Iran đòi chấm dứt lệnh trừng phạt vũ khí, phương Tây từ chối
Tehran cho rằng, chẳng có lý do gì duy trì các lệnh trừng phạt, trong khi đó, phương Tây khẳng định, Iran vẫn tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân.
Một cuộc tranh cãi về lệnh trừng phạt liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo của Iran và mở rộng hơn về cấm vận vũ khí là nội dung đàm phán chính trong ngày 6/7 giữa các ngoại trưởng của Iran và nhóm P5 1 tại thủ đô Vienna ( Áo).
Nét mặc căng thẳng của đại diên P5 1 và Iran trong cuộc đàm phán ngày 6/7 (Ảnh Reuters)
Cuộc đàm phán ngày 6/7 diễn ra chỉ một ngày trước thời hạn chót để các bên đạt được thỏa thuận toàn diện về chương trình hạt nhân của Tehran sau 13 năm nỗ lực đàm phán.
Nguồn tin cấp cao phương Tây cho biết, trên bàn thương lượng, Iran đòi Liên Hợp Quốc phải dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của nước này, khi nhấn mạnh, chẳng có lý do gì để kết nối vấn đề này với chương trình hạt nhân của Iran.
Video đang HOT
Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh vẫn muốn duy trì các lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran với lập luận rằng, Tehran vẫn bị nghi ngờ là đang sử dụng chương trình hạt nhân dân sự để phát triển vũ khí hạt nhân.
Cùng ngày, một quan chức Iran cho biết, nhóm P5 1 và Iran vẫn còn tồn tại những bất đồng lớn trong một số vấn đề gai góc. Đó là, phương Tây đến nay không những chưa chấp nhận dỡ bỏ hoàn toàn các chế tài trừng phạt Iran mà còn gây sức ép buộc nước này phải ngừng chương trình phát triển hạt nhân.
Vị quan chức này một lần nữa khẳng định Tehran vẫn sẽ theo đuổi quyền được phát triển hạt nhân của mình và tất cả các lệnh trừng phạt trong đó có cấm vận vũ khí sẽ phải được dỡ bỏ ngay sau khi Liên Hợp Quốc xóa bỏ trừng phạt Iran.
Trước những thông tin từ vòng đàm phán cuối cùng ở Vienna, giới quan sát lại dấy lên hoài nghi rằng, liêu các bên có đạt được một thỏa thuận cuối cùng trong thời hạn chót vào ngày hôm nay không, khi biết chắc rằng cả Iran và nhóm P5 1 đã quá mệt mỏi bởi cuộc tranh cãi dai dẳng suốt 13 năm qua.
Và dường như càng thương lượng, các bên càng bộc lộ những khó khăn và bất đồng mới./.
Mai Liên Theo Reuters
Theo_VOV
Mỹ nghiên cứu tên lửa bay nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh
Các nhà nghiên cứu Mỹ đang tìm cách phát triển loại tên lửa bay nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh. Liên quan đến việc này, công ty sản xuất vũ khí Raytheon đã nhận được 20 triệu USD ngân sách phát triển ban đầu, để tiến tới lần phóng thử đầu tiên của tên lửa này trong vòng từ 2 đến 4 năm tới.
Những tên lửa đạn đạo giờ đã có thể đạt được tốc độ siêu thanh ở kì cuối, tuy nhiên, lại không thể thay đổi được đường quỹ đạo bay của mình, điều khiến chúng dễ dàng bị bắn hạ bởi các hệ thống phòng không.
Công ty Raytheon đã nhận được 20 triệu USD chi phí phát triển ban đầu
để biến loại tên lửa siêu thanh này trở thành hiện thực
Văn phòng Nghiên cứu các dự án quốc phòng tiên tiến (DAPRA) đã phát triển các loại tên lửa siêu thanh trong nhiều năm qua và có thử nghiệm thực tế một lần vào năm 2011. Tuy nhiên, kết qủa đã không thành công như tuyên bố ban đầu và DAPRA đang cùng Raytheon thực hiện lại các công việc từ đầu.
"Biến lí thuyết trở thành thực tế sẽ là một bước tiến lớn cho cả Raytheon và quân đội Mỹ. Vấn đề là chúng tôi vẫn chưa thể làm hệ thống tăng tốc của tên lửa hoạt động tốt", ông Amy Woolf, một chuyên gia về chính sách vũ khí hạt nhân, cho hay.
Dù vậy, Phó chủ tịch của công ty Raytheon, ông Dave Scott vẫn đang vô cùng lạc quan về dự án này khi khẳng định rằng họ đã tìm ra các giải pháp mới cho tên lửa siêu thanh và đây không còn là khoa học viễn tưởng.
Theo tiêu chuẩn của Mỹ, một tên lửa được gọi là siêu thanh khi nó có tốc độ Mach 5, tức là bay nhanh gấp 5 lần âm thanh. Những nỗ lực nhằm khiến tên lửa bay ở tốc độ siêu thanh trước đây thường tập trung vào phát triển động cơ phản lực tĩnh siêu âm.
Tuy nhiên, ý tưởng của Raytheon đang phát triển sẽ nghiên cứu tới một khả năng khác, gọi là hệ thống "lướt đi kiểu chiến thuật". Các tên lửa sẽ được phóng đi từ một máy bay thông thường hoặc bệ phóng vào tầng ngoài của bầu khí quyển Trái đất với tốc độ siêu thanh, sau đó, nó trượt dọc theo bề mặt của khí quyển trước khi đâm thẳng xuống các mục tiêu. Tính năng quan trọng của tên lửa chính là khả năng thay đổi được đường bay ở giai đoạn cuối.
Một vài thông tin có liên quan khác thì vào đầu tháng 6 vừa qua, quân đội Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa siêu thanh, từng được gọi là WU-14 bởi quân đội Mỹ, có khả năng đạt tới cả vận tốc Mach 10. Đây là lần thử nghiệm thứ 4 của tên lửa này trong vòng 18 tháng và được thông báo là đã thành công. Nga cũng đang hi vọng có thể tạo ra một loại tên lửa siêu thanh của riêng mình vào năm 2030.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ tiếp tục nới lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam? Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và các đồng sự sẽ đề nghị nới lỏng thêm lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt nam trong cuộc họp bên lề Shangri-La. Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và các đồng sự sẽ đề nghị nới lỏng thêm lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt nam trong cuộc họp...