Iran có thể có bom hạt nhân trong năm 2014
Bên trong một nhà máy điện hạt nhân của Iran – Ảnh: AFP
Iran có thể sản xuất đủ lượng uranium ở cấp độ sản xuất vũ khí cho một hoặc hai quả bom hạt nhân vào giữa năm 2014, và Mỹ cùng các đồng minh phải tăng cường lệnh trừng phạt Tehran trước thời điểm này, theo báo cáo của một nhóm chuyên gia về giải trừ hạt nhân.
Báo cáo khuyến cáo Tổng thống Mỹ Barack Obama phải tuyên bố rõ ràng rằng Mỹ sẽ sử dụng hành động quân sự để ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, theo Reuters.
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế vốn bày tỏ lo ngại chương trình hạt nhân của Iran có đường hướng quân sự. Tuy nhiên, Tehran đã bác bỏ mọi cáo buộc và khẳng định chương trình của họ chỉ có mục đích năng lượng hòa bình.
Báo cáo công bố hôm 14.1 của Viện Khoa học và an ninh quốc tế (ISIS, Mỹ) viết: “Dựa trên lộ trình hiện tại của chương trình hạt nhân Iran, chúng tôi ước lượng Iran có thể đạt được năng lực then chốt vào giữa năm 2014″.
Video đang HOT
“Năng lực then chốt” được ISIS định nghĩa là thời điểm khi Iran có thể sản xuất đủ lượng uranium làm giàu cấp độ sản xuất vũ khí dành cho một hoặc hai quả bom mà không bị phương Tây phát hiện.
Vào giữa năm 2014, Iran sẽ có đủ thời gian để xây dựng một địa điểm làm giàu uranium bí mật hoặc gia tăng đáng kể số lượng máy ly tâm trong chương trình hạt nhân, theo ông David Albright, Chủ tịch ISIS.
Báo cáo khuyến cáo Mỹ và các đồng minh tăng cường áp lực trừng phạt lên Iran trước thời điểm then chốt trên vì việc ngăn chặn chương trình hạt nhân sẽ “khó hơn nhiều” một khi Tehran có được đủ lượng uranium làm giàu cần thiết
Theo TNO
Bangladesh ký thỏa thuận quốc phòng với Nga
Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina sẽ ký các thỏa thuận về quốc phòng và năng lượng hạt nhân trị giá 1,5 tỉ USD trong chuyến thăm Nga kéo dài ba ngày bắt đầu vào hôm 14.1, tin tứctừ hãng tin AFP.
Bà Hasina ngày 14.1 đã lên đường sang Moscow, nơi bà sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 15.1, theo AFP.
Ngoại trưởng Bangladesh Dipu Moni nói với các phóng viên rằng tổng cộng chín thỏa thuận sẽ được ký kết trong chuyến đi, bao gồm một thỏa thuận tín dụng trị giá 500 triệu USD để giúp xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Bangladesh.
Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina - Ảnh: AFP
Bà Moni nói Bangladesh có thể sẽ sử dụng tín dụng của chính phủ Nga để mua một loạt thiết bị quốc phòng.
"Giá trị của các thỏa thuận quốc phòng sẽ được ký kết là một tỉ USD", bà Moni nói trên truyền hình Bangladesh.
Nữ Ngoại trưởng không cho biết chi tiết về những thiết bị hoặc các điều khoản của thỏa thuận trả nợ.
Nhưng nhật báo địa phương Prothom Alo cho biết các chiến đấu cơ, máy bay trực thăng, xe thiết giáp, tên lửa chống tăng, súng phóng lựu và thiết bị radar sẽ bao gồm trong gói thỏa thuận.
A.N.M Muniruzzaman, một chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu hòa bình và an ninh, có trụ sở tại thủ đô Dhaka, nói với AFP rằng đây là thỏa thuận quốc phòng lớn nhất của Bangladesh từ trước tới nay.
Bangladesh, giành độc lập hồi năm 1971, là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Quốc gia này đang mở rộng năng lực quốc phòng trong những năm gần đây thông qua việc xây dựng một căn cứ không quân mới gần Myanmar và bổ sung các tàu chiến mới cho hải quân.
Hồi tháng 11.2011, Bangladesh đã ký với tập đoàn năng lượng nhà nước Nga Rosatom để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở thị trấn Rooppur, vốn sẽ có hai lò phản ứng với công suất 1.000 megawatt (chi phí xấp xỉ hai tỉ USD).
Giới chức Bangladesh cho biết nước này cần nhà máy điện hạt nhân do nguồn tài nguyên khí đốt thiên nhiên của họ có thể cạn kiệt trong vòng một thập niên.
Theo TNO
Triều Tiên sẽ củng cố "lá chắn" chiến tranh CHDCND Triều Tiênđã thề sẽ tăng cường phòng thủ chiến tranh giữa lúc xuất hiện những lo ngại rằng nước này có thể tiến hànhvụ thử hạt nhân lần thứ ba, hãng AP đưa tin ngày 14.1. Viện dẫn chính sách thù địch của Mỹ, Bộ Ngoại giao Triều Tiên ngày 14.1 tuyên bố nước này sẽ "tiếp tục củng cố hệ thống...