Iran dọa xét lại sự hợp tác với IAEA
Người phát ngôn Quốc hội Iran Ali Larijani c ảnh báo nước này sẽ xem xét lại việc hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) nếu các cường quốc châu Âu áp dụng cách tiếp cận bất công trong sử dụng cơ chế tranh chấp thuộc thỏa thuận hạt nhân 2015.
Iran chấm dứt tuân thủ những giới hạn về hạt nhân do JCPOA đặt ta từ đầu tháng 1 – Ảnh: Anadolu Agency
Giới chức Tehran đầu tháng 1 tuyên bố chấm dứt tuân thủ những giới hạn về hạt nhân do Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) đặt ra, nhưng Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif để ngỏ khả năng đảo ngược quyết định, đồng thời đảm bảo duy trì sự hợp tác với IAEA.
Tình hình sau đó trở nên phức tạp khi Anh, Pháp, Đức kích hoạt cơ chế tranh chấp để chính thức cáo buộc quốc gia Trung Đông này phá vỡ thỏa thuận – động thái mở đường cho tái áp đặt trừng phạt Liên Hợp Quốc. Mặc dù vậy họ vẫn khẳng định không tham gia chiến dịch gây sức ép tối đa mà chỉ hy vọng Iran tuân thủ đầy đủ trở lại.
Tại Iran, nhân vật có tiếng nói cuối cùng đối với vấn đề trọng đại như bế tắc hạt nhân là lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei chứ không phải Quốc hội.
Video đang HOT
Iran vào năm 2015 ký kết JCPOA với Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức. Theo đó nếu từ bỏ tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân thì Iran được quốc tế dỡ bỏ lệnh trừng phạt tài chính – kinh tế. Năm 2018 Mỹ rút khỏi thỏa thuận nói trên.
Trong năm 2019, chính quyền Tehran lần lượt ngừng thực hiện một số cam kết hòng gây sức ép buộc châu Âu giúp họ vượt qua trừng phạt Mỹ. Đến ngày 6.1 thì họ chấm dứt tuân thủ JCPOA như biện pháp đáp trả vụ sát hại tướng Qasem Soleimani.
Cẩm Bình (theo Reuters)
Theo motthegioi.vn
Mỹ đề ra cơ chế thương mại mới đối với Iran để chống rửa tiền
Ngày 25/10, Mỹ đã đề nghị các chính phủ nước ngoài trình báo cáo chi tiết các hoạt động xuất khẩu của Iran nhằm mục đích nhân đạo, trong một động thái mà các quan sát viên cho rằng có thể tác động lớn và phủ bóng lên các nỗ lực của châu Âu nhằm tạo điều kiện cho thương mại với Iran.
Trụ sở Bộ Tài chính Mỹ ở Washington DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ Tài chính Mỹ cho biết, Mỹ đã xác định Iran là một nguồn rửa tiền chính và đã đề ra một cơ chế để đảm bảo rằng các quỹ dành cho thương mại nhân đạo với Tehran không được sử dụng vào mục đích sản xuất vũ khí hoặc các hoạt động nguy hiểm khác.
Thông cáo báo chí của bộ trên nêu rõ: "Cơ chế mới sẽ giúp cộng đồng quốc tế tăng cường giám sát hoạt động thương mại của Iran nhằm mục đích nhân đạo, để đảm bảo rằng các quỹ liên quan hoạt động thương mại được phép của người dân Iran không bị Tehran thay đổi mục đích sử dụng nhằm phát triển tên lửa đạn đạo, hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố hoặc tài trợ các hoạt động nguy hiểm khác".
Với việc áp cơ chế mới này đối với Iran, Bộ Tài chính Mỹ nhấn mạnh Mỹ đã liệt Iran vào danh sách đen về rửa tiền, theo Đạo luật yêu nước 2001, đồng nghĩa với việc cấm mọi giao dịch của Mỹ với các ngân hàng Iran.
Giới chức Mỹ cho biết cơ chế mới sẽ cho phép các chính phủ nước ngoài và các ngân hàng giảm nguy cơ bằng cách thông báo với Washington các giao dịch của mình, và có thể được chứng nhận rằng họ tuân thủ các trừng phạt. Để được chứng nhận, các thể chế cần khai báo thông tin "nhiều và chưa từng thấy" trên cơ sở hàng tháng, trong đó có tất cả các hóa đơn và chi tiết về các khách hàng, bao gồm cả việc liệu họ có nằm trong bất cứ danh sách đen nào của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) hoặc của Liên hợp quốc (LHQ) trong vòng 5 năm trước khi có giao dịch.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã gọi đây là "cơ chế nhân đạo" mới và khẳng định cơ chế này sẽ giúp người dân Iran bằng cách tạo điều kiện cho hoạt động thương mại "hợp pháp". Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nhấn mạnh chính quyền Tổng thống Trump "vẫn cam kết không ngăn cản dòng viện trợ nhân đạo cho người dân Iran".
Tuy nhiên, Hội đồng quốc gia các vấn đề về Mỹ - Iran nhận định động thái trên sẽ làm tăng gánh nặng cho hoạt động thương mại nhằm mục đích nhân đạo. Cựu cố vấn Bộ Tài chính O'Toole cho rằng biện pháp trên dường như nhằm chống lại cơ chế INSTEX - kênh thương mại mà các cường quốc châu Âu đã lập ra để tránh các trừng phạt đơn phương của Mỹ.
Các nước châu Âu đã tìm cách cứu vãn thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) năm 2015 giữa nhóm P5 1 với Tehran sau khi Tổng thống Trump rút Mỹ ra khỏi văn kiện này hồi năm ngoái. Thông qua INSTEX, các doanh nghiệp châu Âu được bảo vệ khỏi các trừng phạt của Mỹ dù trên thực tế ít công ty sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tham gia cơ chế này.
Theo Ngọc Ánh - Bích Liên (TTXVN)
Lý do Bộ trưởng Iran hủy tham dự các cuộc họp IMF, WB Hãng Thông tấn Nhà nước Iran (IRNA) ngày 24/10 đưa tin Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Iran Farhad Dejpasand đã hủy chuyến đi đến Washington tham dự các cuộc họp thường niên gần đây của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Tập đoàn Ngân hàng Thế giới (WBG). Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Farhad Dejpasand. Ảnh: AFP/TTXVN Theo...