết.
"Mỹ đưa ra bản dự thảo hôm 21/1 sau khi Trung Quốc đồng tình. Cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào ngày 23/1". Hai nước muốn nghị quyết được thông qua trước khi Hàn Quốc tiếp quản chức chủ tịch Hội đồng Bảo an vào tháng 2, nguồn tin cho hay.
Trung Quốc và Mỹ mới đây đã thống nhất lệnh trừng phạt mới sẽ bổ sung cho những nghị quyết đã ban hành trước đó sau khi Triều Tiên thử hạt nhân năm 2006 và 2009. Đến nay, Liên Hợp Quốc đã đóng băng tài sản của 11 ngân hàng, công ty thương mại và các thể chế khác sau các vụ thử hạt nhân. Ba thực thể mới được thêm vào danh sách trừng phạt từ tháng 5 năm ngoái, một tháng sau cuộc phóng tên lửa thất bại của Triều Tiên.
Hồi tháng 4, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng đã thống nhất ban hành một tuyên bố, cấp thấp hơn của nghị quyết ràng buộc, để lên án cuộc phóng tên lửa của Triều Tiên.
Triều Tiên phủ nhận những cáo buộc của Liên Hợp Quốc và các nước lớn cho rằng cuộc phóng tên lửa thực chất là vụ thử tên lửa đạn đạo, mà khẳng định rằng việc phóng đó là nhằm đưa vệ tinh quan sát lên vũ trụ.
Theo VNE
Triều Tiên thề tiếp tục chương trình không gian Triều Tiên quyết theo đuổi chương trình không gian của mình, bất chấp sự phản đối từ quốc tế sau vụ phóng tên lửa tầm xa mang vệ tinh hôm qua. Hình ảnh tên lửa Unha-3 của Triều Tiên được điều khiển qua một màn hình lớn tại trung tâm vệ tinh huyện Cholsan, tỉnh Bắc Pyongan hôm qua. Ảnh: AFP/KCNA "Bất kể...