Iran chế tàu chiến giống ‘căn cứ nổi’ Mỹ
Hải quân Iran biên chế “ tàu căn cứ tiền phương” Makran, có kích thước và tính năng tương tự tàu căn cứ viễn chinh di động của Mỹ.
Truyền thông nhà nước Iran hôm 12/1 thông báo tàu căn cứ tiền phương Makran đã được đưa vào biên chế hải quân nước này. Tư lệnh hải quân Iran Hossein Khanzadi cho biết tàu có khả năng vận hành 6-7 trực thăng cùng lúc, có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến điện tử và hàng loạt chiến dịch đặc biệt.
Hình ảnh của hãng thông tấn Tasnim cho thấy một số trực thăng hạng nặng RH-53D Sea Stallion, SH-3D Sea King và AB212 ASW cất hạ cánh từ sàn đáp của Makran.
Tàu Makran sau lễ hạ thủy. Ảnh: Tasnim .
Video đang HOT
Makran dài 230 m, được hoán cải từ một tàu chở dầu cỡ lớn và dường như được hạ thủy hồi cuối năm ngoái. Con tàu chạy thử trên eo biển Hormuz hồi giữa tháng 12/2020 và được biên chế chỉ hai tháng sau khi hải quân Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran tiếp nhận tàu Shahid Roudaki được ví như “thành phố nổi trên biển”.
Chuẩn đô đốc Khanzadi từng đề cập tới khả năng triển khai vũ khí và tên lửa trên tàu, nhưng không tiết lộ chi tiết. Sàn đáp rộng cho phép tàu lắp đặt nhiều hệ thống tên lửa hành trình và phòng không di động, cũng như bệ phóng tên lửa đạn đạo và pháo phản lực cỡ lớn.
Giới chuyên gia cho rằng Makran có thiết kế và chức năng tương tự các tàu căn cứ viễn chinh di động (ESB) của hải quân Mỹ, vốn được phát triển từ lớp tàu chở dầu Alaska. Chúng được ví như các “căn cứ nổi”, có thể làm nhiệm vụ chống ngầm, quét thủy lôi, chống cướp biển, duy trì an ninh hàng hải và hỗ trợ nhân đạo.
Makran cũng có thể trở thành căn cứ tiền phương và trung tâm hỗ trợ hậu cần của Iran ở khu vực cách xa lãnh thổ nước này. Khái niệm này từng được hiện thực với tàu tác chiến đặc biệt MV Saviz, tàu hàng được Tehran hoán cải để làm nhiệm vụ do thám xa bờ và chỉ huy trên Biển Đỏ.
Các trực thăng trên sàn đáp của Makran. Ảnh: Tasnim .
Quân đội Iran gần đây công bố nhiều hệ thống vũ khí mới, cũng như các căn cứ tên lửa chiến lược ngầm dưới lòng đất trong bối cảnh căng thẳng tại Trung Đông vẫn ở mức cao.
Mỹ lo ngại Iran hoặc lực lượng ủy nhiệm có thể tấn công mục tiêu phương Tây trong bối cảnh nước này rút lực lượng khỏi Iraq và Afghanistan, cũng như quá trình chuyển giao quyền lực đang diễn ra tại Washington. Quân đội Mỹ đã ba lần triển khai oanh tạc cơ B-52H tuần tra khu vực và điều tàu ngầm hạt nhân USS Georgia đến vịnh Ba Tư.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh cuối tháng 12/2020 nói rằng nước này sẵn sàng phòng thủ trước mọi nỗ lực “phiêu lưu quân sự” của Mỹ trong giai đoạn chuyển giao quyền lực tổng thống, khẳng định Tehran không muốn gia tăng căng thẳng và kêu gọi “những người có lý trí ở Washington nên làm như vậy”.
Hàn Quốc hối thúc Iran sớm trả tự do cho tàu MT Hankuk Chemi cùng thủy thủ đoàn
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 11/1, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết Thứ trưởng Ngoại giao nước này, ông Choi Jong-kun, đã nhắc lại lời kêu gọi Iran thả tàu chở dầu của Hàn Quốc và thủy thủ đoàn, đồng thời đưa ra bằng chứng phản bác tuyên bố của Tehran rằng con tàu này đã gây ô nhiễm biển.
Ông Choi Jong-kun đã đưa ra lời kêu gọi trên trong cuộc hội đàm ngày 10/1 với Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi ở Tehran.
Tàu chở dầu MT Hankuk Chemi của Hàn Quốc bị Iran bắt giữ tại vùng Vịnh, ngày 4/1/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Phát biểu với báo giới, một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc giấu tên nêu rõ: "Trong cuộc hội đàm với Thứ trưởng Araghchi, Thứ trưởng Choi Jong-kun trước tiên đã mạnh mẽ yêu cầu Iran nhanh chóng thả các công dân và con tàu".
Chính phủ Hàn Quốc hiện đang xúc tiến các biện pháp ngoại giao để con tàu cùng 20 thành viên thủy thủ đoàn sớm được trả tự do. Tuy nhiên, phía Iran nhấn mạnh đến "quy trình xét xử", làm dấy lên lo ngại rằng vụ bắt giữ có thể kéo dài.
Theo kế hoạch, Thứ trưởng Choi Jong-kun sẽ đến chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif và gặp gỡ các quan chức cấp cao Iran khác.
Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, Seoul cũng đã chia sẻ thông tin về tình trạng của hai người Việt Nam trong thủy thủ đoàn với Chính phủ Việt Nam. Các quan chức Seoul đã xác nhận rằng các thủy thủ an toàn và tình trạng sức khỏe tốt.
Trước đó, ngày 4/1, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã bắt giữ tàu MT Hankuk Chemi của Hàn Quốc với cáo buộc gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đơn vị khai thác tàu MT Hankuk Chemi đã bác bỏ cáo buộc của phía Iran. Tàu này đang trên hải trình từ Saudi Arabia tới Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cùng thủy thủ đoàn gồm 20 người là công dân của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Hiện con tàu này đang neo đậu tại một cảng ở Bandar Abbas - thành phố ven biển miền Nam Iran. Iran cho biết vụ bắt giữ sẽ được giải quyết theo tiến trình tư pháp của nước này.
Quốc hội Hàn Quốc họp khẩn về vụ Iran bắt tàu chở hóa chất Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 6/1, Ủy ban Đối ngoại và thống nhất Quốc hội Hàn Quốc đã họp khẩn liên quan tới việc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bắt giữ tàu chở dầu MT Hankuk Chemi treo cờ Hàn Quốc khi đi qua Eo biển Hormuz. Tàu chở dầu MT Hankuk Chemi của Hàn Quốc...