Iran đồng loạt triệu tập phái viên Anh, Hà Lan, Đan Mạch sau vụ xả súng vào lễ diễu binh
Iran tối 22/9 triệu tập phái viên của Hà Lan, Đan Mạch và Anh Quốc sau vụ xả súng tại lễ diễu hành ở thành phố Ahvaz, cáo buộc các quốc gia này bao che cho các nhóm đối lập ở Iran, IRNA đưa tin
“Không thể chấp nhận rằng Liên minh châu Âu đã không liệt các nhóm này vào danh sách các tổ chức khủng bố chỉ bởi chúng chưa từng thực hiện một vụ tấn công nào ở châu Âu”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Bahram Qasemi hôm 22/9 nhấn mạnh.
Ít nhất 25 người thiệt mạng và khoảng 53 người khác bị thương sau khi những tên khủng bố nổ súng từ phía sau khán đài trong lúc cuộc diễu hành bắt đầu diễn ra. Trong số những người thiệt mạng có cả nhà báo, phụ nữ và trẻ em.
Ít nhất 25 người thiệt mạng trong vụ xả súng vào lễ diễu binh. (Ảnh: AP)
Những kẻ tấn công mặc quân phục giả trang làm các binh sỹ để trà trộn vào đám đông. Vụ xả súng kéo dài khoảng 10 phút.
Một nguồn tin địa phương cho biết 2 trong 4 kẻ tấn công đã bị tiêu diệt, 2 kẻ còn lại đã bị bắt.
PressTV dẫn lời phát ngôn viên Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran Ramezan Sharif cho biết “Phong trào Dân chủ Ả Rập Yêu nước ở Ahvaz”, một nhóm ly khai mà Tehran cáo buộc được Ả-rập Xê-út hậu thuẫn đứng đằng sau vụ tấn công.
Trong khi đó, Lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei cho rằng vụ xả súng tại thành phố Ahvaz có liên quan tới một số quốc gia Ả rập ở Vùng Vịnh là đồng minh của Mỹ.
Video: Kho ảnh khắc khủng bố xả súng váo lễ diễu hành ở Iran
“Tội ác này tiếp nối âm mưu của các quốc gia là con rối của Mỹ trong khu vực với mục đích tạo ra sự bất an trong đất nước của chúng ta”, ông Khamenei viết trên trang web cá nhân, đồng thời kêu gọi lực lượng an ninh sớm đưa thủ phạm vụ tấn công ra công lý.
Vụ xả súng xảy ra vào thời điểm Iran tổ chức diễu hành tại thành phố Ahvaz để tưởng niệm cuộc chiến tranh vũ trang với Iraq từ năm 1980 – 1988.
Theo VTC
Công ty Ấn Độ tiết lộ bất ngờ về cuộc giải cứu đội bóng Thái Lan
Phải sau khi cuộc giải cứu đội bóng nhí Thái Lan kết thúc, công chúng mới biết được rằng ngoài Australia, Anh, Đan Mạch, Israel, Trung Quốc và Mỹ, Ấn Độ cũng có góp công trong chiến dịch đầy gian khó này.
Ông Shyam Shukla (thứ 3 từ bên trái) và ông Prasad Kulkarni (thứ 3 từ bên phải) là các kỹ sư của KBL tham gia cuộc giải cứu đội bóng Thái Lan tại hang Tham Luang. Ảnh: Twitter.
Kirloskar Brothers' Limited (KBL) - một công ty có trụ sở chính tại thành phố Pune (Ấn Độ) - vào hôm nay (11.7) đã lên tiếng cho biết, các chuyên gia của công ty đã tham gia trợ giúp về mặt kỹ thuật cho chiến dịch giải cứu đội bóng "Wild Boar" bị mắc kẹt trong hang Tham Luang ở Thái Lan.
Theo đó, sau khi được Đại sứ quán Ấn Độ tại Thái Lan "tiến cử" nhờ kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực "dewatering" (thoát nước), KBL đã cử các đội của mình tại các văn phòng ở Ấn Độ, Anh và Thái Lan tới khu vực hang Tham Luang.
Các kỹ sư của KBL làm việc tại hiện trường. Ảnh: Twitter.
Từ ngày 5.7, các chuyên gia của KBL đã có mặt tại hiện trường, cung cấp "các hướng dẫn, lời khuyên về mặt kỹ thuật cho việc thoát nước, bơm nước liên quan tới chiến dịch cứu hộ". Ngoài ra, công ty Ấn Độ này cũng dự định cung cấp 4 ống thoát nước có công suất đặc biệt lớn Autoprime. Những ống này được đặt tại nhà máy Kirloskarvadi (Maharashtra, Ấn Độ) và luôn sẵn sàng được chuyển tới Thái Lan bằng máy bay trong suốt thời gian chiến dịch giải cứu đội bóng nhí diễn ra.
Tuy nhiên, giống với tàu ngầm mini của tỷ phú Elon Musk, có vẻ như các nhà chức trách Thái Lan đã không cần dùng tới những đường ống của KBL khi mà vào khoảng 19 giờ tối qua (10.7), toàn bộ 13 thành viên đội bóng Wild Boar bị mắc kẹt trong hang Tham Luang đã được giải cứu thành công.
Theo Danviet
Nhiều nước phạt tiền, thậm chí đi tù nếu sử dụng túi nylon Nhiều nước trên thế giới đã đưa ra hình thức phạt tiền đối với những người sử dụng túi nylon. Năm 2017, Kenya đã chính thức quy việc sản xuất, sử dụng túi nilon là bất hợp pháp. Bất cứ ai vi phạm sẽ phải đối mặt với mức án 4 năm tù và phạt 38.000 USD. Chính phủ Nam Phi cấm dùng...