Iran đề nghị đưa lương thực sang Qatar bằng đường biển
Tehran cho biết có thể xuất khẩu lương thực sang Qatar bằng đường biển trong lúc Doha bị cô lập ở vùng Vịnh.
Người Qatar đổ xô tới siêu thị để mua lương thực. Ảnh: Doha News
Reza Nourani, chủ tịch hiệp hội xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp Iran được hãng thông tấn Fars hôm nay dẫn lời cho biết nước này có thể đưa lương thực sang Qatar trong vòng 12 tiếng, trong bối cảnh nước này bị Arab Saudi và các nước Arab cô lập.
Iran và Arab Saudi là các đối thủ trong khu vực, hai nước ủng hộ các phe đối lập trong những cuộc chiến ở Syria và Yemen.
Arab Saudi, Bahrain, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Ai Cập hôm 5/6 đồng loạt cắt quan hệ ngoại giao với Qatar vì Doha “ủng hộ phiến quân Hồi giáo và Iran”. 5 nước khác sau đó cũng quyết định cắt quan hệ với Qatar.
Qatar chỉ có biên giới đất liền duy nhất với Arab Saudi, phải dựa nhiều vào nhập khẩu lương thực, đa phần từ các quốc gia vùng Vịnh. Ngược lại, Qatar xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá 896 triệu USD sang Arab Saudi, theo thống kê của Liên Hợp Quốc năm 2015.
Video đang HOT
Kênh truyền hình Al-Jazeera trước đó cho biết nhiều xe tải chở lương thực cho Doha hiện phải xếp hàng ở biên giới, chưa thể vào Qatar. Xuất khẩu của Qatar, gồm máy móc, thiết bị điện tử và vật nuôi bằng đường bộ sang Arab Saudi cũng bị ảnh hưởng.
Việc Arab Saudi cắt quan hệ với Qatar cũng là tin xấu cho ngành công nghiệp dịch vụ, gồm các khách sạn và tài xế taxi ở Doha. Người Arab Saudi thường sang Qatar nghỉ sau lễ của người Hồi giáo Ramadan.
Để tránh tình trạng dân chúng sợ hãi do khan hiếm hàng hóa, chính phủ Qatar ra tuyên bố các tuyến chở hàng đường thủy và đường không vẫn được duy trì để nhập khẩu. Chính quyền cam kết dùng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn ảnh hưởng xấu đến xã hội và nền kinh tế.
Vị trí địa lý của Qatar ở vùng Vịnh. Đồ họa: BBC
Văn Việt
Theo VNE
Quốc gia thứ 9 cắt quan hệ ngoại giao với Qatar
Quốc gia Tây Phi Mauritania tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Qatar vì nước này "ủng hộ khủng bố".
Ngân hàng trung ương Qatar ở thủ đô Doha. Ảnh: Reuters.
"Nhà nước Qatar liên kết chính sách của họ... nhằm ủng hộ các tổ chức khủng bố và tuyên truyền các tư tưởng cực đoan", hãng thông tấn MIA đăng thông báo từ Bộ Ngoại giao Mauritania cho biết ngày 6/6. "Điều này dẫn đến tổn thất sinh mạng lớn tại những quốc gia Arab, châu Âu và trên khắp thế giới".
Mauritania, quốc gia ở Tây Phi, tuyên bố cắt quan hệ với Qatar vì lý do trên. Mauritania cũng là một thành viên trong Liên đoàn Arab.
Theo Arab News, với quyết định trên, Mauritania trở thành quốc gia thứ 9 cắt quan hệ ngoại giao với Qatar.
Arab Saudi, Bahrain, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Ai Cập hôm 5/6 đồng loạt cắt quan hệ ngoại giao với Qatar vì Doha "ủng hộ phiến quân Hồi giáo và Iran". Doha phủ nhận cáo buộc này. Yemen, chính phủ ở miền đông Libya và Maldives sau đó cũng quyết định cắt quan hệ với Qatar.
Jordan sáng 6/6 thông báo sẽ hạ cấp quan hệ với Qatar sau khi xem xét "nguyên nhân khủng hoảng" giữa Doha và một số quốc gia Arab. Jordan còn thu hồi giấy phép kênh truyền hình Al Jazeera, trụ sở Doha.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/6 lên tiếng ủng hộ việc Arab Saudi cùng các đồng minh cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar. Trong khi đó, Reuters dẫn lời các quan chức và cựu quan chức Mỹ cho biết Washington sẽ thầm lặng tìm cách xoa dịu căng thẳng giữa Arab Saudi và Qatar bởi Doha rất quan trọng đối với lợi ích ngoại giao và quân sự Mỹ.
Vị trí các nước Arab Saudi, Ai Cập, Yemen, Bahrain, UAE, Libya và Qatar. Đồ họa: BBC.
Như Tâm
Theo VNE
Trump ủng hộ các biện pháp cô lập Qatar Tổng thống Mỹ lên tiếng ủng hộ việc Arab Saudi cùng các đồng minh cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar. Ông Trump khẳng định sự ủng hộ với Arab Saudi trên mạng xã hội. Ảnh: Twitter "Thật tốt khi thấy chuyến thăm Arab Saudi bắt đầu phát huy tác dụng. Họ nói sẽ cứng rắn trong vấn đề tài trợ chủ...