Iran công bố hệ thống quân sự mới sau khi ‘dằn mặt’ châu Âu
Iran ngày 9-6 nhắn nhủ đến các nước châu Âu rằng hãy giữ các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân, nếu không sẽ phải lãnh đủ hậu quả.
Iran vừa công bố một hệ thống phòng không tự sản xuất mới ngày 9-6, vài giờ sau khi gửi lời đến các nước châu Âu rằng hãy giữ các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân, nếu không sẽ phải lãnh đủ hậu quả, tờ Telegraph cho biết.
Theo đó, hệ thống có tên gọi Khordad 15 có thể truy vết và tiêu diệt bằng tên lửa sáu mục tiêu cùng lúc bao gồm máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay không người lái.
“Iran sẽ tăng khả năng quân sự để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia. Và chúng tôi sẽ không cần hỏi ý kiến ai trong vấn đề này” – Bộ trưởng Quốc phòng Iran Amir Hatami cho biết.
Hệ thống Khordad 15 có thể truy vết và tiêu diệt bằng tên lửa sáu mục tiêu cùng lúc . Ảnh: AP.
Phát biểu trước chuyến thăm của người đồng cấp Đức Heiko Maas, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif khẳng định các nước châu Âu có “nghĩa vụ” đảm bảo mối quan hệ kinh tế của Iran trở lại bình thường.
Đồng thời, ông Zarif chí trích các chính sách phương Tây chỉ gây thiệt hại cho khu vực và cảnh báo rằng châu Âu không có quyền chỉ trích Iran cho những vấn đề ngoài Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
“Bây giờ các nước như Đức đã dừng bán vũ khí cho Ả Rập Saudi trong khi nhiều nước khác thì chưa. Nhìn chung, chính phương Tây đang tiếp tay cho những tội ác của chế độ chuyên quyền trong khu vực của chúng tôi” – ông Zarif nói thêm.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Donald Trump năm ngoái đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran ký kết năm 2015. Mỹ đồng thời tiếp tục tái lập các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với quốc gia giàu dầu mỏ này, tập trung vào hoạt động xuất khẩu dầu của Iran cũng như các lĩnh vực ngân hàng và vận tải biển của nước này.
Khi mối quan hệ với Washington trở nên đóng băng ngày một nghiêm trọng, Iran càng mong muốn thể hiện sức mạnh bất chấp vấn đề tài chính.
Iran và các bên ký kết còn lại – gồm Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức – đã nhiều lần lên án các biện pháp trừng phạt và lý do vận dụng các biện pháp đó.
Vào ngày 15-5, Tehran đã từ bỏ một số phần của thỏa thuận hạt nhân và cho Liên minh châu Âu (EU) thời hạn 60 ngày để cung cấp các biện pháp hữu hiệu để giúp Iran tránh được các biện pháp trừng phạt của Mỹ, đồng thời đe dọa đẩy mạnh hoạt động làm giàu uranium.
Mới đây, Iran cũng bác bỏ lời đề nghị của Pháp về việc mở lại đàm phán hạt nhân vì cho rằng điều đó có thể tăng nguy cơ thỏa thuận bị phá vỡ nếu nó được mở rộng.
Theo PLO
Nga, Iran đang tạo ảnh hưởng ở Trung Đông đúng luật
Ngoại trưởng Nga đã lấy Iran làm ví dụ về việc Mỹ không thể áp đặt được trật tự thế giới theo cách của họ, đặc biệt với Trung Đông.
Hôm 7/5, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif có cuộc đàm phán tại Moscow. Sau đó, ông Lavrov đã đưa ra những nhận định về vấn đề Iran với toàn bộ khu vực Trung Đông.
Ông Lavrov mở lời: "Mọi điều trên thế giới này đều được kết nối với nhau. Chúng tôi thường xuyên nghe được những tuyên bố của Mỹ về sự cần thiết phải chấm dứt ảnh hưởng của Iran không chỉ ở Syria mà cả khu vực.
Rõ ràng với mọi người rằng điều này là không thực tế. Và tất nhiên, chạy theo chính sách kìm chế ảnh hưởng của Iran tại Trung Đông là một hành động thiếu nghiêm túc và bất bình thường của Washington".
Ngoại trưởng Nga nói thêm: "Bất kỳ quốc gia nào lớn như Iran, Arab Saudi hoặc bất kỳ quốc gia có trọng lượng nào trong khu vực đều quan tâm đến việc tác động ảnh hưởng đến những gì diễn ra xung quanh họ.
Ngoại trưởng Nga Lavrov thân mật với Ngoại trưởng Iran Zarif
Điều quan trọng nhất là cách tạo ảnh hưởng đó phải hợp pháp, minh bạch và phù hợp với các quy chuẩn của luật pháp quốc tế. Sự hiện diện ở Iran, cũng như sự hiện diện của Liên bang Nga tại Cộng hòa Arab Syria là một ví dụ, chúng tôi dựa trên những nguyên tắc quốc tế một cách chính xác".
Ông Lavrov nhấn mạnh tính chính danh, phù hợp với các công ước quốc tế, LHQ công nhận: "Iran, giống như Nga, đã nhận được lời mời của chính phủ hợp pháp Syria. Và Moscow cùng Tehran đang hỗ trợ chính phủ ấy trong cuộc chiến chống lại khủng bố. Tất nhiên, Mỹ sẽ không thể gây áp lực để Iran rút khỏi đây, đó là công chuyện nội bộ và hợp pháp của hai quốc gia có chủ quyền".
Với lời phát biểu này của Ngoại trưởng Sergei Lavrov, Nga đã xác thực hai vấn đề rất khôn khéo: Thứ nhất, Iran, cũng như Nga có mặt ở Syria là hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế. Họ có mặt ở đây là do Syria - một quốc gia, một chính thể được Liên Hợp Quốc công nhận mời đến.
Họ đến với nhiệm vụ cùng tham gia vào công cuộc chống khủng bố, phù hợp hoàn toàn với quan điểm chống khủng bố mà Liên Hợp Quốc đặt ra. Các hoạt động quân sự của Iran hay Nga tại Syria không nhằm làm hỗn loạn tình hình và gia tăng bất ổn ở khu vực Trung Đông này.
Thứ hai, qua những lời khẳng định của mình, Nga đã tái khẳng định: người chủ chính thức và duy nhất ở mảnh đất Syria này là chính quyền Syria, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Bashar al-Assad, được chọn từ những lá phiếu của người dân và được Liên Hợp Quốc công nhận về tính hợp pháp.
Binh sĩ Iran huấn luyện chiến đấu cho tân binh Syria tại căn cứ gần Damascus
Như vậy, một chính quyền hợp pháp mời bạn bè quốc tế - là các chính thể từ những quốc gia có chủ quyền đến giúp đỡ vấn đề của nước mình. Nga không phản bác quan điểm Mỹ cáo buộc về việc Moscow hay Tehran đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Trung Đông.
Tuy nhiên, Nga chỉ làm sáng tỏ vấn đề về việc dù có thực hiện mục đích gia tăng hiện diện, ảnh hưởng địa chính trị ở khu vực thì cả Moscow hay Tehran đều là những người khách lịch sự. Họ đến theo lời mời của nước chủ nhà, giúp Syria chống khủng bố IS.
Ngoại trưởng Nga một lần nữa đã khẳng định: Vị thế của Iran, Nga khi tiếp cận vấn đề Syria hoàn toàn khác với vị thế của Mỹ và những người đồng minh trong liên minh chống khủng bố do Washington tự lập ra. Mỹ đang hiện diện ở Syria như những vị khách không mời.
Và phong cách "tự nhiên" này dường như đã trở thành học thuyết, thành sách lược của Washington. Họ đã lạm dụng quyền lực để phát động cuộc chiến ở Afghanistan, rồi Iraq, Libya và cả Syria trước đây. Còn hiện tại, Washington nấn ná ở lại miền Đông Syria dù đã bị chủ nhà đuổi thắng, và họ cũng đang tìm cách can thiệp vào Venezuela với chính sách như vậy.
Đỗ Tú
Theo Datviet
Zelensky vừa nhậm chức đã phải đối phó cú đòn của Putin Tổng thống đắc cử Ucraine Volodimyr Zelensky chưa chính thức nhậm chức thì đã phải đối phó cú đòn của tổng thống Nga Vladimir Putin. Tổng thống đắc cử Ukraine Zelensky. Ông Putin không chúc mừng ông Zelensky đã được bầu làm tổng thống mới của Ukraine mà ra sắc lệnh tạo điều kiện thuận lợi và xử lý nhanh việc người dân...