Iran đã thành công trong hầu hết các giai đoạn công nghệ hạt nhân
Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi cho rằng, nước này đã đạt được sự tiến bộ trong lĩnh vực hạt nhân.
Ngày 8/3, Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi cho biết, nước này đã thành công trong việc phát triển hầu hết các giai đoạn của công nghệ hạt nhân hòa bình, bất chấp những áp lực của phương Tây đang đè nặng lên Tehran.
Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi.
Hiện nay, các chuyên gia Iran đã thực hiện thành công tất cả các quá trình chuyển đổi, thăm dò và làm giàu uranium cũng như nghiên cứu thiết kế và lắp đặt lò phản ứng.
Salehi cho rằng, tất cả những điều này cho thấy sự tiến bộ của Iran trong lĩnh vực hạt nhân. Các tuyên bố này được đưa ra khi ông tham dự buổi họp mặt của các doanh nhân Iran và nhà tư bản công nghiệp ở đại sứ quán Iran tại thủ đô Dushanbe của Tajikistan
Mỹ, Israel và một số đồng minh đã cáo buộc Tehran theo đuổi mục tiêu quân sự trong chương trình năng lượng hạt nhân của mình. Bằng cách sử dụng lý do đó, phương Tây đã áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương và quốc tế chống lại Iran và đe dọa đất nước này bằng một cuộc tấn công quân sự.
Điều này diễn ra trong khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chưa tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy chương trình năng lượng hạt nhân của Tehran đã chuyển hướng sang sản xuất vũ khí hạt nhân.
Cũng trong buổi họp mặt, Salehi đã nhắc đến các dự án khác do các chuyên gia Iran tại Tajikistan thực hiện, bao gồm Nhà máy thuỷ điện Sang Toudeh II và cho biết dự án là một thành tựu tuyệt vời đối với Iran, sẽ giúp nâng cao vị trí của đất nước.
Video đang HOT
Iran đã đầu tư khoảng 180 triệu USD trong dự án cùng với đầu tư 40 triệu USD khác tại Tajikistan và dự kiến sẽ thực hiện việc quản lý nhà máy trong 12 năm. Công ty điện lực quốc gia Tajikistan sau đó sẽ tiếp quản từ Iran.
Theo Giáo Dục VN
Bên trong tổ hợp hạt nhân hàng đầu Triều Tiên
Những hình ảnh được chụp bên trong các khu nhà của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Hạt nhân Yongbyon giúp hình dung rõ hơn về cơ sở hạt nhân hàng đầu của Triều Tiên.
Các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng được giữ trong một bể làm mát ở cơ sở hạt nhân Yongbyon hồi năm 1996. Cơ sở này cách thủ đô Bình Nhưỡng khoảng 90 km về phía bắc. Tổ hợp hạt nhân Yongbyon chính là trọng tâm trong những tranh cãi xoay quanh chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Ảnh: AP
Bức ảnh này ghi lại hình ảnh một bể chứa nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng tại tổ hợp Yongbyon vào năm 1996, phía xa trong ảnh là các kỹ thuật viên Triều Tiên đang làm việc. Ảnh: AP
Toàn cảnh khu nhà có bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng tại cơ sở hạt nhân Yongbyon. Ảnh: AP
Bức ảnh này cho thấy các hộp trụ tròn chứa thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng được đặt vào các khay. Ảnh: AP
Một hình ảnh khác cho thấy các thanh nhiên liệu hạt nhân "hết đát" được đánh số và đặt trong bể làm mát. Ảnh: AP
Những khay rỗng ở phía dưới là nơi đặt các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Ảnh: AP
Bức ảnh được chụp năm 2008 này cho thấy các miệng hố trống không từng là nơi chứa 3 bể dung môi quặng uranium đã làm giàu. Các bể chứa đã bị tháo dỡ nhưng các miệng hố thì vẫn còn có thể được nhận ra tại khu sản xuất nhiện liệu trong tổ hợp hạt nhân Yongbyon. Ảnh: AP
Tổ hợp hạt nhân Yongbyon có 4 phần chính, gồm: nhà máy sản xuất nhiên liệu; lò phản ứng thực nghiệm 5 MWe (ảnh) để phát điện và sưởi ấm theo khu vực; cơ sở chứa nhiên liệu đã sử dụng ngắn hạn và cơ sở tái chế nhiên liệu để phục hồi uranium cũng như plutonium từ các nhiên liệu đã qua sử dụng. Ảnh: Wikipedia
Bức ảnh chụp bên trong lò phản ứng 5 MWe (5 Megawatt điện) cho thấy những lỗ nạp ống nhiên liệu. Ảnh: IAEA
Quay phim của các đài truyền hình nước ngoài chuẩn bị ghi lại hình ảnh tháp làm mát trong tổ hợp hạt nhân Yongbyon bị đánh sập vào ngày 27/6/2008. Triều Tiên quyết định phá hủy biểu tượng dễ thấy nhất của chương trình vũ khí hạt nhân sau một cuộc đàm phán 6 bên trước đó, như một dấu hiệu cho thấy sự cam kết của nước này trong việc ngừng chế tạo plutonium để sản xuất bom nguyên tử. Ảnh: AP
Các hình ảnh khác nhau của tòa tháp làm mát: trước, trong và sau khi bị phá hủy. Ảnh: AP
Bức ảnh vệ tinh này cho thấy toàn cảnh Trung tâm Khoa học Hạt nhân Yongbyon nhìn từ trên cao. Khu vực trong vòng tròn màu đỏ nhạt là tòa tháp làm mát trước khi bị đánh sập. Vào ngày 5/3/2003, một bức ảnh vệ tinh cho thấy một cột khói bốc lên từ tòa tháp này, đồng nghĩa với việc khi đó hoạt động hạt nhân đang diễn ra ở nơi này. Ảnh: AP
Theo VNExpress
Đóng cửa nhà máy điện hạt nhân lâu đời nhất thế giới Chính quyền Anh quyết định cho ngưng vận hành nhà máy điện hạt nhân lâu đời nhất thế giới sau 44 năm hoạt động. Nhà máy điện hạt nhân Oldbury. Ảnh: BBC Theo kế hoạch, Nhà máy Điện hạt nhân Oldbury do Công ty Magnox của Mỹ vận hành sẽ đóng cửa vào lúc 11 giờ (giờ GMT) vào ngày 29-2. Hầu hết...