Iran đảm bảo không có ý định giết Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump
Iran đã viết thư bảo đảm với chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng không có ý định ám sát ông Donald Trump, trong một động thái phản ánh cuộc trao đổi bí mật nhằm làm dịu căng thẳng giữa Tehran và Washington trước khi ông Trump quay về Nhà Trắng.
Thông điệp trên đã được Iran chuyển giao cho phía Mỹ vào ngày 14.10 và trước đó không được công khai, theo báo The Wall Street Journal hôm 15.11.
Chính quyền Tehran đã phản hồi bức thư của Mỹ hồi tháng 9 với nội dung cảnh báo bất kỳ âm mưu ám sát ông Donald Trump đều bị Washington xem là hành động khai chiến.
Iran đảm bảo không có ý định giết Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump
Bộ Tư pháp Mỹ hồi tuần trước đưa ra những cáo buộc cho thấy các đặc vụ Iran lên kế hoạch giết ông Trump trước khi ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 5.11.
Iran từ lâu tuyên bố muốn thực hiện cuộc trả thù nhằm vào ông Trump vì ông khi còn là Tổng thống Mỹ hồi tháng 1.2020 đã ra lệnh giết tướng Qassem Soleimani, người đứng đầu lực lượng Quds.
Hai giáo sĩ Iran đi ngang bức tường vẽ bích họa chống Mỹ ở Tehran hôm 3.11. ẢNH: REUTERS
Ba quan chức liên quan đến chính sách Iran trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump là Ngoại trưởng Mike Pompeo, Đặc phái viên Mỹ về Iran Brian Hook và Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, vẫn đang được Mật vụ bảo vệ trước mối đe dọa đến từ Tehran.
Chính quyền Tổng thống Biden từ tháng 7 đã nâng cao các biện pháp bảo vệ ông Trump sau khi nhận được tin tình báo về âm mưu ám sát ông từ Iran.
Tuy nhiên, phía Iran bác bỏ cáo buộc trên, dù trong thư một lần nữa tố cáo ông Trump đã phạm tội ác khi ra lệnh giết tướng Soleimani.
Giới chức Mỹ không tiết lộ liệu thông điệp được chuyển giao qua kênh Thụy Sĩ hay không, trong khi phái bộ Iran tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York (bang New York) từ chối bình luận về thông tin này.
Kinh tế Mỹ trở nên khó đoán định sau bầu cử
Năm nay, các nhà đầu tư ngày càng tin tưởng rằng kinh tế Mỹ sẽ có thể "hạ cánh mềm". Tuy nhiên, việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ đang làm phức tạp thêm triển vọng này.
Các container hàng hóa tại cảng Long Beach, bang California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Một số nhà kinh tế hiện cho rằng kinh tế Mỹ có thể phải đối mặt với sự gia tăng của lạm phát nếu ông Trump thực hiện đầy đủ các cam kết trong chiến dịch tranh cử của mình.
Trả lời phỏng vấn Yahoo Finance, ông Joseph Stiglitz, nhà kinh tế đoạt giải Nobel kiêm Giáo sư tại Đại học Columbia, cho rằng kinh tế Mỹ đang ở trong giai đoạn "hạ cánh mềm", song giai đoạn này có thể sẽ kết thúc vào ngày 20/1/2025, khi ông Trump chính thức nhậm chức.
Ông Trump và các chính sách mà ông đề xuất có khả năng gây lạm phát cao hơn, do các cam kết trong chiến dịch tranh cử của ông bao gồm việc áp thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu, cắt giảm thuế cho doanh nghiệp và hạn chế nhập cư. Các chính sách này có thể tạo áp lực lớn lên thâm hụt ngân sách liên bang vốn đang ở mức cao và khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải xem xét lại đường hướng lãi suất.
Nhà kinh tế Jan Hatzius của ngân hàng Goldman Sachs, nhận định rủi ro lớn nhất hiện nay là việc áp thuế toàn diện, điều có thể tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế.
Bà Jennifer McKeown, nhà kinh tế tại công ty tư vấn Capital Economics, thừa nhận lạm phát có nguy cơ tăng, chủ yếu do các chính sách thuế quan và hạn chế nhập cư mà ông Trump đề xuất.
Thuế quan là một trong những cam kết được ông Trump nhắc đến nhiều nhất trong chiến dịch tranh cử. Tổng thống đắc cử Mỹ đã cam kết sẽ áp thuế ít nhất 10% đối với tất cả các đối tác thương mại và 60% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Ông Stiglitz nhấn mạnh mức thuế này chắc chắn sẽ gây lạm phát.
Ông Neel Kashkari, Chủ tịch Fed chi nhánh Minneapolis, lưu ý khả năng các quốc gia khác trả đũa như một cuộc chiến thương mại sẽ duy trì lạm phát ở mức cao trong dài hạn.
Theo ông Stiglitz, nếu lạm phát gia tăng, Fed sẽ phải tăng lãi suất. Ông cho rằng khi kết hợp lãi suất cao hơn với sự trả đũa từ các quốc gia khác, kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng tồi tệ nhất: Kinh tế vừa gánh lạm phát, vừa đình trệ hoặc tăng trưởng chậm.
Các nhà đầu tư đã bắt đầu điều chỉnh dự đoán về việc cắt giảm lãi suất của Fed. Theo công cụ FedWatch của CME, từ lần cắt giảm đầu tiên vào ngày 18/9 vừa qua, thị trường kỳ vọng Fed sẽ có ít nhất ba lần cắt giảm lãi suất vào năm tới.
Hiện nay, kinh tế Mỹ vẫn duy trì sự ổn định bất chấp các đợt tăng lãi suất. Doanh thu bán lẻ trong tháng Mười đã vượt qua dự báo, GDP tiếp tục giữ vững mức tăng trưởng ổn định, tỷ lệ thất nghiệp dao động ở mức khoảng 4%, và lạm phát xuống 2%.
Một yếu tố khác cần lưu ý là hiện vẫn chưa rõ chính sách nào sẽ được ưu tiên khi ông Trump chính thức nhậm chức vào tháng 1/2025. Điều này khiến cho các dự đoán về nền kinh tế Mỹ trong tương lai trở nên khó khăn.
Tương lai của các 'lan can bảo vệ' quan hệ Mỹ - Trung khi ông Trump nắm quyền Mặc dù có những lo ngại về tương lai, nhưng các chuyên gia chính sách đối ngoại dự đoán rằng một số "lan can bảo vệ" đủ vững chắc để ngăn mối quan hệ Mỹ - Trung trượt dài vào khủng hoảng. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại cuộc gặp ở Lima, Peru, ngày...