Iran chỉ trích tờ Cherlie Hebdo nhạo báng tôn giáo
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran đã lên án vụ tấn công đẫm máu nhằm vào tòa soạn báo Charlie Hebdo nhưng cũng khẳng định việc sử dụng quyền tự do ngôn luận để nhạo báng tôn giáo là không thể chấp nhận, theo The Times of Israel.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cộng hòa Hồi giáo Iran bà Marzieh Afkham – Ảnh: AFP
Ngay sau khi các tay súng thực hiện vụ tấn công đẫm máu nhắm vào tòa soạn tuần báo châm biếm Charlie Hebdo ở Paris, Pháp, nhiều quốc gia trên thế giới đã lên án hành động này và coi đây là một vụ tấn công khủng bố chống lại tự do ngôn luận và tự do báo chí.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cộng hòa Hồi giáo Iran bà Marzieh Afkham đã nói với hãng tin IRNA rằng: “Mọi hành động khủng bố chống lại người dân vô tội đều trái với học thuyết và giáo lý của đạo Hồi”, theo The Times of Israel.
Bà Marzieh Afkham cho biết những cuộc tấn công như vụ nhằm vào Charlie Hebdo là một phần của “làn sóng chủ nghĩa cực đoan” vốn đã lan truyền khắp thế giới suốt thập kỷ qua. Theo bà, làn sóng này càng lan rộng một phần do “chính sách nghèo nàn và sự phân biệt đối xử trong việc giải quyết vấn đề bảo lực và chủ nghĩa cực đoan”.
Video đang HOT
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran cũng đã nhắc lại sự chỉ trích của người dân Iran đối với quyết định của tờ Charlie Hebdo khi đăng tải lại 12 hình biếm họa nhà tiên tri Mohammed vốn xuất hiện trên nhật báo Jyllands-Posten của Đan Mạch, khi đó tờ báo này cho đó là tự do ngôn luận.
Vụ tấn công nhằm vào tòa soạn Charlie Hebdo làm 12 người thiệt mạng – Ảnh: AFP
Những bức biếm họa này đã gây ra sự phẫn nộ đối với thế giới Hồi giáo nói chung và Iran, nơi có tuyệt đại đa số người dân theo đạo Hồi.
Bà Marzieh Afkham khẳng định: “Việc sử dụng tự do ngôn luận để làm nhục các tôn giáo độc thần cũng như các giá trị và biểu tượng của họ là không thể chấp nhận được”.
Ngày 7.1, một vụ thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo khiến ít nhất 12 người thiệt mạng đã làm rúng động cả thế giới. Những họa sĩ biếm họa chủ chốt của tờ tuần báo thường xuyên đăng tải những hình ảnh chế giễu nhằm vào tôn giáo đã thiệt mạng, trong số đó có Tổng biên tập Stephane Charbonnier.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Trung Quốc tuyên chiến với nạn sư giả để bảo vệ du khách
Trung Quốc sẽ cung cấp chứng chỉ công nhận các đền chùa có hoạt động chính thống tại quốc gia này nhằm ngăn chặn nạn sư giả đang hoành hành, lừa đảo nhiều du khách.
Guangji và Đền thờ Thần lửa tại Bắc Kinh là hai ngôi đền đầu tiên nhận chứng chỉ này từ Cục Quản lý các hoạt động Tôn giáo Nhà nước (SARA).
Các tổ chức tôn giáo có thể trưng bày giấy chứng nhận để giúp du khách phân biệt được giữa đền chùa thật và giả mạo, giúp ngăn chặn nạn kiếm lời bất hợp pháp từ việc kêu gọi công đức.
Trung Quốc đang tăng cường chiến dịch "quét" sư giả để bảo vệ khách du lịch
"Một số khu vực không phải là tôn giáo đã thuê sư giả để kêu gọi khách du lịch công đức hoặc mời họ mua hương với giá cao nhằm trục lợi", ông Liu Wei, một quan chức của tổ SARA nói. Ông cho biết thêm, SARA sẽ tăng cường cấp những chứng chỉ này cho các tổ chức tôn giáo trên khắp đất nước.
Nạn sư giả không có gì là mới mẻ tại Trung Quốc, đặc biệt là ở vùng nông thôn, nơi một số người đóng giả sư để lừa đảo người dân.
Các nhà sư Trung Quốc đều có giấy tờ tùy thân, nhưng ít khi họ đưa giấy tờ này cho khách xem và cũng hiếm khi du khách hỏi vì họ nghĩ có thể là khiếm nhã khi hỏi nhà tu hành về điều này.
Năm ngoái đã có sáu người bị bắt giữ vì tội danh giả mạo sư để lừa đảo du khách. Vụ việc này cũng khiến hai ngôi chùa giả tại núi Ngũ Đài Sơn, nơi được coi là núi thiêng của Phật giáo tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc đã phải đóng cửa.
Trung Quốc có tới 33.000 đền thờ Phật giáo và hơi 9.000 đền thờ Đạo giáo. Các nhà chức trách Trung Quốc nghiêm cấm các hoạt động thương mại tôn giáo để trục lợi sau khi phát hiện một số vụ vi phạm trong những năm gần đây; đặc biệt khi một số địa phương của Trung Quốc còn có kế hoạch niêm yết cổ phiếu của công trình Phật giáo lên sàn chứng khoán để thu hút nhà đầu tư.
Minh Việt
Theo Dantri/BBC & Global Times
Akhenaten và cái chết của thần mặt trời - Kỳ cuối: Hoàng hôn ở cuối chân trời Dù là người có tầm nhìn đi trước thời đại và khao khát làm một cuộc cải tổ tôn giáo ở Ai Cập, nhưng cuối cùng cuộc "cách mạng mặt trời" của Akhenaten vẫn chỉ là cuộc cách mạng một và chỉ một thành viên. Sau khi ông băng hà, ánh sáng của thần Aten cũng tắt ở cuối chân trời. Tượng Akhenaten...