Iran công bố chương trình tiêm chủng vaccine COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông, ngày 9/1, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết nước này đã xây dựng chiến lược tiêm chủng vaccine gồm bốn giai đoạn nhằm dập tắt dịch bệnh COVID-19, trong đó những nhân viên y tế ở tuyến đầu và người khuyết tật sẽ được ưu tiên tiêm vaccine nội địa ngay khi sản xuất xong.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tonekabon, miền bắc Iran, ngày 16/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại hội nghị lực lượng đặc biệt quốc gia Iran chống dịch bệnh COVID-19, ông Rouhani nêu rõ: “Khi chúng ta có vaccine, khoảng 1,3 triệu người gồm nhân viên y tế ở tuyến đầu và người khuyết tật, sẽ được ưu tiên tiêm phòng trước trong giai đoạn đầu tiên của chiến dịch”.
Theo ông Alireza Raisi – người phát ngôn lực lượng lực lượng đặc biệt quốc gia Iran chống dịch bệnh COVID-19 – nhóm thứ hai gồm khoảng 12 triệu người, bao gồm những người đang có bệnh nền và người già trên 65 tuổi. Trong khi nhóm thứ ba gồm hơn 19 triệu người sẽ được tiêm phòng ở giai đoạn 3. Giai đoạn thứ tư sẽ tiêm phòng cho phần còn lại của dân số.
Video đang HOT
Hiện Iran đang trong quá trình phát triển một số loại vaccine COVID-19. Người phát ngôn Bộ Y tế Iran Kianush Jahanpur cho hay vaccine đầu tiên sẽ sẵn sàng từ mùa Xuân và từ 2-3 loại khác sẽ hoàn thành trong mùa Hè. Tehran cũng đang cân nhắc phương án mua vaccine từ nước ngoài, trừ Anh và Mỹ, theo lệnh cấm của lãnh tụ tinh thần tối cao.
Thủ tướng Đức đề xuất đóng cửa tất cả các khu trượt tuyết ở châu Âu
Ngày 26/11, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng nhiều khả năng nước này phải sống chung với các biện pháp hạn chế nhằm ngăn ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan đến tháng 1/2021, trong khi Chánh Văn phòng Thủ tướng lại đề xuất rằng thời hạn áp đặt các biện pháp phòng ngừa đại dịch này cần kéo dài đến tháng 3 năm sau.
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay Frankfurt, Đức, ngày 23/11/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trước Quốc hội, bà Merkel nhấn mạnh do số ca nhiễm mới vẫn ở mức cao nên các biện pháp hạn chế được áp đặt trước Giáng sinh có thể sẽ tiếp tục có hiệu lực cho đến đầu tháng 1 năm tới đối với hầu hết các khu vực ở Đức. Trong khi đó, Chánh Văn phòng Thủ tướng Đức lại cho rằng các biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội cần phải được kéo dài hơn nữa, có thể đến tháng 3/2021 vì nước này sắp phải trải qua một mùa Đông đầy khó khăn.
Ngày 25/11, Thủ tướng Merkel đã nhất trí với lãnh đạo 16 bang của nước này về việc gia hạn và thắt chặt lệnh phong tỏa nhằm kiềm chế dịch bệnh cho đến ngày 20/12 tới, nhưng sẽ nới lỏng các quy định này vào dịp Giáng sinh để các gia đình và bạn bè có thể cùng nhau đón mừng ngày lễ. Bên cạnh đó, Thủ tướng Merkel cũng cho biết chính phủ liên bang có kế hoạch triển khai gói viện trợ hàng tỷ USD để hỗ trợ cho các cửa hàng bị ảnh hưởng do lệnh phong tỏa và sẽ công bố gói viện trợ này vào tháng 12. Theo số liệu của Viện dịch tễ Robert Koch (RKI), ngày 26/11, Đức có thêm 22.268 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 983.588 ca. Số ca tử vong cũng tăng thêm 389 ca, nâng tổng số người không qua khỏi lên 15.160 người.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, về kỳ nghỉ Đông sắp tới, Thủ tướng Merkel đã lên tiếng ủng hộ việc đóng cửa tất cả các khu trượt tuyết ở châu Âu vào ngày 10/1/2021. Bà khuyến cáo mùa trượt tuyết đang đến gần, các chuyến du lịch không nên diễn ra và tránh mọi cuộc tiếp xúc không cần thiết. Bà nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ cố gắng đạt được sự thống nhất ở châu Âu về việc liệu chúng tôi có thể đóng cửa tất cả các khu trượt tuyết hay không".
* Tại Phần Lan, Thủ tướng Sanna Marin ngày 26/11 cho biết tình hình dịch bệnh ở nước này đã nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, bà cho rằng chính phủ đã quyết định rằng chưa có cơ sở để áp đặt các biện pháp khẩn cấp như đã làm vào tháng 3.
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin. Ảnh: AFP/TTXVN
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu cho biết tỷ lệ mắc bệnh tại Phần Lan trong vòng 14 ngày qua là 75,8 trên 100.000 người, mức thấp thứ 2 ở châu Âu sau Iceland. Mặc dù vậy, Chính phủ Phần Lan vẫn cảnh báo số ca nhiễm mới đang gia tăng với tốc độ đáng lo ngại. Tại khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh ở xung quanh thủ đô Helsinki, số ca nhiễm mới trong tuần trước đã tăng gần 70% so với tuần trước nữa. Phát biểu với báo giới, Thủ tướng Marin cho rằng số ca nhiễm mới tiếp tục tăng và số người phải nhập viện cũng gia tăng, do đó không nên bỏ qua bất kỳ biện pháp nào khi bà đề cập đến khả năng phải tái áp đặt tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Cùng ngày, Chính phủ Phần Lan cũng khuyến nghị giới chức các địa phương tạm thời đóng cửa tất cả các không gian công cộng ở những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao. Khu vực xung quanh thủ đô Helsinki sẽ ban hành lệnh cấm tổ chức tất cả các sự kiện tập trung đông người ở cả trong không gian kín và ngoài trời, yêu cầu học sinh từ 15 tuổi trở lên phải học trực tuyến, và các biện pháp hạn chế khác.
* Trong khi đó, tại Hungary, nước này hiện chưa có kế hoạch tăng cường các biện pháp hạn chế dù giới chức y tế thông báo số ca nhiễm và tử vong mới vẫn tiếp tục tăng lên. Chánh Văn phòng Thủ tướng Hungary Gergely Gulyas ngày 26/11 cho biết chính phủ nước này sẽ xem xét số ca nhiễm trong tuần tới để cân nhắc đưa ra quyết định. Do đó, hiện nay Chính phủ Hungary vẫn duy trì các biện pháp hạn chế đang được áp đặt và không có thay đổi gì cho đến cuộc họp chính phủ vào tuần tới.
Trong ngày 26/11, Hungary thông báo ghi nhận 6.360 ca nhiễm mới, mức tăng theo ngày cao thứ 2 kể từ khi đại dịch bùng phát tại nước này. Số ca tử vong cũng tăng thêm 115 ca, số trường hợp không qua khỏi trong vòng một ngày cao thứ 3 dù lệnh phong tỏa một phần được áp dụng từ đầu tháng này. Ông Gulyas cho biết số ca nhiễm mới gia tăng là do nước này mở rộng đối tượng xét nghiệm, trong đó có giáo viên.
* Tại Thụy Điển, Hoàng tử Carl Philip, 41 tuổi, và vợ là Công chúa Sofia, 35 tuổi, đang phải tự cách ly sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Dự kiến, Vua Carl XVI Gustaf và Hoàng hậu Silvia, cũng như Công chúa Victoria và chồng là Hoàng thân Daniel, cũng sẽ thực hiện xét nghiệm trong ngày 26/11.
WHO cập nhật khuyến nghị về vận động thể chất trong đại dịch COVID-19 Ngày 25/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tăng cường vận động thể chất, kể cả trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 khi tập thể dục tại Washington D.C., Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN Trong hướng dẫn cập nhật về hoạt động thể chất, WHO cho biết tập thể dục có...