Iran có tổng thống mới
Ngày 15/6, Bộ trưởng Nội vụ Iran, Mohammad Najjar thông báo trên truyền hình nhà nước rằng giáo sĩ ôn hòa theo đường lối cải cách Hassan Rowhani đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Iran vừa qua.
Theo Bộ trưởng Najjar, 36,7 triệu người (72,7%) trong số 50,5 triệu cử tri Iran đủ tư cách đã đi bỏ phiếu và ông Rowhani giành được 18,6 triệu phiếu bầu, tương đương 50,68% tổng số phiếu.
Đứng thứ hai là Thị trưởng Tehran, Mohammad Baqer Qalibaf với 6,07 triệu phiếu (16,55%) và vị trí thứ ba thuộc về nhà đàm phán hạt nhân Saeed Jalili với 4,16 triệu phiếu (11,35%).
Ngay sau khi có kết quả chính thức, dân chúng Iran đã kéo tới quảng trường Vali-Asr ở trung tâm thủ đô Tehran với ảnh ông Rowhani trên tay và hô vang các khẩu hiểu ủng hộ tổng thống Iran đắc cử.
Trong cuộc bầu cử vừa qua, Ủy ban bầu cử đã phải kéo dài thời gian bỏ phiếu thêm 5 giờ, đến 23 giờ 00 ngày 14/6 (giờ địa phương), do có nhiều cử tri tham gia bỏ phiếu. Giới chức nước này ước tính, có tới hơn 70% trong tổng số hơn 50 triệu cử tri đã tham gia bỏ phiếu.
Video đang HOT
Có 6 ứng cử viên tham gia tranh cử tổng thống Iran nhằm kế nhiệm Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad, người đã tại vị hai nhiệm kỳ liên tiếp và theo luật định không thể tiếp tục tranh cử.
Theo Dantri
Nga sẽ không bỏ rơi Syria trước "nanh vuốt" của Mỹ
Phải thừa nhận là Mỹ và các đồng minh đã rất "ngứa mắt" với Syria nhưng họ vẫn không dám manh động. Phải thừa nhận, chính quyền của ông Assad còn trụ được đến ngày nay là nhờ sự giúp đỡ của Nga. Với Nga, Syria và nhất là khu vực Trung Đông là trận địa của một cuộc chiến mà ở đó, Nga cần phải giành chiến thắng bằng mọi giá.
Theo bình luận của tờ "Tin Trung Đông", những diễn biến ở Syria trong suốt 2 năm qua đã cho thấy Nga sẽ không bao giờ bỏ rơi nước này trước "nanh vuốt" của phương Tây. Trong suốt thời gian qua, người ta biết điều đó nhưng không bên nào dám nói ra và thay vào đó chỉ khẳng định rằng Iran có một vai trò rất lớn. Mỹ và các nước đồng minh có thể là không dám hoặc không muốn thừa nhận vai trò của Nga ở khu vực này. Điều này có thể thể hiện ở nhiều sự kiện khác nhau.
Tháng 6/2012, khi các máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ bị tấn công ngoài khơi Địa Trung Hải và trên bầu trời Syria - nơi quân đội Nga hiện diện - cả Thổ và các thành viên NATO đều không dám hành động đáp trả gì ngoài việc thể hiện sự bực bội một cách rất ấm ức. Ai dám "vuốt râu" NATO trắng trợn như thế mà không bị trả đũa? Chắc chắc không phải là ông Bashar al-Assad. Thổ Nhĩ Kỳ và NATO đều không muốn tiết lộ một sự thật là các máy bay của họ bị Nga bắn rơi hay nói cách khác, máy bay của Thổ đã bị rụng bởi vũ khí của người Nga và các kỹ thuật ngắm bắn do chuyên gia quân sự Nga đào tạo.
Chưa hết, máy bay của quân đội Syria thường bay sát với khu vực phía Bắc của nước này, nơi rất gần với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Họ tiến hành các cuộc không kích vào quân nổi dậy được Thổ hậu thuẫn. Dẫu vậy, tên lửa Thổ cũng chưa bao giờ dám khai hỏa vào các máy bay của Syria. Hiển nhiên không phải vì &'sợ'. Mỹ và NATO không cho phép Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập một vùng cấm bay tại khu vực này vì họ hiểu rằng chính Nga đã bật đèn xanh cho Syria thực hiện các chiến dịch trên. Sự xuất hiện của Nga cũng khiến cho Mỹ và NATO đến nay vẫn chưa thể thiết lập vùng cấm bay như kiểu họ đã từng thực hiện ở Lybia hồi năm 2011 để lật đổ chính quyền Tổng thống Gaddafi.
Thêm vào đó, nếu bỏ qua những gì truyền thông phương Tây vẫn rêu rao thì sự thực là mọi đợt tấn công của các nhóm phiến quân nổi dậy đánh vào những mục tiêu chiến lược ở Syria đều thất bại dù họ được phương Tây ủng hộ hết mình cả về tiền bạc lẫn vũ khí. Những tin tức được phản ánh "trung thực" nhất và được nhiều người tin tưởng nhất lại chính là tin từ những người chứng kiến trực tiếp ở Syria tung lên các mạng xã hội. Những người chứng kiến khẳng định, ít nhất là trong 1 tháng qua, quân đội của Tổng thống Assad mới là những người thu được nhiều thắng lợi hơn cả nhờ sự hậu thuẫn vững chắc của quân đội Nga.
Tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại S-300 PMU2 của Nga. (Ảnh minh họa)
Cũng theo tờ "Tin Trung Đông", Nga biết rõ rằng Lebanon sẽ là nơi có vai trò quan trọng trong việc cân bằng an ninh của Syria trong những tháng tới nên người Nga đã rất tích cực tăng cường sự hiện diện của mình ở quốc gia này. Việc Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov mới đi thăm Lebanon là một minh chứng. Về phần mình, từ trước đến nay Nga đều luôn khẳng định họ nghiêm túc trong việc hậu thuẫn cho chính quyền Syria và kịch liệt phản đối bất cứ hành động quân sự nào từ bên ngoài vào Syria với lập luận cho rằng chiến tranh sẽ chỉ đẩy Trung Đông vào bất ổn kéo dài.
Tại Lebanon, ông Bogdanov đã có cuộc gặp với thủ lĩnh phe đối lập Walid Jumblatt và cố gắng thuyết phục nhân vật này rằng nếu để chính quyền của ông Assad sụp đổ theo ý phương Tây, đó sẽ là bước khởi đầu cho một cuộc chiến tranh tôn giáo kéo dài. Nga cũng đang tích cực xích lại gần nhân vật Jumblatt - người được cho là không bao giờ che giấu sự thiện cảm với chủ nghĩa xã hội và cộng sản.
Những ngày qua, khi Israel "trót dại" tổ chức các cuộc oanh kích bằng không quân và bắn tên lửa sang lãnh thổ Syria với lý do là "chỉ nhắm vào các mục tiêu Hezbolla chứ không có ý định tấn công quân đội Syria", Nga đã thực sự "nổi điên". Ông Putin đã nhấc điện thoại để gọi cho Thủ tướng Israel Netanyahu. Hai người đã trao đổi những gì thì không ai biết nhưng qua một đoạn video được cho là các chuyên gia Nga đã cố ý để lộ đến tay đài truyền hình Israel với nội dung là ông Putin một lần nữa nhấn mạnh Nga sẽ không cho phép ai lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và do cuộc tấn công của Israel vào lãnh thổ Syria, sắp tới Nga sẽ cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-300 cho Syria.
"Theo như tôi được biết, trong câu chuyện này, Nga có nói rằng họ không cho phép Mỹ hay Israel hoặc bất kỳ nước nào khác, ý nói Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Arab Saudi... lật đổ Tổng thống Assad. Ông Putin cũng khẳng định rằng để đáp lại một chiến dịch kiểu đó (cuộc tấn công của Israel vào Syria), trong những giờ tới, vũ khí tối tân của Nga, trong đó có các tên lửa S-300 và Iskander sẽ bắt đầu được cung cấp (cho Syria)", một chuyên gia Israel được cho là đã tiếp cận được với cuộc hội thoại giữa ông Putin và Netanyahu, nói.
Tên lửa đất đối đất Iskander khai hỏa. (Ảnh minh họa)
Cũng chính vì những lý do này, tờ "Tin Trung Đông" khẳng định Nga coi Syria là thành trì của mình và phải duy trì chế độ của ông Assad bằng mọi giá để cản trở sự bất ổn lan tới Nga. Syria dưới chế độ Assad sẽ ngăn chặn việc xây dựng một đường ống vận chuyển khí đốt từ Qatar sang châu Âu vì việc đó sẽ đe dọa đến an ninh quốc gia và an ninh kinh tế của Nga. Hiện nay, 70% nguồn thu ngoại tệ của Nga là nhờ vào xuất khẩu khí đốt cho châu Âu và khí đốt cũng chính là con át chủ bài mà Nga có thể sử dụng để gây sức ép với châu lục này khi cần thiết.
Theo vietbao
Venezuela "bắt gián điệp Mỹ" Venezuela ngày 25/4 tuyên bố họ đã bắt được một công dân Mỹ bị cáo buộc làm gián điệp tình báo, nhằm gây hỗn loạn và bạo động ở nước này. Ảnh của gia đình Tracy cho biết anh là nhà làm phim. Theo giới chức Venezuela, người bị cáo buộc là Timothy Hallet Tracy, bị giam giữ ở sân bay gần Caracas...