Iran đã thuyết phục Nga can thiệp vào Syria như thế nào?
Tại cuộc gặp ở Moscow, Tư lệnh đặc nhiệm Iran, Thiếu tướng Qasem Soleimani, nói rằng Tổng thống Assad có thể “chuyển bại thành thắng” với can thiệp của Nga.
Theo báo Daily Star, chuyến đi của Thiếu tướng Qasem Soleimani tới Moscow chính là bước đầu tiên đưa tới kế hoạch can thiệp của Nga giúp đảo ngược tình thế xung đột tại Syria, thúc đẩy liên minh mới Iran-Nga hậu thuẫn cho chính quyền Damascus.
Trước đó nhiều tháng, chính Tổng thống Assad đã lên kế hoạch tiếp cận với hai nước đồng minh thân cận nhất là Iran và Nga, sau khi quân chính phủ Syria liên tiếp hứng chịu các tổn thất trên chiến trường trước đà tiến công của quân nổi dậy.
Thiếu tướng Qasem Soleimani là Tư lệnh lữ đoàn Al-Quds – đạo quân đặc nhiệm đặc biệt tinh nhuệ thuộc lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.
Thiếu tướng Soleimani là Tư lệnh lữ đoàn Al-Quds – đạo quân đặc nhiệm đặc biệt tinh nhuệ thuộc lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). Đội quân này được cho là nhận lệnh chỉ đạo trực tiếp từ Đại giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei. Các nguồn tin cấp cao tại khu vực cho biết, tướng Soleimani chính là người giám sát các chiến dịch trên bộ chống quân nổi dậy Syria và hiện nay là “bộ não” của liên minh Nga-Iran trong chiến dịch phản công giúp Tổng thống Assad giành lại các vùng đất bị mất. Các nguồn tin này nói: “Tướng Soleimani chẳng khác gì công dân Damascus, ông ấy tới đây quá nhiều. Mọi người có thể nhận ra ông ta trong các cuộc gặp với Tổng thống Barsha al-Assad, đi thị sát chiến trường như những người lính khác”.
Video đang HOT
Cuộc gặp ở Moscow đã giúp Nga thấy rõ tình hình Syria: Phe nổi dậy đang trên đường đánh chiếm vùng duyên hải phía Tây, tạo ra mối đe dọa đối với Tổng thống Assad, cộng đồng người Alawite và kế đến là Nga – khi cơ sở hải quân duy nhất của Moscow tại Địa Trung Hải ở Tartous lọt vào tầm ngắm của phiến quân. Một nguồn tin khu vực tiết lộ: “Ông Soleimani đặt tấm bản đồ Syria lên bàn. Đối tác Nga ngay lập tức cảm nhận được mức độ nghiêm trọng của tình tình, đe dọa sự tồn vong của chính quyền Damascus. Phía Iran trấn an rằng vẫn có khả năng thay đổi cục diện. Tại thời điểm đó, ông Soleimani đóng vai trò rất quan trọng để người Nga hiểu rằng họ vẫn chưa mất hết tất cả các con bài”.
Ba quan chức cao cấp khác nói rằng chuyến đi hồi tháng 7 của Thiếu tướng Soleimani là kết quả của các cuộc tiếp xúc cấp cao Nga-Iran trước đó, với việc hai bên đạt thỏa thuận chính trị cần phải có bước hỗ trợ mới cho chính quyền Assad khi quân đội Syria liên tục thất thế trên chiến trường. Điều đó có nghĩa là Nga, Iran đã thảo luận cách thức bảo vệ chính quyền Damascus ngay tại chính thời điểm giới chức phương Tây còn đang “mừng thầm” về một quan điểm linh hoạt của Nga đối với tương lai chính trị của ông Assad.
Trước các đợt không kích của Nga ở Syria, Iran đã trợ giúp thông qua việc huy động các chiến binh dòng Shi’ite chiến đấu sát cánh với quân đội Syria, cử cố vấn, chuyên gia quân sự. Về phần mình, Nga chịu trách nhiệm cung cấp vũ khí, phá vỡ sức ép ngoại giao nhằm vào Damascus khi phương Tây cố tìm cách cấm vận Syria tại Liên Hợp Quốc.
Quyết định về hành động quân sự phối hợp Nga-Iran ở Syria được đưa ra tại cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Ivanov với Đại giáo chủ Khamenei vài tháng trước đây – một quan chức cấp an ninh cấp cao tại khu vực chia sẻ. Quan chức này cho biết: “Tướng Soleimani – người phụ trách tác chiến từ phía Iran theo sự chỉ đạo của ông Khameni, tới Moscow để thảo luận chi tiết. Ông này cũng tới Syria nhiều lần”. Đại giáo chủ Khamenei cũng cử một phái viên cấp cao khác tới điện Kremlin gặp Tổng thông Nga Vladimir Putin. Tại đó, Tổng thống Putin được cho là đã tuyên bố: “Đồng ý, chúng tôi sẽ can dự. Hãy cử ông Soleimani tới”.
Cuối cùng, Nga can thiệp quân sự tại Syria theo thỏa thuận Moscow-Tehran: Các đợt không kích của Nga hỗ trợ cho chiến dịch tấn công trên bộ được đảm trách bởi binh sĩ Iran, Syria và Hezbollah. Thỏa thuận cũng bao gồm các điều khoản về việc Nga cung cấp vũ khí hiện đại cho Syria, thành lập các Sở chỉ huy tác chiến đặt tại Damascus và Baghdad.
Theo_Kiến Thức
Liệu Mỹ có can thiệp sâu hơn vào xung đột Syria?
Theo một cựu quan chức cấp cao, mục đích của các nhà hoạch đính chính sách Mỹ vẫn là tránh can thiệp sâu hơn vào cuộc xung đột Syria.
Dường như chính giới Mỹ không còn nuôi ảo tưởng về chính sách của Washington liên quan đến Syria, khi chương trình đào tạo và trang bị vũ khí cho quân nổi dậy "ôn hòa" Syria đã thất bại. Hiện tại, chính phủ Mỹ buộc phải thực hiện bước tiếp theo với những sự lựa chọn mà Washington đều không mong muốn.
Tổng thống Obama đã không tiến hành các biện pháp cần thiết để giải quyết cuộc xung đột tại Syria ngay từ khi nội chiến bùng phát trong năm 2011.
Theo trang Defense One, cựu quan chức Mỹ nói trên cho rằng Tổng thống Obama đã không tiến hành các biện pháp cần thiết để giải quyết cuộc xung đột tại Syria ngay từ khi nội chiến bùng phát trong năm 2011.
Qua đó, tất cả các cuộc đàm phán về vấn đề Syria đều không mang lại hiệu quả. Mọi hành động của Mỹ đều nhằm ủng hộ các lực lượng muốn lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Cựu quan chức giấu tên tiết lộ trên Defense One rằng không có bất kỳ cuộc thảo luận toàn diện nào tại Washington về những việc cần làm tại Syria trong suốt bốn năm qua. Ông nhấn mạnh chính quyền Mỹ không muốn can thiệp sâu hơn vào cuộc xung đột Syria và nói thêm chính sách của Washington cuối cùng đã "đổ bể".
"Chúng tôi từng nghĩ có thể kiểm soát tình hình (tại Syria) nhưng khi nhìn lại, đó chỉ là mơ tưởng", vị quan chức nói.
Cựu đại sứ Mỹ tại Syria, ông Robert Ford, khẳng định rằng Nhà Trắng "bất đắc dĩ" can thiệp vào cuộc nội chiến Syria và nhấn mạnh Tổng thống Obama đã không thể đưa ra những biện pháp quyết liệt giải quyết vấn đề.
"Thay vì lấy lực lượng người Syria địa phương chiến đấu chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS, chúng tôi phải sử dụng không quân Mỹ. Giải pháp này tốn kém hơn và làm mất uy tín của chúng tôi, nhất là khi cuộc chiến không thành công", Defense One dẫn lời cựu đại sứ Robert Ford.
Cho đến nay, phiến quân IS vẫn chưa bị đánh bại, hàng nghìn người tị nạn Syria rời bỏ đất nước sang Châu Âu và Moscow đang hoạt động hiệu quả hơn Washington trong chiến dịch không kích phiến quân IS.
Theo Defense One, Washington nhận thấy rằng những biện pháp chủ động như đưa bộ binh tham chiến là cần thiết để giữ thể diện cho nước Mỹ nhưng dường như không quan chức nào ở Nhà Trắng muốn đả động đến ý kiến này.
Thiên An (Theo Sputnik)
Theo kienthuc
Hải quân Mỹ quyết phá yêu sách "đường lưỡi bò" tham lam của Trung Quốc Mỹ và đồng minh đồng thanh phê phán hành động bất hợp pháp của Trung Quốc, tập trận đổ bộ răn đe, không thừa nhận yêu sách và chuẩn bị hành động cụ thể. Quân đội Mỹ-Australia đồng thanh phê phán Trung Quốc Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 9 tháng 10 dẫn tờ "The Sunday Age" Australia ngày 8 tháng...